Tình hình nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 72 - 80)

D 1 Có khả năng mất vốn

2.2.6 Tình hình nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, dù quản trị tốt và kiểm soát chặt chẽ đến đâu vẫn luôn xuất hiện rủi ro tín dụng. Điều này vẫn có thể tồn tại ngay cả khi Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên có trình độ cao và giàu kinh nghiệm. Thực tế. trong hoạt động Ngân hàng thường xuyên có các khoản cho vay không hoàn trả đúng hạn cũng như một số khoản vay chưa quá hạn nhưng đã có dấu hiệu khó thu hồi và có thể dẫn đến tổn thất về tài chính. Những khoản nợ tồn đọng hoặc mất khả năng thanh toán không chỉ liên quan đến rủi ro tín dụng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các loại rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. Điều đó tất yếu làm gia tăng chi phí quản trị tài sản nợ và chi phí giám sát liên quan đến xử lý tín dụng. Chính vì nhận thấy điều đó nên tôi muốn đi vào xem xét, phân tích và đánh giá tình hình nợ quá hạn đã và đang diễn ra tại Chi nhánh như thế nào trong những năm trở lại đây. Để làm công việc đó, tôi xét đến chỉ tiêu nợ quá hạn ở bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014Năm 2013/2012So sánh2014/2013

GT GT GT +/- % +/- % Tổng dư nợ của NH 1.441.854 1.533.676 1.714.305 91.822 6,37 180.629 11,78 Dư nợ NNVV 600.679 635.686 712.416 35.007 5,83 76.730 12,07 Tổng NQH của DNVVN 23.167 2.845 2.192 -20.322 -87,72 -653 -22,95 Tỷ lệ NQH DNNVV/ Tổng dư nợ của NH (%) 1,61 0,19 0,13 NQH DNNVV/ Tổng dư nợ DNNVV (%) 3,86 0,45 0,31

“ Nguồn: Phòng Quản lý nợ NHTMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Huế“ Qua bảng 2.7, ta thấy tình hình nợ quá hạn có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2013 nợ quá hạn giảm 87,72% so với năm 2012 và đạt 2.845 triệu đồng,

đến năm 2014 giảm xuống còn 2.192 triệu đồng, tương ứng giảm 22,95. Đây là một tín hiệu đáng mừng của Chi nhánh, có được kết quả đó là do từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 18/2007/QĐNHNN và Thông tư 02/2013/NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ, các khoản nợ được phân loại lại và có nhiều thay đổi so với các năm trước.

Mặt khác, sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá trên thị trường nên Chi nhánh đã tập trung cố gắng trong công tác thu hồi nợ, đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ, bán các tài sản đảm bảo, khởi kiện các doanh nghiệp ra toà án dân sự...Đồng thời cán bộ tín dụng đã chú trọng hơn trong việc thẩm định, kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp, phát hiện ngăn chặn kịp thời những doanh nghiệp đang gặp vấn đề để có những biện pháp thu hồi vốn trước hạn.

Qua 3 năm tỷ lệ NQH của DNNVV/ Tổng dư nợ NH có chiều hướng giảm, tương ứng với năm 2012, 2013, 2014 là 1,61%, 0,19%, 0,13%. Tỷ lệ NQH của DNNVV/ Dư nợ DNNVV cũng có xu hướng giảm, tương ứng với 2012, 2013, 2014 là 3,58%, 0,45%, 0,31%, tuy nhiên vẫn còn cao. Để phân tích sâu hơn về tình hình NQH DNNVV tại Chi nhánh, ta đi vào nghiên cứu cụ thể dưới đây:

- Tình hình nợ quá hạn DNNVV theo thời hạn tại ngân hàng VCB- Huế

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thời hạn giai đoạn 2012 - 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 GT % GT % GT % +/- % +/- % NQH 23.167 100 2.845 100 2.192 100 -20.322 -87,72 -653 -22,95 Ngắn hạn 13.233 57,12 2.500 87,87 1.976 90,15 -10.733 -81,11 -524 -20,96 Trung, dài hạn 9.934 42,88 345 12,13 216 9,85 -9.589 -96,53 -129 -37,39

“ Nguồn: Phòng Khách hàng NHTMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Huế” NQH ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với NQH trung, dài hạn trong tổng NQH. NQH trung, dài hạn có giá trị nhỏ hơn NQH ngắn hạn không có nghĩa là các món vay trung, dài hạn có chất lượng tốt hơn các món vay ngắn hạn mà do còn nhiều khoản nợ trung, dài hạn chưa đến hạn trả, hơn nữa cũng là do Ngân hàng tập

trung cho vay ngắn hạn quá nhiều bởi cho vay ngắn hạn thì thu hồi vốn nhanh, đảm bảo an toàn vốn và nâng cao kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng hơn.

Năm 2012 NQH ngắn hạn ở mức 13.233 triệu đồng trong khi đó trung, dài hạn ở mức 9.934 triệu đồng; năm 2013 NQH ngắn hạn và trung, dài hạn đều giảm xuống chỉ còn 2.500 triệu đồng và 345 triệu đồng; những con số này tiếp tục giảm mạnh vào năm 2014, NQH ngắn hạn ở mức 1.976 triệu đồng, trong khi đó NQH trung, dài hạn ở mức 216 triệu đồng. Tình hình NQH giảm như vậy là do trong những năm gần đây Chi nhánh đã tập trung xử lý nợ cũng như tập trung thẩm định kỹ hơn các món vay mới nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng sau này.

- Tình hình nợ quá hạn DNNVV theo ngành kinh tế tại VCB- Huế

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 - 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 GT % GT % GT % +/- % +/- % NQH 23.167 100 2.845 100 2.192 100 -20.322 -87,72 -653 -22,95 NLNN 1.138 4,91 207 7,28 207 9,44 -931 81,81 0 -100 CNXD 12.041 51,97 1.793 63,02 1.187 54,15 -10.041 -83,39 -10.248 -85,11 TMDV 9.988 43,12 845 29,7 798 36,41 -9.143 -91,54 -47 -5,56

“ Nguồn: Phòng Khách hàng NHTMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Huế”

NQH trong những năm gần đây tại Chi nhánh thường tập trung vào lĩnh vực CNXD và TMDV. Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm đối với hai lĩnh vực này có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể năm 2012 NQH đối với ngành CNXD là 12.041 triệu đồng nhưng qua năm 2013, 2014 thì còn lại ở mức 1.793 triệu đồng và 1.187 triệu đồng; bàn về ngành TMDV thì NQH ở mức 9.988 triệu đồng vào năm 2012, giảm xuống còn 845 triệu đồng và 798 triệu đồng vào năm 2013 và 2014.

Xu hướng giảm đó là dấu hiệu tốt mang ý nghĩa tích cực trong công tác thu hồi nợ cũng như cho ta thấy ý thức trả nợ của doanh nghiệp cho Ngân hàng ngày một tốt hơn.

Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 GT % GT % GT % +/- % +/- % NQH 23.167 100 2.845 100 2.192 100 -20.322 -87,72 -653 -22,95 DNNN 7.763 33,51 120 4,22 120 5,47 -7.643 -98,45 0 -100 CTCP 7.249 31,29 174 6,11 174 7,94 -7.075 -97,6 0 -100 TNHH 6.522 28,15 345 12,13 179 8,17 -6.177 -94,71 -166 -48,12 DNTN 1.633 7,05 2.206 77,54 1.719 78,42 573 35,09 -487 -22,08 “Nguồn: Phòng Khách hàng NHTMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Huế”

Ghi chú: Không có nợ quá hạn ở 2 lĩnh vực Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Hợp tác xã

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy NQH đối với loại hình DNNN, CTCP, THHH qua 3 năm đều có xu hướng giảm trong khi đó loại hình DNTN NQH có xu hướng tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014. Ở Vietcombank-Huế không cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xã nên không tồn tại nợ xấu ở 2 lĩnh vực này.

NQH đối với loại hình DNNN chiếm tỷ trọng lớn vào năm 2012, con số tuyệt đối trong năm này ở mức 7.763 triệu đồng nhưng chuyển qua năm 2013 thì tỷ trọng này lại giảm 98,45%. Nguyên nhân là từ đầu năm 2013 Chi nhánh nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn từ các khoản NQH của các DNNH nên đã tổ chức xây dựng và triển khai đề án xử lý nợ xấu của các DN làm ăn thua lỗ, một phần giảm NQH của loại hình DN này cũng là do nhiều DN đã tiến hành cổ phần hoá thành công trong những năm vừa qua.

Tình hình NQH đối với CTCP cũng biến động theo hướng tích cực, NQH năm 2013 giảm mạnh ở mức 97,6% so với năm 2012 tương ứng con số tuyệt đối chỉ còn là 174 triệu đồng, năm 2014 thì tình hình nợ quá hạn ở loại hình doanh nghiệp này chỉ là việc thu hồi nợ. Những kết quả đạt được đó phải kể đến một phần không nhỏ

của sự cố gắng nỗ lực trong công tác thẩm định các phương án tín dụng cũng như nỗ lực trong công tác xử lý và đòi nợ của các cán bộ tín dụng của Ngân hàng, chúng ta cũng không nên bỏ qua lời chúc mừng cho các CTCP trong thời gian gần đây đã tích cực, nhiệt tình cố gắng làm ăn đạt kết quả kinh doanh tốt và phải khen ngợi cho tinh thần có ý thức cao trong việc trả nợ cho Ngân hàng.

Đối với loại hình công ty TNHH năm 2013 NQH có xu hướng giảm 94,71% so với năm 2012 với số tuyệt đối 345 triệu đồng, chuyển qua năm 2014 thì con số nay giảm khá mạnh, giá trị tuyệt đối trong năm này chỉ còn 179 triệu đồng. Nói đến DNTN, tuy năm 2013 NQH có tăng với tốc độ 35,09% và năm 2014 giảm còn 1.719 triệu đồng.

Như vậy, có thể nói DNNVV trong những năm gần đây đã kinh doanh đạt hiệu quả và nghiêm túc hơn trong công tác trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng nên nhận thấy tiềm năng đó để mở rộng tìm kiếm khách hàng ở loại hình doanh nghiệp này nhiều hơn cũng như nới lỏng hạn mức cho vay hơn tạo điều kiện cho các DN mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đầu tư sản xuất góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.

2.2.1.1 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

• Phân loại nợ và tình hình phân loại nợ

Căn cứ quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 và mới đây nhất là Thông tư 02/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ được chia thành 5 nhóm, thông thường, những nhóm nợ mà Ngân hàng xếp vào loại nguy hiểm, đặc biệt có khả năng mất vốn là nhóm 3,4,5. Nợ nhóm 1,2 là những món vay có khả năng hoàn trả tốt.

Dựa vào bảng 2.11 ta có thể thấy, nợ nhóm 1 tăng đều cùng giá trị của dư nợ, giá trị của nợ nhóm 1 luôn chiếm trên 96% tổng dư nợ. Điều này cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp là rất cao, chất lượng tín dụng cũng vì thế tăng lên.

Nợ nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý, giai đoạn 2012-2014 giảm qua từng năm. Cụ thể là năm 2013 giảm 3.886 triệu đồng hay giảm 86,11% so với năm 2012.

Bảng 2.11: Tình hình phân loại nợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 tăng bình Tốc độ quân năm GT % GT % GT % +/- % +/- % % Dư nợ của DNVVN 600.679 100 635.686 100 712.416 100 34.917 5,81 76.730 12,07 8,90 Nhóm 1 577.602 96,16 632.841 99,55 710.224 99,69 55.239 9,56 77.383 12,23 10,89 Nhóm 2 4.513 0,75 627 0,1 501 0,07 -3.886 -86,11 -126 -20,10 -66,68 Nhóm 3-4 16.547 2,75 1.916 0,3 1.286 0,18 -14.631 -88,42 -630 -32,88 -72,12 Nhóm 5 2.017 0,34 302 0,05 405 0,06 -1.805 -85,67 103 34,11 -56,16

Qua năm 2014, nhóm nợ này giảm 126 triệu đồng hay 20,10%. Nguyên nhân ở đây là do khoản nợ nhóm 3-4 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nên làm giá trị của nhóm nợ này giảm xuống.

Nợ nhóm 3-4 là một thành phần của nhóm nợ xấu. Giá trị của nhóm nợ này càng tăng cao thì sẽ gây rủi ro lớn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2013, Chi nhánh đã giảm được 88,42% nợ nhóm 3-4 so với 2012, không dừng lại ở đó, sang năm 2014, Chi nhánh cũng đã giảm tiếp thêm 32,88%. Đây là một tín hiệu tốt đối với Chi nhánh và cần phải tiếp tục duy trì.

Nợ nhóm 5 là nhóm nợ có khả năng mất vốn cao nhất và có chiều hướng biến động không đều. Năm 2012 giá trị nợ ở nhóm này khoảng 2,1 tỷ đồng, nhưng sang năm 2013 con số đó là 302 triệu đồng và năm 2014 là 405 triệu đồng.

•Đánh giá nợ xấu và các chỉ tiêu trong nhóm nợ xấu

Dựa trên kết quả phân loại nợ, chúng ta sẽ tổng hợp theo các chỉ tiêu như nợ không đủ tiêu chuẩn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn. Từ những chỉ tiêu này, chúng ta có thể dễ dàng thấy được những diễn biến xấu của dư nợ và so sánh với các Ngân hàng khác. Nhóm nợ không đủ tiêu chuẩn bao gồm các nhóm từ 2-5. Nhìn chung, qua 3 năm, do công tác xử lý nợ tốt nên giá trị các khoản nợ trong nhóm đều giảm. Các khoản nợ có khả năng mất vốn đã được đề cập ở phần trên, cái chúng ta cần xem xét kỹ là nợ xấu của Ngân hàng.

Nợ xấu là chỉ tiêu nhằm đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng và được dùng để làm thước đo chung, so sánh giữa các Ngân hàng. Giá trị của nhóm nợ này càng tăng cao thì sẽ gây rủi ro lớn cho Ngân hàng. Trong năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh dưới 2%, mức gọi là chỉ số an toàn trong nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế. Chi nhánh cần duy trì tốc độ này trong những năm tiếp theo. Đây là một tín hiệu đáng mừng của Chi nhánh.

Bảng 2.12: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Tốc độ tăng bình quân

năm

GT % GT % GT % +/- % +/- % %

Nợ dưới tiêu chuẩn 9.166 1,53 1077 0,17 726 0,1 -8.089 -88,25 -351 -32,59 -69,24

Nợ nghi ngờ 7.381 1,23 839 0,13 560 0,08 -6.542 -88,63 -276 -32,9 -69,89

Nợ có khả năng mất vốn 2.017 0,34 302 0,05 405 0,06 -1.715 85,03 103 34,11 -56,16 “Nguồn: Phòng Quản lý nợ NHTMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Huế”

Bước sang năm 2013, với các gói kích cầu của Chính phủ, doanh nghiệp nhận được nhiều hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ nên dòng vốn trong doanh nghiệp thoát khỏi cảnh ứ đọng, dòng tiền vào nhiều hơn khiến các khoản nợ được trả tốt hơn so với năm trước. Chính vì thế, tỷ lệ nợ xấu từ 1,23% năm 2012 và đã giảm xuống 0,13% năm 2013, năm 2014 giảm nhẹ xuống 0,08%. Nguyên nhân không chỉ từ phía doanh nghiệp, như đã nêu ở trên, công tác xử lý nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và đôn đốc thu nợ của Chi nhánh đã được thực hiện tốt nên cũng đã tạo nên nhiều chuyển biến tốt với tỷ lệ nợ xấu giảm xuống. Tuy nhiên, việc giảm đột ngột tỷ lệ nợ xấu trong vòng một năm nảy sinh nhiều nghi ngại trong việc xử lý nợ xấu, cụ thể là các khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Cần phải tăng cường kiểm soát tốt công tác này, tránh việc xử lý một cách qua loa, đối phó và đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tính an toàn cao nhất trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w