Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 82 - 84)

D 1 Có khả năng mất vốn

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của khu vực DNN&V, bám sát chủ trương phát triển DNN&V của Đảng và Nhà nước Vietcombank- Huế đã chủ động mở rộng vốn tín dụng đối với DNN&V một cách hợp lý, góp phần tạo

điều kiện cho sự phát tiển DNN&V, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Kết quả đạt được không chỉ mang lại lợi ích cho DNN&V mà còn cho cả Vietcombank-Huế.

•Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vốn tín dụng của Vietcombank-Huế đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho các DNN&V, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, phần nhiều DN đã đầu tư mua sắm được vật tư, thiết bị máy móc, công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, nâng cao tay nghề của người lao động...kết quả trên được thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của Vietcombank-Huế đã kịp thời đáp ứng những nhu cầu vốn lưu động của các DN, nhiều doanh nghiệp nhờ có vốn này đã nhanh chóng mua được nguyên vật liệu sản xuất, kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường.

Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của Vietcombank-Huế là nguồn vốn bổ sung nguồn vốn thiếu hụt cho nhu cầu vốn dài hạn của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đầu tư tài sản cố định như mua máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và đã là nguồn vốn cứu cánh quan trọng giúp một số DN thoát khỏi nguy cơ phá sản trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Thứ hai, Thông qua việc đầu tư vốn dài hạn của Vietcombank-Huế trình độ kỹ thuật công nghệ của nhiều DNN&V được nâng cao, nhiều dây chuyền sản xuất mới, hiện đại như dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất bia...để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, chất liệu hiện đại đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng.

Thứ ba, Thông qua dịch vụ tư vấn cho DNN&V nhiều, DN đã xây dựng được phương án sản xuất tối ưu, kịp thời điều chỉnh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Trình độ quản lý của các chủ DN được nâng cao, trình độ lập các báo cáo tài chính và trình độ lập dự án đầu tư cũng được nâng cao.

Thứ tư, Vốn tín dụng của Vietcombank-Huế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các DNN&V sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thu nhập thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho số đông người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế những tiêu cực xã hội.

•Đối với Vietcombank- Huế

Về cơ cấu tổ chức hoạt động, cơ cấu giám sát và quản lý rủi ro tín dụng

đã có nhiều đổi mới đó là có những quy định rõ ràng, cụ thể, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại NHTMCP Ngoại thương VN và các Chi nhánh. Do vậy, việc xác định trách nhiệm của mỗi phòng ban tại các Chi nhánh trong công tác quản trị rủi ro tín dụng được rõ ràng, cụ thể.

Công tác kiểm tra, kiểm soát: NHTMCP Ngoại thương VN-CN Huế đã nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng vì vậy đã thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng cán bộ tín dụng làm căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ từng đợt thi đua ngắn ngày và cả năm. Để thực hiện nhiệm vụ đó thì cán bộ tín dụng phải tích cực làm việc với các đơn vị, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phân tích tài chính của doanh nghiệp để đôn đốc thu nợ. Với các đơn vị có kế hoạch trả nợ lớn thì VCB Huế theo dõi thường xuyên, làm việc định kỳ, đồng thời còn thành lập các tổ thu nợ do Giám đốc và Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách có trách nhiệm chỉ đạo quyết liệt, sâu sát công tác thu nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng chủ động tích cực phối hợp với các cơ quan ban ngành và đoàn công tác của NHTMCP Ngoại thương VN trong việc đôn đốc thu hồi nợ.

Đôn đốc thu nợ và xử lý các tổn thất: đôn đốc thu nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, hàng năm VCB Huế còn thực hiện kiểm tra các dự án , các doanh nghiệp đang nợ quá hạn, phân tích nguyên nhân của việc nợ quá hạn để tìm phương án xử lý. Điển hình là các doanh nghiệp bị phá sản, giải thể thì ngân hàng xúc tiến khởi kiện và thanh lý tài sản để thu hồi vốn. Thanh lý tài sản vẫn chưa thu hồi đủ vốn thì số nợ quá hạn còn lại sẽ giải trình với VCB xin xóa nợ nhằm giảm số nợ quá hạn đang tồn tại.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w