D 1 Có khả năng mất vốn
3.1.3 Định hướng trong quản trị rủi ro tín dụng
3.1.3.1. Định hướng trong quản trị rủi ro tín dụng tại Hội sở chính * Cập nhật và hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình hoạt động tín dụng
- Cập nhật bộ cẩm nang tín dụng thành một tài liệu có tính quy chuẩn mà mỗi cán bộ khách hàng cần tham khảo trong quá trình tác nghiệp.
- Hoàn thiện văn bản hướng dẫn, mẫu biểu cần thiết thuộc Chính sách bảo đảm tín dụng của VCB trong đó chú ý hướng dẫn việc định giá định kỳ tài sản hình
thành từ vốn vay, hạch toán giá trị tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, mẫu biểu kiểm tra định kỳ tài sản bảo đảm...
- Sắp xếp văn bản chế độ nghiệp vụ thành một bộ đầy đủ để cán bộ nào vào VCB cũng dễ dàng nắm được đầy đủ quy trình, quy chế, văn bản chế độ (nhất là các văn bản không phải là quy trình, quy chế dễ thất lạc), hạn chế rủi ro không tuân thủ chính sách.
* Xây dựng định hướng tín dụng
- Thay đổi cách thức tiếp cận thẩm định tín dụng: việc xem xét thẩm định tín dụng cần được tiếp cận trên cả cấp độ kinh tế vĩ mô, cấp độ toàn danh mục (theo ngành hàng, theo nhóm khách hàng, theo tổng thể của một khách hàng) và cấp độ giao dịch cụ thể, có như vậy mới hạn chế được việc đầu tư vào những ngành rủi ro, tập trung quá vào một khách hàng/nhóm khách hàng;
- Xây dựng cơ cấu danh mục tín dụng (cơ cấu ngành, cơ cấu vùng đầu tư) định hướng cho hoạt động tín dụng trong vòng 3 năm tới như là một phần trong kế hoạch kinh doanh trung hạn của ngân hàng. Phải có định hướng cơ cấu danh mục tín dụng làm cơ sở, bộ phận khách hàng mới có thể xây dựng chính sách khách hàng cụ thể;
- Tiếp tục hoàn thiện và đưa ra chính sách tín dụng ngành đối với các ngành có rủi ro gia tăng và/hoặc qui mô tín dụng lớn.
* Tăng cường công tác rà soát tín dụng sau khi phê duyệt, rà soát tín dụng trong thẩm quyền của chi nhánh, rà soát chất lượng tín dụng tại chi nhánh
- Các phòng tại Hội sở chính tăng cường công tác rà soát việc thực hiện các điều kiện đã được phê duyệt, tính tuân thủ chính sách, quy trình quy chế do Hội sở chính quy định của các chi nhánh.
- Phòng QLRRTD phải tăng cường chất lượng thẩm định, cán bộ QLRRTD phải tăng cường theo dõi, thu thập thông tin và đánh giá thường xuyên (tối thiểu hàng quý) tình hình tài chính của khách hàng. Tăng cường đi khảo sát thực tế ngành hàng, khách hàng, chi nhánh.
- Tăng cường công tác rà soát (tối thiểu 3 tháng/lần) chất lượng tín dụng chi nhánh (cả khách hàng vượt thẩm quyền và trong thẩm quyền), kịp thời phát hiện các
dấu hiệu rủi ro (cơ cấu danh mục, khách hàng có khả năng suy giảm hạng, rủi ro nhóm khách hàng liên quan...) và kịp thời tư vấn cho chi nhánh biện pháp phòng ngừa rủi ro, tăng cường công tác đôn đốc chi nhánh thực hiện các giải pháp mà TW đã khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng tín dụng tại chi nhánh.
- Tăng cường tham gia sâu vào công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh (kể cả nợ đã xử lý DPRR).
- Khả năng chịu sức ép từ chi nhánh: trong điều kiện khủng hoảng, QLRRTD phải cứng rắn quản lý chất lượng tín dụng và rà soát rủi ro tín dụng trên quan điểm chất lượng, an toàn, tăng cường tín dụng cho khách hàng trong nhóm “đèn xanh“, thận trọng và tăng cường biện pháp phòng ngừa rủi ro cho nhóm “đèn vàng“, cương quyết giảm dần và tăng cường biện pháp mạnh đối với nhóm “đèn đỏ“ (trên cơ sở xếp hạng tín dụng, danh mục khách hàng mục tiêu theo ngành hàng, trên cơ sở báo cáo khách hàng kinh doanh).
* Chủ động có giải pháp để hạn chế việc khách hàng chuyển nhóm nợ xấu
- Phòng QLRRTD thực hiện rà soát các dự án/khách hàng có khả năng chuyển nợ xấu như nêu trên và chủ động nghiên cứu giải pháp, phối hợp với chi nhánh để hạn chế nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu, giảm thiểu rủi ro.
* Công tác tổ chức, nhân sự
- Việc xây dựng kế hoạch nhân sự cho chi nhánh nên tham vấn thêm ý kiến của một số phòng ban thuộc ngành dọc theo một số tiêu chí như số lượng khách hàng- quy mô dư nợ tín dụng cho mỗi cán bộ khách hàng nhằm đảm bảo việc tăng trưởng tín dụng phải được quản lý và kiểm soát tốt.
- Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động của chi nhánh trong đó bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và định lượng là căn cứ cho việc đánh giá, xếp hạng các chi nhánh.
3.1.3.2. Định hướng trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế
* Định hướng cho danh mục tín dụng chi nhánh
- Trên cơ sở định hướng và kế hoạch tín dụng được giao, chi nhánh thiết lập định hướng tín dụng cụ thể theo hướng đa dạng hóa khách hàng, tránh rủi ro tập
trung vào một/một nhóm khách hàng, chú ý lợi thế của địa phương/vùng miền trong phát triển tín dụng. Tăng cường tỷ trọng cho vay SME và thể nhân;
- Đối với các khoản nợ có khả năng chuyển xuống nợ xấu, chi nhánh chủ động xem xét và đề xuất việc tái cấu trúc tài chính thích hợp (tái cấu trúc vốn chủ sở hữu, tái cấu trúc nợ, bán nợ, bán bớt tài sản...) trong 6 tháng đầu năm 2012.
* Tăng cường chất lượng công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng, công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay
- Tăng cường chất lượng công tác thẩm định, lựa chọn khách hàng trước khi cấp tín dụng, lưu ý các nguyên nhân rủi ro tín dụng.
- Lập báo cáo kế hoạch kinh doanh cho khách hàng (nhằm xác định rõ định hướng phát triển/loại bỏ, biện pháp giảm thiểu rủi ro, chính sách giá phù hợp với tính chất rủi ro, bán chéo sản phẩm).
- Chú trọng công tác kiểm tra định kỳ trong và sau cho vay nhằm phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kịp thời, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng. Chú trọng lập sổ theo dõi định kỳ tháng/quí thông tin về khách hàng.
- Chú trọng theo dõi thường xuyên thông tin về biến động thị trường, ngành hàng liên quan đến các mặt hàng mà chi nhánh cho vay nhằm phát hiện sớm rủi ro.
- Định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần lập báo cáo rà soát dự án đầu tư theo mẫu mà Hội sở chính đã yêu cầu và báo cáo về hội sở chính. Trường hợp dự án có nguy cơ suy giảm hiệu quả, rủi ro quá mức nên sớm đề xuất giải pháp xử lý tổng thể.
- Chú trọng thực hiện đầy đủ các điều kiện phê duyệt, khuyến nghị của Hội sở chính nhằm giảm thiểu rủi ro. Trường hợp không thể thực hiện được thì có văn bản báo cáo hội sở chính để có biện pháp phù hợp.
- Rà soát GHTD đối với KH theo đúng qui định (theo thời hạn phê duyệt). Trường hợp khách hàng không cung cấp báo cáo tài chính, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm tính hợp tác....Chi nhánh thận trọng trong cấp tín dụng, có chính sách tạm thời giảm dần dư nợ để tìm hiểu và đánh giá thêm thông tin cập nhật.
- Thận trọng trong chính sách “nuôi nợ“, nuôi nợ phải trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ khả thi. Kinh nghiệm thực tế đa số chính sách nuôi nợ là thất bại.
Chi nhánh đảm bảo đủ lượng cán bộ quản lý/cán bộ khách hàng tương ứng với qui mô và số lượng khách hàng, có phân loại nhóm khách hàng cần tăng cường quản lý, tạo điều kiện cho cán bộ khách hàng có thời gian và điều kiện để tăng cường quản lý, theo sát khách hàng.
* Công tác thu nợ
- Giao kế hoạch thu nợ cho từng cán bộ chuyên quản.
- Bám sát tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích báo cáo tài chính, kịp thời phát hiện và tháo gỡ ngay những khó khăn cho các doanh nghiệp.
- Theo dõi chặt chẽ việc chia tách, sáp nhập, chuyển đổi, tạm ngừng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang vay vốn.
* Công tác giải ngân
- Theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, kiểm tra công trình trước, trong và sau khi giải ngân vốn.
- Tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc thanh toán vốn của chủ đầu tư - Phối hợp tốt trong việc lập và theo dõi kế hoạch giải ngân, điều chỉnh, bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho công trình.
* Công tác xử lý rủi ro
- Đẩy mạnh công tác thanh lý tài sản, xử lý nợ để tận thu và lập hồ sơ xử lý nợ. - Chú trọng việc phối hợp, đề xuất với các Sở ban ngành, chính quyền địa phương và Hội sở chính trong công tác xử lý nợ.
- Theo dõi thường xuyên, kịp thời và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xác nhận thiệt hại khi có thiên tai xảy ra gây thiệt hại đối với các dự án.
* Công tác kiểm tra - giám sát tuân thủ
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng, hàng tháng kiểm tra hồ sơ liên quan và đề xuất những biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Bên cạnh đó các phòng thường xuyên tổ chức tự kiểm tra các mặt chuyên môn của phòng nhằm chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những sai sót