Hoàn thiện quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 98 - 101)

D 1 Có khả năng mất vốn

3.2.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng

Là nhân tố đầu tiên và là nhân tố đóng vai trò chủ chốt trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ở Ngân hàng. Một quy trình tín dụng tốt vừa phải đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, vừa phải đảm bảo được sự an toàn và chính xác trong hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng sẽ hướng dẫn cán bộ tín dụng nào sẽ thực hiện công việc gì để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đồng thời nó cũng phải chỉ rõ cấp thẩm quyền chịu trách nhiệm trong từng bước công việc, điều này sẽ nâng cao tinh thần làm việc của cán bộ tín dụng và các cấp thẩm quyền.

Quy trình tín dụng ở Ngân hàng Ngoại thương chặt chẽ là điều có thể dễ dàng nhận thấy, tuy nhiên sự chặt chẽ quá đôi khi gây cảm giác khó khăn khi thực hiện. Sự tách biệt hẳn giữa phòng quản lý thông tin tín dụng (Phòng Quản lý nợ) và Phòng Quan hệ khách hàng dẫn đến mỗi lần thực hiện hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng Phòng Khách hàng phải sang Phòng Quản lý nợ để tìm kiếm thông tin. Thêm vào đó, bất kỳ hoạt động nào liên quan đến khách hàng, Phòng Khách hàng phải có tờ thông báo cho Phòng Quản lý nợ. Điều này sẽ làm cho cán bộ TD rất mất thời gian, ảnh hưởng đến khách hàng, đôi khi vì sự bất tiện này, cán bộ TD sẽ lờ đi việc tìm hiểu thông tin, gây sai sót trong quá trình cấp TD. Cần nghiên cứu điều chỉnh và thâu giảm bớt các giấy tờ, thông báo. Đồng thời thiết lập một hệ thống trao đổi thông tin, khai thác dữ liệu trực tuyến lẫn nhau giữa hai phòng nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả mà vẫn kiểm soát tốt rủi ro TD.

VCB Huế cần xác định rõ hơn, chi tiết hơn về chính sách chiến lược và mục tiêu tín dụng, và cụ thể hóa nó bằng văn bản áp dụng chung cho toàn cơ quan.

Để công tác thẩm định đạt chất lượng thì quy trình thẩm định phải được tổ chức đảm bảo tính khách quan, khoa học và minh bạch, và cần chú ý tới một số vấn đề sau:

Một là, quá trình thẩm định cần phải bám sát quy chế, quy trình và phải được thực hiện nghiêm túc, phân định rõ được nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cán bộ

tham gia vào các khâu của quy trình thẩm định. Trên cơ sở cơ cấu tổ chức của VCB Huế cần chi tiết, cụ thể hóa các bước thẩm định và phân định rõ trách nhiệm cho từng phòng.

Hai là, nhằm đảm bảo chất lượng thẩm định dự án, phương án cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin cách thức thẩm định dự án. Với trình độ công nghệ thông tin như hiện nay VCB Huế có thể áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở đó đưa các kết quả chính xác và nhanh chóng.

Ba là, thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau do đó cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác. Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Thực tế, có nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính của khách hàng. Do vậy, bên cạnh thẩm định dự án còn thẩm định tài chính, nó giúp cho ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư. Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay.

Bốn là, thẩm định đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Thẩm định không chỉ là thẩm định cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư, từ đó rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.

Tại VCB Huế thì nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong thời gian qua thì yếu tố sản phẩm đầu ra không tiêu thụ được chính là nguyên nhân chính làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Như vậy vấn đề đặt ra là công tác thẩm định của ngân hàng chưa nắm bắt thật sự tình hình hoạt động doanh nghiệp, có thể là do cán bộ thẩm định có thời gian công tác ngắn, chưa có

kinh nghiệm nhiều trong công tác thẩm định. Mặt khác, ngân hàng không thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề cho nhân viên, đối với nhân viên lâu năm thì dựa vào kinh nghiệm làm việc nhưng đối với nhân viên mới thì những khóa đào tạo về nghiệp vụ sẽ giúp cho nhân viên hoàn thiện hơn trong công việc.

Việc thẩm định hồ sơ vay hiện nay được thực hiện bao gồm hai phần: thẩm định hiệu quả của dự án và thẩm định năng lực tài chính của dự án. Công việc thẩm định này do phòng khách hàng thực hiện, để phát huy được tính hiệu quả của công tác thẩm định cần quan tâm thêm một số yếu tố sau:

- Cần tách biệt bộ phận thẩm định và bộ phận cho vay để việc thẩm định được chuyên sâu và chặt chẽ tránh tình trạng một cán bộ khách hàng vừa thẩm định, vừa tiếp xúc khách hàng vừa đưa ra quyết định cho vay.

- Cần đưa ra nội dung chi tiết cho công tác thẩm định để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể để thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư cần phải thẩm định năng lực pháp lý, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai, tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó cần phải đánh giá các hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án mang lại cho nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế hay nền kinh tế quốc gia. Để làm được điều này ngân hàng cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, phương pháp thẩm định tài chính và hiệu quả của dự án đầu tư có xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phân tích điểm hòa vốn, thời gian thu hồi vốn trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang bị lạm phát và bất ổn về tỷ giá ngoại tệ. Hay thẩm định phương án trả nợ vay cần phải bám sát vào công suất của dự án, tình hình khấu hao và lợi nhuận mà dự án mang lại.

- Thực tế cán bộ ngân hàng chỉ nắm tình hình của chủ doanh nghiệp thông qua những thông tin mà chủ doanh nghiệp đã cung cấp, như vậy khả năng bỏ sót thông tin rất lớn và rủi ro về đạo đức khách hàng trong việc cung cấp thông tin tăng mạnh. Để cải thiện tình hình trên, cán bộ ngân hàng cần phải được tập huấn thêm

các kỹ năng trong việc khai thác thông tin từ khách hàng, yêu cầu khách hàng bổ sung tài liệu, hồ sơ chứng minh cho những thông tin đã cung cấp cho ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w