Trích và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 37 - 39)

Ngay khi có dấu hiệu xảy ra tổn thất, ngân hàng trích lập dự phòng theo mức độ nghiêm trọng của khả năng xảy ra rủi ro để có nguồn bù đắp tổn thất trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng. Căn cứ vào kết quả của hoạt động đo lường rủi ro, ngân hàng chia danh mục tín dụng ra thành các nhóm và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo tỷ lệ phù hợp với từng nhóm. Theo Thông tư số 02/01/2013 về phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng đối với các khoản nợ, bao gồm tài sản có phân loại nợ, các khoản nợ của ngân hàng được chia làm 5 nhóm như sau:

-Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn -Nhóm 2: Nợ cần chú ý -Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn -Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

-Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Sau khi tiến hành phân loại nợ, ngân hàng cần trích lập dự phòng cụ thể với tỷ lệ như sau: Dự phòng cụ thể Tỷ lệ trích Nhóm 1 0% Nhóm 2 5% Nhóm 3 20% Nhóm 4 50% Nhóm 5 100%

Mức trích lập dự phòng cụ thể

R = ∑Ri Trong đó:

-R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng

-∑Ri: Tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai – Ci) x r Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của TSĐB, tài sản cho thuê tài chính của khoản nợ thứ i; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tài khoản 2 Điều này. Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

Ngoài ra, ngân hàng còn trích lập dự phòng chung với dư nợ từ nhóm 1 đén nhóm 4 với tỷ lệ 0.75%.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chỉnh phủ xử lý, tổ chức tín dụng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

-Nếu số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quỹ trích lập, ngân hàng phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu.

-Nếu số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quỹ trích lập, ngân hàng phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.

Ngân hàng thường sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất và đưa nợ ra theo dõi ngoại bảng khi:

Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết, mất tích.

Nợ nhóm 5 là các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi và có thể mất vốn.

Sau khi đã sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất do RRTD, ngân hàng phải chuyển các khoản nợ đã được bù đắp bằng dự phòng từ hoạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục thoe dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triết để. Nếu dự phòng đã trích không đủ, ngân hàng phải sử dụng đến Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp phần tổn thất bằng dự phòng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w