Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 86 - 92)

D 1 Có khả năng mất vốn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

dụng

2.3.3.1. Nguyên nhân từ kinh tế vĩ mô

- Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái:

Kinh tế khủng hoảng khiến nhu cầu nhiều ngành sụt giảm, đặc biệt là các ngành thương mại nguyên vật liệu, vận tải biển.

Tồn kho hàng hóa nguyên vật liệu của nhiều nước lớn, dẫn đến bán phá giá giải phóng hàng nhằm cắt lỗ. Điều này dẫn đến khó dự đoán xu hướng giá cả, nguy cơ rủi ro hàng tồn kho giá cao lớn.

- Lạm phát cao:

Lạm phát những năm qua luôn duy trì ở mức cao, năm 2011 là 18,13% - đây là mức lạm phát cao thứ hai tại Việt Nam trong 20 năm qua.

- Chính sách thắt chặt tiền tệ và hạn chế đầu tư chi sản xuất:

Lãi suất tăng cao dẫn đến chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng cao làm cho hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng.

Chính sách hạn chế đầu tư làm cho nguồn cung tiền cho nền kinh tế giảm do đó doanh nghiệp gặp khó khăn trong thu xếp nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thị trường bất động sản suy thoái:

Sự ngưng trệ của thị trường bất động sản đã gây ảnh hưởng khó khăn đối với nhiều ngành có liên quan như sắt thép, xi măng, thi công xây lắp...

Tồn kho ngành công nghiệp chế biến tăng 23% so với cùng kỳ năm 2010 trong đó tồn kho tăng cao ở nhiều ngành như sắt thép +32%, xi măng +64%, sản phẩm từ nhựa +55%, phân bón +56%, bột giấy +53%...

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

- Năng lực tài chính yếu, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân hàng:

Nhiều doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy cao, vốn tự có thấp dẫn đến vùng đệm “vốn tự có“ mỏng nên dễ lâm vào tình trạng khó về thanh khoản khi thị trường tài chính biến động, khả năng đỗ vỡ cao;

Trong những ngành gặp khó khăn nếu doanh nghiệp vững mạnh về tài chính thì có khả năng vượt qua được.

- Quản trị doanh nghiệp chưa theo kịp quy mô phát triển, thiếu kinh nghiệm, thiếu minh bạch:

Nhiều doanh nghiệp mới chỉ chú ý tới mục tiêu trước mắt như tăng doanh thu, lợi nhuận trong ngắn hạn mà chưa chú trọng công tác quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị tài chính nói riêng (thường sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn gây mất cân đối nguồn vốn).

Chưa chú trọng chính sách kiểm soát rủi ro (rủi ro thị trường, rủi ro đối tác, chính sách cắt lỗ...)

Kinh nghiệm thị trường chưa nhiều, do chưa trải qua thời kỳ khủng hoảng nên dễ đỗ vỡ khi gặp khủng hoảng kinh tế (điển hình là các ngành bất động sản, thương mại cafe, thu mua nông sản, phân bón, nguyên vật liệu).

Lập ra nhiều công ty có mối quan hệ liên quan với nhau trong khi bộ máy/mô hình quản trị công ty và quản lý tài chính yếu dẫn đến khó quản lý, thông tin không minh bạch, nhiễu thông tin, nhiều khi mục đích để trốn thuế/tăng khả năng vay mượn ngân hàng.

- Đầu tư dàn trải, đầu tư quá khả năng:

Đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính: đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản bằng nguồn vốn từ hoạt động kinh doanh chính dẫn đến gặp khủng hoảng, thiếu hụt thanh khoản.

Đầu tư mở rộng công suất, tăng mạnh quy mô hoạt động không tương xứng với kinh nghiệm quản trị, qui mô vốn dẫn đến nhiều dự án không thu xếp đủ vốn, không tạo ra hiệu quả dòng tiền, gây sức ép tài chính quá lớn trong ngắn hạn.

Đầu tư dàn trải (đầu tư cùng lúc nhiều dự án) làm cho hiệu quả hoạt động thấp, thiếu hụt dòng tiền.

Sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư vào những tài khoản có tính thanh khoản thấp (bất động sản, tài sản cố định).

2.3.3.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng * Quá trình thẩm định, phê duyệt tín dụng

- Việc thẩm định tín dụng chưa được tiếp cận trên cấp độ toàn công ty/nhóm khách hàng có liên quan với nhau:

Cho vay dự án thường được đánh giá trên cơ sở hiệu quả của dự án, chưa đánh giá kỹ hoạt động và dòng tiền của toàn công ty. Do đó, bản thân dự án cho vay thì tốt nhưng khó khăn từ hoạt động khác đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, hoặc ảnh hưởng đến khả năng thu xếp vốn tự có/vốn kinh doanh của dự án.

- Chưa chú trọng đánh giá rủi ro nhóm công ty liên quan với nhau. Từ đó không nhìn thấy bức tranh đầy đủ về khả năng tài chính (vốn tự có thực, công nợ), dòng tiền, điều chuyển tiền giữa các công ty liên quan, không tính toán chính xác nhu cầu vốn tự có và vòng quay vốn lưu động. Do đó, cấp tín dụng quá mức, một lô hàng cho vay nhiều lần (đảo nợ), không quản lý được dòng tiền của khách hàng.

- Chưa có định hướng tổng thể về cơ cấu danh mục tín dụng theo xếp hạng tín dụng/theo ngành hàng: trong năm qua VCB đã đưa ra chính sách tín dụng đối với một số ngành có dư nợ lớn như điện, bất động sản nhưng chưa xây dựng được định hướng cơ cấu danh mục tín dụng mà VCB muốn hướng tới trong vòng 3 năm tới. Các ngành khác mặc dù đã có nghiên cứu nhưng chưa xây dựng được chính sách tín dụng cụ thể cho từng ngành. Thiếu chính sách tín dụng tổng thể sẽ khiến bộ phận bán hàng khó có định hướng trong quá trình tiếp thị và lựa chọn khách hàng.

- Chưa phân tích kỹ tình huống khủng hoảng trong quyết định cho vay, đặc biệt là trong cấp tín dụng đầu tư dự án: trong năm 2012-2014 VCB Huế đã cấp tín dụng cho nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, xi măng, sắt thép... Tuy nhiên tại thời điểm đó việc thẩm định mới chỉ đánh giá được hiệu quả của dự án trong điều kiện nền kinh tế bình thường, tăng trưởng đều đặn mà chưa đánh giá

sự tác động của yếu tố kinh tế khủng hoảng (gồm cả khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế) đến hiệu quả dự án, khả năng trả nợ khoản vay.

- Chưa thẩm định kỹ khả năng thu xếp vốn tự có của doanh nghiệp khi cho vay đầu tư dự án dẫn đến nhiều dự án dang dở do thiếu vốn, phải tăng cho vay để hoàn thành/hoặc khách hàng đi vay ngân hàng khác, hoặc sử dụng vốn ngắn hạn để bù đắp. Điều này làm cho hiệu quả giảm, gia tăng rủi ro so với phương án thẩm định ban đầu.

- Chưa chú trọng đúng mức khả năng thu xếp vốn lưu động (đặc biệt đối với các dự án có nhu cầu vốn lưu động lớn như sắt, thép, xi măng...Đây là nguyên nhân gây đình đốn sản xuất do thiếu vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ trong thời gian đầu đi vào hoạt động.

- Chưa đánh giá kỹ chất lượng tài sản của khách hàng (phải thu, hàng tồn kho, tài sản dở dang, đầu tư tài chính...), tính cân đối. Điều này tiềm ẩn rủi ro suy giảm tài sản so với nguồn vốn.

- Chưa đánh giá kỹ yếu tố tín nhiệm, năng lực của người chủ sở hữu/hoặc người lãnh đạo chính của công ty. Khách hàng không hợp tác, cố tình chây ì trả nợ.

- Trong một số trường hợp chưa có kinh nghiệm trong thẩm định các yếu tố kỹ thuật, công nghệ, các điều kiện cần thiết (vùng nguyên liệu, vị trí đặt nhà máy...) đối với các dự án đặc thù, sản phẩm mới, đối với những ngành mà yếu tố công nghệ, máy móc thiết bị, chuỗi sản xuất, chu kỳ sản phẩm... có tính quyết định đối với sự thành bại do yếu tố đầu tư, lựa chọn sai về công nghệ hoặc không hội tụ đủ các điều kiện cần thiết để có hiệu quả (vị trí, chuỗi sản xuất không khép kín).

- Duy trì chính sách “nuôi nợ’’ quá lâu trong xử lý nợ nghi ngờ, nợ có vấn đề, trong khi nhìn chung chính sách này không phát huy tác dụng.

Chưa coi trọng rủi ro cấp bảo lãnh ngang bằng với rủi ro cho vay (mở L/C, các bảo lãnh trong ngành thi công, xây lắp...)

- Trong một số trường hợp, cấp quyết định phê duyệt tín dụng chưa coi trọng đúng mức ý kiến của phòng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Một số trường hợp chi nhánh chưa cân nhắc đến khuyến cáo của Trung ương, TW đã từ chối vẫn quyết định cho vay trong thẩm quyền hoặc hết hạn hiệu lực GHTD vẫn tiếp tục cấp tín dụng. Điều này dẫn đến không đánh giá hết yếu tố rủi ro làm nợ xấu phát sinh.

* Quy trình tác nghiệp, giải ngân, quản lý sau cho vay

Nhìn chung, việc quản lý sau cho vay chưa tốt, theo dõi chưa sát sao tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro để có biện pháp xử lý sớm, giảm thiểu tổn thất, cụ thể:

- Chưa chú trọng đúng mức việc luân chuyển tiền – hàng trong quá trình giải ngân: thực tế cho thấy có những trường hợp giải ngân tiền vay nhưng không theo dõi sát sao tài sản đối ứng hình thành từ tiền vay đó nên dẫn đến tình huống không có hàng đối ứng hoặc không theo dõi, quản lý được nguồn tiền thanh toán.

- Chưa đánh giá đúng mức tình hình vay nợ của khách hàng tại ngân hàng khác: trong bối cảnh một khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác nhau, nếu không theo dõi sát sao có thể dẫn đến tình huống khách hàng có thể sử dụng nguồn tiền trả nợ của ngân hàng này khi chưa đến hạn để thanh toán nợ cho ngân hàng khác hoặc sử dụng cho mục đích khác, hoặc vay mượn quá mức dẫn đến đầu tư kinh doanh kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến năng lực trả nợ chung của doanh nghiệp.

- Chưa đánh giá thường xuyên chất lượng tài sản của khách hàng: Khả năng chậm luân chuyển của hàng tồn kho, giá trị thị trường hàng tồn kho, chất lượng các khoản phải thu...

- Chưa theo dõi và nhận diện các công ty liên quan của khách hàng vay vốn, chưa theo dõi việc luân chuyển tiền, công nợ, dòng tiền trong nhóm các khách hàng có liên quan với nhau. Do đó không sớm phát hiện dấu hiệu chiếm dụng nguồn tiền thanh toán, có khả năng giải ngân cho công ty này thanh toán cho công ty khác trong nhóm nhưng thực tế không có hàng hóa thực để đối ứng.

- Một số trường hợp nhận thế chấp hàng tồn kho hoặc tồn kho luân chuyển nhưng không theo dõi, quản lý được hàng thế chấp, không có quy trình quản lý hàng tồn kho luân chuyển.

- Chưa chú trọng theo dõi, thu thập và đánh giá thông tin đầy đủ về các hoạt động kinh doanh/các dự án đang triển khai khác của khách hàng (ngoài hoạt động vay vốn VCB) và người có liên quan đến khách hàng. Vì vậy, nhiều trường hợp dòng tiền bán hàng về bị khách hàng chiếm dụng để bù dắp thiếu hụt thanh khoản cho những hoạt động đầu tư khác.

- Chưa chú trọng theo dõi và cập nhật thường xuyên thông tin về biến động thị trường của các ngành hàng mà khách hàng đang kinh doanh nên không kịp thời nhận diện dấu hiệu rủi ro thị trường để sớm có giải pháp yêu cầu khách hàng cắt lỗ nhằm giảm tổn thất.

- Nhiều trường hợp chưa thực hiện đầy đủ điều kiện phê duyệt tín dụng của TW, chưa quan tâm đến khuyến nghị của TW (nhất là điều kiện về pháp lý, tài sản bảo đảm, tỷ lệ giải ngân, bảo hiểm, tăng vốn điều lệ, hệ số đòn bẩy...) dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng.

- Thiếu rà soát định kỳ đối với các khoản cấp tín dụng dự án đầu tư (cả tại cấp chi nhánh và cấp TW). Do đó không kịp thời phát hiện thiếu vốn tự có, tăng tổng mức đầu tư, nguy cơ chậm tiến độ, biến động thị trường, tình hình thực hiện điều kiện tín dụng, vấn đề thiếu hụt nguồn vốn lưu động... ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án nhằm sớm có giải pháp giảm thiểu rủi ro.

* Vần đề tổ chức hoạt động

- Số lượng, chất lượng cán bộ chưa theo kịp với sự mở rộng quy mô tín dụng: số lượng nhân sự lãnh đạo/cán bộ khách hàng quá mỏng so với qui mô dư nợ và số lượng khách hàng nên không đủ người để theo dõi, đánh giá thường xuyên khách hàng sau khi cho vay.

- Chưa chủ động xây dựng chính sách cụ thể đối với mỗi khách hàng: Báo cáo kế hoạch kinh doanh đối với từng khách hàng.

Chương 3:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w