Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 111 - 114)

D 1 Có khả năng mất vốn

3.3.1. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

* Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ

Mục đích là hỗ trợ việc ra quyết định cho vay, phân loại nợ, tạo lập và quản lý danh mục tín dụng. Cụ thể, việc thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ có thể giúp VCB thực hiện được các mục tiêu sau:

- Xây dựng chính sách, biện pháp phù hợp với từng loại khách hàng về các điều kiện tín dụng, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng… nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho hoạt động tín dụng.

- Giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; thực hiện giám sát diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tế bình thường, cũng như các tình huống xấu nhất để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề; đo lường rủi ro đối với các khoản tín dụng cũng như của toàn bộ danh mục tín dụng đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, từ đó phát triển mạng lưới khách hàng có uy tín và chất lượng, phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro.

- Tạo lập cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ về khách hàng vay vốn trong hệ thống VCB để tạo cơ sở ra quyết định cấp tín dụng (từ chối hay chấp thuận cho vay). Hình thành hệ thống thông tin quản lý, cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng.

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ định dạng và đo lường các rủi ro tín dụng được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ Hội sở chính tới tất cả các Chi nhánh, nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về mục tiêu an toàn, hiệu quả và quản lý rủi ro cho hệ thống VCB. Từ đó, giúp cho việc hoạch định chính sách quản lý rủi ro tín dụng phù hợp, góp phần đẩy nhanh lộ trình hiện đại hoá, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro của VCB hiện nay. Hệ thống trên được xây dựng cần phù hợp với đặc thù hoạt động tín dụng, đối tượng khách hàng của VCB và chiến lược phát triển của VCB, vận hành trên nguyên tắc thận trọng, khách quan và thống nhất. Ngoài ra, không có phương pháp phân tích hay một hệ thống nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn của chính các cán bộ tác nghiệp

VCB cần xây dựng một Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng với mục tiêu linh hoạt, được bổ sung và phát triển nhằm đảm bảo tính thực tế cao và việc đánh giá cũng như hiệu chỉnh hệ thống cần được tiến hành định kỳ, các kết quả chấm điểm phải được lưu trữ đầy đủ cùng với hồ sơ tín dụng của khách hàng, kể cả đối với khách hàng bị từ chối. Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng còn nhiều hạn chế vì việc tiếp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng (như tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, uy tín đối với các ngân hàng đã giao dịch trước đây) hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó mỗi khách hàng, mỗi ngành có những đặc điểm riêng khi áp dụng bộ chỉ tiêu chung có thể không phù hợp. Đồng thời chưa xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng hoàn chỉnh cho khách hàng thể nhân.

Trên cơ sở tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp hạng nội bộ khách hàng, VCB có thể áp dụng các biện pháp, chính sách tín dụng, quản lý danh mục tín dụng đối với từng loại khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tín dụng.

* Tăng cường các biện pháp hỗ trợ xử lý nợ và thu hồi nợ đối với các Chi nhánh

- Thường xuyên rà soát toàn bộ kế hoạch thu nợ của từng dự án, để giao đúng, giao đủ kế hoạch thu nợ cho các Chi nhánh.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình nợ quá hạn, lãi treo, nên tổ chức các đoàn đôn đốc thu nợ tại các Chi nhánh có nợ tồn đọng nhiều hoặc mới phát sinh mà Chi nhánh chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.

- Cần sớm tiến hành xây dựng quy chế, quy trình về xử lý nợ vay vốn tín dụng; xây dựng chế tài xử lý trách nhiệm trả nợ vay vốn tín dụng đối với các chủ đầu tư chây ỳ, cố tình chiếm dụng vốn.

- Nghiên cứu áp dụng thí điểm hình thức thu hồi nợ thông qua công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính đối với một số dự án.

- Cần xây dựng cơ chế gắn chặt hơn kết quả thu hồi nợ vay với quỹ lương được hưởng của từng Chi nhánh.

* Kiến nghị đối với chi nhánh

Có định hướng cơ cấu đầu tư tốt để phát triển theo hướng an toàn và hiệu quả. - Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay và các vấn đề về kế hoạch tổ chức thực hiện. - Có các chính sách về công tác tổ chức bộ máy cũng như công tác kiểm tra nội bộ phù hợp, kịp thời chấn chỉnh và tham mưu được cho Ban Lãnh đạo Ngân hàng cũng như phòng Khách hàng những biện pháp nhằm ngăn chặn được rủi ro trong hoạt động cho vay ở từng thời điểm.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo liên quan đến chuyên đề tín dụng nhằm tập trung ý kiến thiết thực áp dụng trong quá trình cho vay.

- Không nên “đựng trứng trong cùng một giỏ”, nghĩa là không tập trung vốn vào một doanh nghiệp hoặc một ngành nghề nhất định để giảm thiểu rủi ro.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình tín dụng Phòng khách hàng và các Phòng liên quan.

- Cán bộ Phòng khách hàng phải được đào tạo chuyên sâu về kinh tế để nắm bắt tình hình hoạt động của DN nhất là Bảng tổng kết tài sản vì đó là yếu tố quyết định trong vấn đề cho vay đối với DN.

- Cán bộ Phòng khách hàng phải có chứng kiến rõ ràng của mình trong vấn đề đề xuất cho vay, tránh trường hợp làm theo ý cấp trên.

- Các thành viên Hội đồng tín dụng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và phải có những chính kiến quan điểm của mình để hội đồng tín dụng thật sự khách quan và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w