Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Chi nhánh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 84 - 86)

D 1 Có khả năng mất vốn

2.3.2. Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Chi nhánh

vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Huế vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc sau:

- Quy trình tín dụng còn nhiều hạn chế:

Quy trình thẩm định chủ yếu dựa vào phân tích các chỉ số tài chính hiện tại của dự án, không dự đoán trước được những tiêu chí rủi ro có thể xảy ra trong tương lai đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những năm gần đây nền kinh tế thế giới và trong nước gặp khủng hoảng, lạm phát tăng cao, tuy nhiên quá trình thẩm định dự án lại không đề cập đến yếu tố trượt giá do lạm phát dẫn đến việc so sánh các chỉ số tài chính qua các năm không còn độ chính xác cao. Đây là yếu tố làm cho kết quả khi thẩm định sai lệch nhiều so với kết quả thu được khi dự án đi vào hoạt động. Quy trình tín dụng áp dụng chung cho tất cả các ngành nghề, tuy nhiên trên thực tế một số ngành nghề khác nhau đòi hỏi cách tiếp cận khác nhau.

- Chất lượng thẩm định tín dụng DNNVV chưa tốt, cán bộ tín dụng chỉ đánh giá sơ bộ, không thẩm định kỹ về doanh nghiệp mà chủ yếu cho vay dựa trên tài sản đảm bảo. Theo quy định tài sản bảo đảm có thể là tài sản hình thành từ vốn vay, điều đó thuận lợi cho doanh nghiệp có thể vay vốn tại ngân hàng để đầu tư xây dựng dự án, nhưng đối với ngân hàng lại phải đối mặt với sự rủi ro rất lớn. Nếu dự án đang trong quá trình xây dựng bị thất bại thì xem như ngân hàng không thể thu hồi được nợ và cũng không có tài sản để có thể thanh lý thu hồi một phần khoản nợ mà doanh nghiệp không có khả năng chi trả.

- Công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro chưa tốt, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, không theo dõi sâu sát đối với doanh nghiệp.

- Công tác kiểm tra nội bộ chưa phát huy được tính hiệu quả cao, còn mang tính hình thức.

- Việc kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay còn nhiều thiếu sót

- Trong quản trị điều hành: Năng lực cán bộ (quản lý điều hành, tác nghiệp chuyên môn) còn nhiều bất cập

- Quản lý điều hành: một số còn lúng túng trước các tình huống mới, thậm chí nhiều khi còn bị bó hẹp trong cách tư duy cấp phát tài chính, không thực sự là nhà quản trị ngân hàng hiện đại.

- Công tác xử lý nợ xấu còn chậm không đạt kết quả cao, thu hồi nợ DPRR còn thấp

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w