Vài nét về con người và sự nghiệp

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 110 - 124)

MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA BẮC KẠN

3.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp

Nông Minh Châu sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Tày thuộc tầng lớp trung nông. Thân sinh ông là cụ Nông Công Lương rất thông thạo Hán Ngữ và chữ Nôm Tày. Vì thế từ nhỏ Nông Minh Châu đã thông thuộc khá nhiều chữ Hán và chữ Nôm Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

106

Vì gia đình có điều kiện nên Nông Minh Châu đã được đi học chữ quốc ngữ từ rất sớm, thậm chí cha ông còn đi đón cả thầy đồ Nguyễn Văn Tiến - người Cao Bằng đến dạy chữ Hán tại nhà cho ông. Trong quá trình học, ông tỏ ra là người sáng dạ và có năng khiếu về văn thơ. Vì thế, nhiều người thường khen anh là trong "bụng nhiều chữ, giỏi đối đáp, giỏi làm thơ", và cũng trong thời gian này ông cũng đã lấy cho mình bút danh là "Minh Châu" và bút danh này đã được dùng trong suốt cuộc đời sáng tác thơ văn sau này của ông.

Thời thanh niên ông cũng như bao bạn bè cùng trang lứa rất hay đi chơi vào những dịp hội hè, ngày tết, ngày xuân. Theo phong tục của những dân tộc thiểu số vùng Bắc Kạn thì khi mùa xuân đến - thanh niên trai, gái thường rủ nhau đi chơi hội xuân, đi hết bản này đến bản khác, lúc nào hết hội mới trở về nhà. Khi đi chơi, bạn bè rất thích đi với Nông Minh Châu vì họ không sợ bị thua khi hát đối đáp, hát lượn, hát sli, bởi anh rất giỏi trong đối đáp so tài.

Vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX phong trào cách mạng lan rộng tràn từ Cao Bằng đến Ngân Sơn, Bắc Kạn. Cách mạng đến như một nguồn suối mát, như ánh mặt trời soi rọi vào tâm hồn anh thanh niên Nông Công Thỉ. Cũng từ đây, cách mạng đã dẫn lối chỉ đường cho anh, anh đã từng nói đến công ơn cách mạng đối với mình như sau: "Ơn ấy sâu lắm, cao lắm, hơn cả công cha nghĩa mẹ… nên suốt đời phải viết, còn hơi thở còn viết, viết để phục vụ nhân dân, phục vụ cho Đảng".

Nông Minh Châu đến với cách mạng đến với văn chương một cách "Tự nhiên, nhi nhiên" như vậy. Chính cách mạng đã chắp cánh cho sự nghiệp văn chương của ông phát triển, và cũng chính văn chương đã là một phương tiện để thể hiện tấm lòng, tình cảm của mình đối với cách mạng, đối với quê hương miền núi thân yêu của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

107

Như ta biết Nông Minh Châu là một nhà văn dân tộc thiểu số nổi tiếng nhưng đồng thời ông cũng là một nhà thơ khá nổi trội của văn học Bắc Kạn. Ông đã để lại cho đời một gia tài văn học không phải ít.

Về thơ: ông có các tập thơ: Tung còn và Suối đàn(1963) (in chung với Triều Ân), truyện thơ Cưa khửn đông (1967), Tuyển tập Nông Minh Châu

(2003) (cả thơ và văn), Thơ Nông Minh Châu(2005).

Về văn xuôi: Truyện ngắn: Ché Mèn được đi họp (1959), Tiểu thuyết

Muối lên rừng (1964), Truyện kýTiếng chim gô (1979).

Có thể nói Nông Minh Châu là một tấm gương về lao động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo, ông là một nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số mến yêu của bạn đọc nhiều thế hệ hôm qua và hôm nay.

3.2.2. Nông Minh Châu- một cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số tiêu biểu

Nông Minh Châu từ nhỏ đã được tắm mình trong những lời thơ tha thiết của những "Phong slư", "Phuối pác", của những câu truyện cổ Tày đầy ý nghĩa và cảm động lòng người: Kim Quế, Nam Kim - Thị Đan, Lương Quân - Bjoóc Lạ, Quảng Tân - Ngọc Lương…ông là người thuộc rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ của dân tộc Tày. Vì thế mà tác phẩm của ông luôn gần gũi, thân quen với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Bắc nói chung, ở Bắc Kạn nói riêng.

Xuyên suốt trong những tác phẩm của Nông Minh Châu ta thấy chủ yếu là nhà thơ ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của con người miền núi trong quá trình đấu tranh giải phóng và xây dựng quê hương. Dưới ngòi bút của ông, con người miền núi hiện lên rất đẹp đẽ, giản dị, rất chân thành, trung thực, và giàu nghĩa tình.

Ở đây, chúng tôi muốn nói tới một Nông Minh Châu với tư cách là một cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số tiêu biểu thời kì từ năm 1945 đến những năm 1970 của thế kỉ XX (vì ông cũng là một nhà thơ Tày khá nổi tiếng đương thời).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

108

Trong sáng tác văn xuôi của ông, người ta nhận thấy rất rõ hiện thực cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám. Với tấm lòng yêu quý quê hương, con người miền núi, Với tấm lòng biết ơn Đảng, Bác sâu nặng như "núi Thái Sơn", hầu hết các trang viết của ông đều giành phản ánh hình ảnh con người, cuộc sống, thiên nhiên... vùng miền núi quê ông thời kì trước và sau cách mạng.

Trong tác phẩm Mé Bang Nông Minh Châu đã miêu tả về bà Mé Bang - người phụ nữ cả một đời chỉ biết đến núi rừng, nương rẫy - vậy mà khi giặc đến gây tội ác cho quê hương, cho gia đình bà, thì lòng căm thù của bà đã bốc lên ngùn ngụt. Hình ảnh bà khi biết tin giặc bị dân quân bắt về trên đồn được tác giả phản ánh thật chân thật, đầy quyết liệt: "Đôi mắt bà bốc ngọn nhƣ hai bó đuốc… Bà đƣa tay ra đằng sau thoắt rút con dao quắm ra khỏi vỏ, nhanh nhƣ chớp phạt đứt dây buộc vác củi… Bà nhanh tay rút lấy cây củi thẳng nhất và cứng nhất… Tay cầm cây, tay nắm chắc con dao chạy lao về bản Nƣa, bà chạy gót chân nhƣ không bén đất" [14,tr.400]. Hành động nhanh chóng cầm con dao đi tìm giặc Mỹ nhảy dù xuống làng bản mình của bà đã thể hiện được lòng căm thù quyết không đội trời chung đối với giặc. Với Mé Bang thì có "Đánh cho nó chết rồi mang đi chôn vẫn không hả hết giận"

[14,tr.401]. Căm thù giặc, bà còn khuyên con phải trực tuyến thật tốt để không cho tên giặc nào thoát được "Con hãy trực trên đỉnh đèo thật tốt để giết hết giặc Mỹ mới đƣợc. Mé thấy nó bay trên trời lòng căm thù của mé không bao giờ quên đâu con ạ" [14,tr.402].

Hay tinh thần đánh giặc không chỉ ở ngoài chiến trận mà họ còn được thể hiện ở những việc nhỏ bé bình thường trong lao động sản xuất, ai cũng "Một người làm việc bằng hai" để người ra tuyền tuyến yên tâm đánh giặc. Với họ còn giặc là còn phải ra chiến trận, chưa trả được thù nhà thì không có hạnh phúc riêng, hạnh phúc riêng phải được hoà chung với hạnh phúc của dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

109

tộc, của đất nước. Đây là một tinh thần yêu nước đẹp đẽ của người miền núi Việt Bắc. Tinh thần đó được nhà văn thể hiện ở nhân vật Nải người con gái nhỏ bé mà kiên cường trong tác phẩm Mẹ con chị Nải. Để Tạo - người chồng chưa cưới yên tâm đi đánh giặc Nải đã bảo mọi người giúp cô học cách làm cày, làm bừa "Nải cúi xuống giơ những nhát búa ngang khăn chàm. Những sợi tóc buông xuống hai bên má Nải rung rinh theo nhịp búa. Mấy anh bạn của Nải đang chỉ trỏ từng nhát búa." [14,tr.390]. Sau khi thấy Nải quyết tâm như vậy trong thôn xóm khắp nơi phụ nữ học tập theo cô "Cả chị em phụ nữ cũng thấy thay đổi lạ thƣờng. Nào là sẽ thay thế nam giới mọi việc nhà. Mấy hôm nay học tập tinh thần cô Nải cô nào cũng tập làm cày làm bừa"

[14,tr.398], thế là trong thôn xóm "Bay giờ ai ai cũng chống Mỹ, cứu nƣớc." Ngƣời "già thì ở nhà sản xuất chống Mỹ. Thanh niên thì đi bộ đội giết giặc giữ nƣớc, giữ nhà" [14,tr.392]. Lúc này đây không chỉ còn có Nải mà cả một thế hệ người dân tộc Việt Bắc có chung một suy nghĩ rằng. "Nƣớc nhà đang bị Mỹ xâm lƣợc, mỗi một con ngƣời thanh niên cần nghĩ ra những trí thức của mình để làm mọi việc cho có ích"[14,tr.394]. Miêu tả tinh thần chiến đấu của Nải nhà văn đã cho người đọc thấy những nét đẹp của người dân tộc miền núi trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Trong những sáng tác văn xuôi của Nông Minh Châu, hình tượng nhân vật người phụ nữ miền núi chăm chỉ, chịu thương, chịu khó xuất hiện với tần số cao (trên 60%). Những người phụ nữ ấy không chỉ biết chăm lo những công việc gia đình mà khi có giặc họ cũng tích cực, dũng cảm tham gia đánh gặc. Tác phẩm Những gái đảm đường cầu của nhà văn Nông Minh Châu đã tái hiện một loạt hình ảnh người con gái anh dũng trong công việc giữ cho con đường không bị đứt đoạn "Giặc Mỹ dã man bắn phá các đƣờng cầu. Khẩu hiệu của chị em chúng tôi là quyết không để đƣờng tắc quá 24 tiếng đồng hồ, thực hiện bằng đƣợc khẩu hiệu chung:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110

Địch phá ta sửa ta đi.

Địch lại phá ta lại sửa, ta đi." [14,tr.418].

Không ai có thể ngờ được những cô gái nhỏ bé ấy lại có sức dẻo dai đến vậy, công việc nguy hiểm nhưng họ chưa bao giờ chùn bước. Tuy giặc

"Mỹ hàng ngày từng đàn thay phiên nhau đến phá hai cầu" [14,tr.419], nhưng họ vẫn tích cực sửa chữa cầu một cách nhanh chóng, nếu giặc đánh ngày, thì họ lại làm đêm khiến cho hai cây cầu mà họ đảm nhiệm không bao giờ bị tắc, đây là lòng quyết tâm cao của họ. Ngay cả khi họ chuyển sang công việc khác là rải nhựa con đường ở Thái Nguyên họ lại hăng say làm việc và học tập kinh nghiệm, để làm được việc đó họ gặp nhiều khó khăn vô cùng, có khi nguy hiểm đến cả tính mạng, nhưng họ vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Đó là khi chị Nụ giành lấy nguy hiểm đứng canh quả bom bi nổ chậm nhìn chị ai cũng phải mến phục lòng quả cảm vì quê hương đất nước của chị. Những người con gái đó hành động và lời nói luôn đồng hành cùng với công việc, qua lời nói của chị Nụ phần nào ta hiểu được tấm lòng của những người con gái miền núi luôn vì quê hương, vì dân tộc "Để tôi đi gác quả bom cho. Các đồng chí cứ yên tâm làm tốt nhiệm vụ, nếu bom nổ tôi hô thì nằm xuống. Còn tôi dẫu có việc gì cũng là nhiệm vụ vinh quang của cách mạng đã giao…"

[14,tr.433].

Có thể nói, qua những tác phẩm văn xuôi của nhà văn Nông Minh Châu ta thấy, nhà văn đã phản ánh rất chân thực con người miền núi trong kháng chiến, ngòi bút của nhà văn đã tái hiện lên được một hiện thực ác liệt của chiến tranh. Với ngòi bút sắc bén đầy nghĩa tình ấy ông đã được bạn đọc ưu ái đón nhận và coi ông là một nhà văn đặt những viên gạch đầu tiên cho văn xuôi thiểu số Việt Nam trong quá trình vận động phát triển.

Tình yêu quê hương, đất nước của người Vịêt Bắc còn là tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc đối với cách mạng, với Đảng, Bác Hồ. Có thể nói đây là tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

111

cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất của nhân dân Việt Bắc dành cho Đảng, cho Bác, cho cách mạng.

Bác Hồ trong lòng người dân tộc miền núi được nhà văn kể lại trong truyện ngắn Chiếc ảnh treo nhà thật cảm động, đó là những tình cảm đằm thắm của đồng bào Việt Bắc giành cho Bác. Câu chuyện kể về Giàng Pao một người dân tộc Mèo sống ở miền núi cao chưa bao giờ anh được gặp Bác Hồ, vì yêu quý tin tưởng Bác nên anh đã tìm mua ảnh Bác Hồ về treo. Mong muốn có ảnh để treo của Giàng Pao cũng là mong muốn của tất cả người dân tộc miền núi, bởi vì Bác là người mang hạnh phúc ấm no tới cho bản làng

"…Từ khi có Hồ Chủ Tịch nƣớc nhà độc lập, những tháng ăn cháo ăn củ ngày càng ít đi, tháng ăn cơm, ăn bánh tăng dần lên… nhiều nhà ở Lũng Phjầy đã quên mất lối vào rừng đào củ mài.." [14,tr.330], mến yêu con người Bác, Giàng Pao đã tìm bằng được ảnh Bác để treo trong nhà "Đƣờng xá xa xôi không biết lấy gì báo đáp công ơn đó đến Ngƣời; nay treo tấm ảnh để tỏ lòng mến Bác.." [14,tr.335]. Có thể nói, câu chuyện đã nói lên được tình cảm và sự tin yêu của người dân tộc đối với Bác, Đảng thật là sâu nặng. Cũng qua truyện ta thấy được hình ảnh con người miền núi rất thật thà, chất phác và đầy nghĩa tình.

Xuất phát từ niềm tin yêu đó, nhà văn Nông Minh Châu đã miêu tả tấm lòng của người Việt Bắc đối với Bác vô cùng rộng lớn. Vì yêu Bác nên khi các dân tộc miền núi nghe tin Bác mất họ đã vô cùng đau đớn, không có gì bù đắp nổi đau thương trong lòng của họ.

"Ôi! Núi rừng Việt Bắc lặng xuống một niềm đau thƣơng vô hạn. Cả những ruộng đồng đang đọng những ánh dƣơng thu cũng đang lặng gió để tƣởng nhớ đến ngƣời. Cả những mảng mây trắng vờn quanh ngọn núi cũng trở thành những giải khăn tang của đất nƣớc... Khóc là điều mà Bác Hồ không muốn nhƣng giờ phút này có ai cầm đƣợc lòng đau thƣơng, một cái đau thƣơng hình nhƣ không có gì bù đắp nổi" [14,tr.319].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

112

Ở trong truyện ngắn Bác Hồ mãi mãi trong lòng chúng ta này, Nông Minh Châu cũng nói tới niềm tin của người dân tộc miền núi đối với Bác, với Đảng, cách mạng, niềm tin ấy luôn vững chãi không gì có thể lay chuyển được. Dù Bác đã ra đi nhưng những lời dặn dò vẫn còn trong lòng của mỗi con người, và họ nguyện sẽ theo sự dẫn lối, chỉ đường đó. "Kẻ thù của chúng ta là bọn đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai tƣởng rằng Bác mất đi là mất tất cả. Không! Không bao giờ có nhƣ vậy. Bác Hồ vẫn còn với các dân tộc mãi mãi. Cái lòng tin ở Bác, tin ở Đảng của các dân tộc Việt Bắc vẫn không mất đi đâu." [14,tr.328].

Hiện thực về cuộc sống lam lũ, cơ cực, tủi hờn của người dân tộc miền núi trước cách mạng tháng Tám đã được Nông Minh Châu phản ánh rất chân thực. Đó là những cảnh sống thiếu thốn, nghèo đói khốn cùng của những người dân miền núi trong cuốn tiểu thuyết Muối lên rừng, (qua những nhân vật Pảo, Luông, Liệu, Phiên, Đán, Chiến…). Nhà văn đã dựng lên cuộc sống tối tăm, nghèo đói của người dân tộc miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến. Đó là những chính sách bóc lột dã man, hà khắc, và những thứ thuế vô lí của bọn thực dân, phong kiến mà bao người đã phải bỏ quê hương xứ sở để tìm lối thoát cho mình. Ví như Liệu- một cô gái người kinh ở dưới xuôi, do gia đình đói khổ cô đã phải cùng mẹ đi làm thuê, ăn xin lưu lạc lên tận vùng núi cao Bắc Kạn, nhưng nghèo đói, vẫn hoàn nghèo đói đến mức mẹ cô phải bán con " Mẹ em đành cúi mặt mà giơ tay lấy hai đồng bạc của Cháng Quảng.". Thậm chí vì cấm đoán người miền núi nuôi cộng sản mà bọn thực dân, phong kiến đã hạn chế muối ăn với nhân dân. Không có muối - cuộc sống của người dân tộc miền núi thật khổ sở, người dân đã phải đi mua muối lậu, có thể nói, vì hạt muối mà bao người phải mất mạng, phải đi

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 110 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)