Nông Quốc Chấ n nhà thơ Tày tiêu biểu 1 Vài nét về con ngƣời và sự nghiệp

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 91 - 93)

MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA BẮC KẠN

3.1. Nông Quốc Chấ n nhà thơ Tày tiêu biểu 1 Vài nét về con ngƣời và sự nghiệp

3.1.1. Vài nét về con ngƣời và sự nghiệp

Tác giả Nông Quốc Chấn sinh ra trong một gia đình dân tộc Tày nghèo, tại bản Bó Slảng, xóm Châu Khê, xã Bằng Đức, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, hiện nay gọi là bản Nà Cọt, xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Gia đình ông là một gia đình có truyền thống hiếu học, bố làm thầy tào biết chữ Nho cũng có sáng tác thơ bằng chữ Nôm Tày (đó là tập “Kể chuyện nghèo khổ” tập thơ này chủ yếu ôn lại cuộc đời nghèo nàn cực nhục và những nỗi oan khi bọn cường hào vu khống, đổ tội cho ông). Tập thơ đã có ảnh hưởng khá sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của Nông Quốc Chấn, đặc biệt là ảnh hưởng đến cuộc đời sáng tác văn thơ sau này của ông. Có lần ông đã nói:

“Tập truyện thơ kể chuyện nghèo khổ đã giúp tôi biết yêu thƣơng ngƣời nghèo, căm thù kẻ bạc ác”.(Đường ta đi - kể ít chuyện làm thơ).

Bản thân Nông Quốc Chấn được học hành khá cơ bản, từ nhỏ ông đã được học chữ nho do gia đình đón thầy đồ từ Cao Bằng, từ Nam Định về dạy, ngoài ra ông còn được học chữ Quốc ngữ, chữ Nôm Tày và được người anh trai dạy cả chương trình Pháp Việt. Ngay từ nhỏ ông rất say mê văn chương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

87

và yêu thích các làn điệu dân ca Tày, những bài hát Sli, hát lượn, những bài phuối pác, những phong slư... Tất cả thấm sâu vào tâm hồn của Nông Quốc Chấn. Nhất là khi ông tròn 17 tuổi, ông đã được gặp gỡ nhà thơ dân gian Hoàng Đức Hậu - người “xuất khẩu thành chương”... Thì lòng yêu văn chương của ông đã được thổi bùng lên và trở thành ngọn lửa đam mê suốt cuộc đời.

Nông Quốc Chấn là người sớm giác ngộ cách mạng, từ nhừng năm 1941 ông đã tham gia phong trào cách mạng ở địa phương và giữ nhiều trọng trách, đến năm 1945 ông đã thoát li hẳn gia đình để đi làm cách mạng, và cả cuộc đời Nông Quốc Chấn đã cống hiến cho cách mạng. Sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, ông làm thơ, viết thơ là để nói lên tình yêu của nhà thơ đối với quê hương, với đất nước của mình.

Có thể nói, năm mươi năm vừa hoạt động cách mạng, vừa làm thơ - Nông Quốc Chấn đã tạo dựng và để lại một sự nghiệp văn học to lớn, đầy ý nghĩa không những cho văn học Bắc Kạn nói riêng, mà cho cả nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, cho cả nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.

Cả một đời gắn bó với cách mạng, với văn chương - Nông Quốc Chấn đã để lại một sự nghiệp văn thơ khá đồ sộ trong đời sống văn học nước nhà. Về thơ ca: Ông đã để lại cho đời 12 tập thơ đó là: Mười điều kháng

chiến (Dịch từ thơ Hồ Chí Minh) (1947), Việt Bắc đánh giặc (Việt Bắc tức

slấc) (1948), Dọn về làng (1951), Đi berlin về (Pây Bá Linh mà) (1951),

Tiếng ca ngƣời Việt Bắc (1959), Tiếng lượn cần Việt Bắc (1960), Cần

Phja Bjoóc (Người núi hoa) (1961), Đèo gió (1968), Dám kha Pắc Bó

(Bước chân Pác Bó) (1971), Dòng thác (1977), Bài thơ Pác Bó (1982)

Suối và biển (1984).

Ngoài sáng tác về thơ Nông Quốc Chấn còn viết một số thể loại khác như; Hồi kí, nhật kí, kí sự, phê bình tiểu luận về văn hoá, văn học, nghệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

thuật... Ví dụ như ở thể loại Phê bình, tiểu luận về văn học có Một vườn hoa đầy hương sắc, Đường ta đi, chặng đường mới, Tiếng nói và chữ viết về

văn hoá Tày- Nùng (1975). Ở thể loại hồi kí, nhật kí có Gặp nhau bên mè

Nặm khoỏng (1988) (hồi kí), Trên một chặng đường Đông Nam Á (1988)

(nhật kí).

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)