Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 114 - 118)

D 1 Có khả năng mất vốn

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan

3.3.2.1. Đối với Chính phủ

Hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại được điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng và còn được chi phối bởi nhiều luật, văn bản dưới luật khác. Hành lang pháp lý cho hoạt động của các ngân hàng nhìn chung là tương đối thông thoáng, tạo điều kiện tối đa để các ngân hàng tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật hiên nay cũng đang tồn tại khá nhiều bất cập. Ví dụ: Luật các TCTD có một số điều khoản không còn phù hợp với Luật Doanh nghiệp hoặc với Bộ luật Dân sự. Các văn bản dưới Luật (Thông tư, Qui định, v.v…) do các ngành ban hành để hướng dẫn thực hiện thì có nhiều vướng mắc, chồng chéo, không thống nhất, mỗi nơi hiểu một cách khác v.v… cũng gây khó khăn nhất định trong các hoạt động của ngân hàng. Trong đó xuất hiện nhiều vấn đề về Đảm bảo nợ vay và Công chứng hợp đồng Thế chấp/Cầm cố, đăng ký giao dịch bảo đảm.

Vì vậy, kiến nghị Nhà nước (Chính phủ) tiến hành rà soát lại hệ thống các văn bản pháp qui hiện hành, có sự sửa đổi để thống nhất nhằm tạo nên một hành lang pháp lý thật sự rõ ràng và dễ thực hiện.

3.3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước a. Về Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Hiện tại, CIC đang sở hữu một kho dữ liệu thông tin khá đồ sộ và đã ban hành, hướng dẫn qui trình cung cấp thông tin khá thuận lơi (bao gồm thông tin trong và ngoài nước). Tuy nhiên, qua nhiều lần nhận được kết quả trả lời, các thông tin được cung cấp vẫn chưa được cập nhật (số liệu về tình hình hoạt động, tài chính của DN… rất cũ) hoặc không đầy đủ (chỉ cung cấp được số liệu dư nợ vay của các doanh nghiệp, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo các doanh

nghiệp…) hoặc hoàn toàn không thu thập được, trong lúc các đối tượng được đề nghị cung cấp đã và đang hoạt động.

Vì vậy: CIC cần nâng cấp kho dữ liệu thêm nữa, đảm bảo khá đầy đủ và cập nhật các thông tin theo yêu cầu của người hỏi tin một cách có chất lượng. Có thể nâng lệ phí cung cấp để Trung tâm có nguồn thu phục vụ tốt yêu cầu cung cấp thông tin.

b. Về thể lệ cho vay

Trong qui định về thể lệ cho vay của NHNN hiện hành không yêu cầu Bên vay là doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Điều này làm cho các ngân hàng thường nới lỏng điều kiện cho vay nhằm cạnh tranh, về phía khách hàng thì lợi dụng sự dể dãi này để cung cấp báo cáo tài chính không trung thực, rất rủi ro cho ngân hàng khi thẩm định.

Kiến nghị NHNN có qui định bổ sung trong thể lệ cho vay hiện hành về yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp là phải cung cấp báo cáo tài chính được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập trong hồ sơ đề nghị vay vốn.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, công tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Huế đã được chú trọng, đạt được những nhất định. Thành lập một trung gian tài chính trong việc cung cấp vốn cho các dự án, phương án kinh doanh phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước nhà một cách lâu dài và bền vững là hoàn toàn phù hợp với thực tế nước ta.

NHTMCP Ngoại thương VN - CN Huế đã giúp cho các doanh nghiệp, các cá nhân có vốn để hoạt động, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, xóa đói giảm nghèo. Vì thế, công tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của VCB Huế là hết sức cần thiết. Tuy nhiên , bên cạnh những thành tựu đạt được thì không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định như quy trình và thủ tục cho vay còn khá phức tạp, cơ chế lãi suất chưa linh hoạt...Do đó, để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn, ngân hàng phải nỗ lực vượt qua khó khăn để có thể đứng vững và tồn tại, cạnh tranh với môi trường kinh doanh năng động và khốc liệt như hiện nay.

Luận văn đã nghiên cứu và khái quát những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng, thực trạng về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương VN - CN Huế thông qua số liệu tài chính qua nhiều năm có so sánh đã đưa ra được những nhận xét xác thực, phù hợp với thực tế hoạt động của NHTMCP Ngoại thương VN - CN Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương VN - CN Huế.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV trong NHTMCP Ngoại thương VN - CN Huế là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có một quá trình thực nghiệm lâu dài. Việc phân tích nguyên nhân và đưa ra biện pháp giải quyết đối với rủi ro tín dụng đối với DNNVV mới chỉ là một phần nhỏ trong việc quản trị rủi ro tín dụng trong NHTMCP Ngoại thương VN - CN Huế. Vì vậy, tác giả mong muốn các thầy cô giáo, các bạn đọc quan tâm đóng góp ý kiến, trao đổi những vấn đề liên

quan đến rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương VN - CN Huế để cùng nhau rút kinh nghiệm và làm tốt hơn trong thời gian tới, góp phần đưa hệ thống NHTMCP Ngoại thương VN ngày càng hoàn thiện hơn. em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w