Bắc Kạn cái nôi văn học sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đạ

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 29 - 31)

thiểu số Việt Nam hiện đại

Bắc Kạn - mảnh đất vùng cao đẹp nên thơ nên khi nhắc đến tên địa phương này là người ta lại nhớ tới hai câu ca dao.

"Bắc Kạn có suối đãi vàng Có Hồ Ba Bể có nàng áo xanh".

Có thể nói Bắc Kạn là một cái nôi văn hoá với bao sự tích huyền thoại, bao cảnh sắc nên thơ. Vì trong suốt một chặng dài của lịch sử dựng nước và giữ nước, những người con của Bắc Kạn vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống văn hoá của riêng mình.

Khi tìm hiểu về con người Bắc Kạn chúng tôi thấy rằng, đây là một vùng đất đẹp tươi, hùng vĩ có bao phong tục tập quán, bao nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc, với những cảnh đẹp, những huyền thoại, những truyện cổ tích cho đến những câu hát sli, hát lượn..., trong những lễ hội mang đầy bản sắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

Chính những điều đó đã là những điều kiện thuận lợi để ươm mầm, nẩy nở các thế hệ nhà thơ, nhà văn của mảnh đất Bắc Kạn này, để hôm nay có được bao nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: Nhà thơ Nông Quốc Chấn một cây bút tiêu biểu, xuất sắc. Nông Minh Châu - cây bút văn xuôi mở màn cho văn xuôi các dân tộc thiểu số, Nông Viết Toại luôn miệt mài sáng tạo, Triệu Kim Văn - nhà thơ Dao tiêu biểu, Dương Thuấn một nhà thơ trẻ đầy triển vọng... và còn rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã trưởng thành trên mảnh đất Bắc Kạn họ là những cây bút để lại cho Bắc Kạn một nền văn học mới mẻ hiện đại, đầy triển vọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)