Triệu Kim Vă n Một nhà thơ Dao giàu bản sắc

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 126 - 137)

MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA BẮC KẠN

3.3.2.Triệu Kim Vă n Một nhà thơ Dao giàu bản sắc

Là người con của dân tộc Dao, Triệu Kim Văn sinh ra và lớn lên từ núi rừng Việt Bắc tươi đẹp, hùng vĩ. Ngay từ thủa nhỏ Triệu Kim Văn đã được sống trong nền văn hoá phong phú, đa dạng, đậm bản sắc của dân tộc Dao. đó là điệu hát "Páo dung" (Lối hát giao duyên của người Dao), là những phong tục tập quán truyền thống, là những trò chơi dân gian trong những ngày lễ tết, hội hè... Tất cả những điều ấy đã làm nên một tâm hồn thơ đậm nét văn hoá người Dao của nhà thơ Triệu Kim Văn. Qua những vần thơ của ông ta thấy hiện lên bản sắc Dao trong quá trình miêu tả thiên nhiên, con người, và các phong tục tập quán của người Dao một cách hồn nhiên, chân thật và cũng rất nên thơ, đặc sắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

122

Như ta biết, hình ảnh thiên nhiên trong thơ của Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu là tươi đẹp hùng vĩ và tráng lệ… còn trong thơ của Triệu Kim Văn thì thiên nhiên lại hiền hoà với hương sắc núi rừng lan toả mênh mang, với cảnh núi rừng đầy thơ mộng.

Đó là những cảnh thiên nhiên của chiều xuân xóm núi mưa bay nhẹ nhàng, hoa xoan tím cả cánh rừng, cánh chim như rập rờn bay liệng tìm về tổ, đàn bò đủng đỉnh quen lối về:

- "Mƣa rây / Nhẹ mƣa rây / Núi choàng khăn trắng bay / Hoa xoan rắc tím chiều muộn /…./ Bò đàn đủng đỉnh quen lối / Cánh chim chao sập bóng ngày / Mình tôi lạc bƣớc xuân chƣa thƣởng / Vặt búp thơ gầy hứng bóng may".

(Chiều xuân xóm núi)

Hay đó là cảnh mùa xuân hoa mận, hoa mơ nở trắng đồi, nơi nơi chim đua tiếng hót:

- "Những hoa mận, hoa mơ / Muôn loài chim đua tiếng / Vũ trụ cũng non tơ / Men xuân thấm đẫm!”

(Men xuân)

Miêu tả về hồ Ba Bể nhà thơ cho ta thấy nét đẹp của hồ thật khác lạ. Đó là vẻ đẹp của núi đá bao quanh, là non nước xanh trong in bóng con người, là nét đẹp đến núi đá cũng phải nghiêng mình:

- "Ba bể xanh xanh bất ngờ / Biển trên núi biển quây bằng đá / Núi nghiêng mình núi đẹp đến hoang sơ"

(Ngƣợc miền ca dao)

Đọc thơ Triệu Kim Văn ta thấy hình ảnh thiên nhiên của miền núi cao được mô tả rất sinh động và chân thực. Đó là khi nói về mùa đông vùng núi cao, cái rét đến rét như cắt da, cắt thịt, cái rét thật khắc nghiệt vô cùng.

- "Rét từ ruột rét ra / Rét từ ruột đá rét ra / Rét từ lòng ruột đất / Rét quay rét quắt /… / Đêm đông núi / Cùng ngồi co bên bếp lửa".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

123

Thế nhưng chính cái rét ấy đã làm cho con người muốn được gần nhau hơn, thân thiết hơn. Có thể nói giọng điệu thơ của Triệu Kim Văn hiền hoà, lãng mạn, thật du dương, tha thiết.

Trong thơ của Triệu Kim Văn thiên nhiên thường rất gắn bó với con người, nó thân thiết ân tình đối với con người:

- "Chờ tháng bảy / Ta rủ nhau vào rừng / Rừng bạt ngàn mênh mông / Cây lúa trên nƣơng làm bông đầu ngọn / Quả sa nhân dƣới gốc thắp mặt trời".

(Mùa sa nhân)

Bắc Kạn có dòng sông Năng êm đềm quyến rũ, có dòng sông Cầu ngày ngày trôi chảy thật là thơ mộng, cùng với những địa danh, những huyền thoại còn lưu dấu đến ngày nay. Đó là những nhân vật như: ông Tài Ngào, là bà goá có chiếc thuyền vỏ trấu để có Hồ Ba Bể ngày nay.

- "Có một dòng sông bắt nguồn từ Phja Bjoóc / Nơi ngàn năm núi ngủ trong mây /.../ Chuyện Tài Ngào đục nƣớc khơi mƣơng / Chuỵên bà goá với chiếc thuyền vỏ trấu / Chuyện mƣờng Mẫu Ninh biến hồ Ba Bể mênh mông".

(Có một dòng sông)

Miêu tả về núi cao, nhà thơ - với lối tư duy, với cách diễn đạt của người Dao đã viết những câu thơ rất chân thật, mộc mạc nhưng cũng rất nên thơ. Nhà thơ có những nhận xét tinh tế và có đầu triết học:

- "Ngả núi ra ta ngồi / Thảnh thơi đùa với gió / Nhƣng núi mãi muôn đời / Cứ cao nhƣ núi có"

(Núi)

Qua những lời ấy ta thấy rõ lòng tự hào của nhà thơ đối với quê hương vùng núi rừng cao của mình.

Ông là một nhà thơ luôn gắn bó với quê hương, chung thuỷ với núi rừng Việt Bắc. Vì thế khi sáng tác thơ, ông thường nói tới nỗi nhớ quê hương da diết, nỗi nhớ ấy không phải chỉ nhớ về những đỉnh núi cao mờ sương tỏa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

124 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà nỗi nhớ ấy bao trùm cả tình yêu của con người, tình yêu quê hương, thứ tình yêu thật sâu lắng và tràn đầy yêu thương.

Tình yêu con người, quê hương hiện lên rất bình dị, chân thành. Tình yêu ấy nó thường được gắn liền với nỗi nhớ về mẹ, về chị, hình ảnh người mẹ hiện lên bằng những lời giãi bày tâm sự của nhà thơ đối với mẹ thật ấm áp yêu thương, vì mẹ luôn là người luôn dang rộng vòng tay để chở che cho cuộc đời con, nên mẹ chính là quê hương và quê hương cũng chính là mẹ.

- “Nếu con quên / Mẹ địu con trên lƣng / Chiếc gùi lệch bờ vai / Tháng giêng qua tháng mƣời hai /.../ Thì con xin không là con của mẹ

(Con của núi)

- “Mẹ tôi / Đã gùi mòn chiếc gùi ấy / Chiếc gùi / óng vàng những nan trúc / Đen bóng giọt giọt mồ hôi / Mẹ gùi/.../ Mƣa nắng / Mỗi ngày lƣng mẹ thêm còng / Mỗi ngày gùi càng thêm nặng/..../ Một đôi vai gầy guộc / Một bàn tay sần sùi / Điểm tựa cuộc đời tôi".

(Điểm tựa)

Điệp từ “Nếu con quên”, “Thì con xin không là con của mẹ” được lặp đi lặp lại tới bốn lần trong bài thơ để khẳng định nỗi nhớ và lòng kính yêu của tác giả với mẹ, với quê hương xứ sở. Triệu Kim Văn đã tự nhận là người “con của núi” nên dù ở nơi đâu ông cũng nhớ tới quê hương, miền núi và nhớ những người thân yêu trên núi của mình.

Nỗi nhọc nhằn sớm hôm của mẹ được tác giả gắn liền với chiếc gùi, vì chiếc gùi ấy dù mẹ lên rừng hái củi, lên rẫy vun trồng ngô sắn hay xuống núi đi chợ đều được mẹ mang theo. Cho dù năm tháng qua đi người mẹ đã già nhưng vẫn ngày ngày tần tảo với công việc để nuôi con khôn lớn trưởng thành, vì thế dù ở nơi đâu, trong trí nhớ của nhà thơ người mẹ vẫn mãi mãi là “điểm tựa” của cuộc đời con, là ánh sáng cho con tiếp bước trên mọi nẻo đường bởi “mẹ chỉ có một trên đời”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

125

Với nhà thơ mẹ là "điểm tựa" của cuộc đời còn với người chị gái thì chỉ cần có một ngày không thấy chị đã thấy “ngẩn ngơ” trong lòng. Nỗi nhớ ấy hiện lên thật hồn nhiên trong sáng.

- “Chợt bữa vắng nhà / Tôi về ngơ ngẩn / Chiều hôm gió cuốn / Mất chị của tôi /..../ Tôi chỉ nôn nao / Chị luôn sợ tối / Sợ cả thú dữ / Mà đêm không về."

(Chị tôi)

Đọc bài thơ này người đọc có một cảm giác rằng, nhà thơ đang nhớ về một thời bé dại cái tuổi còn ngây thơ, chưa hiểu biết chuyện đời, người chị đã đi lấy chồng mà nhà thơ không biết (theo phong tục xưa của người Dao thì con gái lớn phải lòng trai tự ý bỏ nhà đi lấy chồng) khiến cho cậu bé cứ ngẩn ngơ nhớ và tự hỏi, lo lắng cho chị vì chị của cậu rất sợ bóng tối, sợ thú dữ, vậy mà sao đã quá muộn rồi mà chị vẫn chưa về ! Tình cảm yêu mến lo lắng của cậu bé với chị thật trong sáng, và cảm động.

Không chỉ có vậy trái tim đa cảm của nhà thơ còn hướng về cuộc đời của những người dân tộc thiểu số khác có cuộc sống bất hạnh như “cái kiến, con sâu” ngày đêm vật lộn với cơm áo hàng ngày mà vẫn thiếu, vẫn đói.

- “Có thể nào chăng / Dửng dƣng / Trƣớc một ngƣời đàn ông / Cuốn trong cơn hoạn nạn / Và đói / Sáng / Trƣa / Rồi tối / Với những củ sắn lùi...”.

(Còn những cuộc đời nhƣ thế)

Trước những cảnh ấy nhà thơ không thể “dửng dưng” mà xót xa mà đau đớn, mà lo lắng dứt day:

- “Nhƣng rồi ngày mai / Ngày mai còn điều gì ai biết trƣớc / Ơi cuộc đời cái kiến con sâu”.

(Còn những cuộc đời nhƣ thế)

Đọc những lời thơ ấy ta thấy hiện lên một tình cảm chân thật, dung dị, mộc mạc, mà xúc động lòng người. Đó là những lời tâm tình chia sẻ, lắng đọng tình yêu của con người với con người ở vùng núi cao Việt Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

126

Cuộc đời nhà thơ đã đi quá một nửa, những bước chân của nhà thơ đã bôn ba khắp nơi, khắp chốn, nhưng dù ở nơi đâu nhà thơ cũng luôn hướng lòng mình về quê hương Bắc Kạn với vời vợi núi non, với bao kỉ niệm vui buồn, với tình yêu thuỷ chung đối với núi:

- “Tôi ngƣời núi / Là ngƣời ở núi / Đi một vòng lên núi xuống đồng / Thấy ở đâu cũng chật cũng đông /... / Nhƣng tôi ngƣời núi / Vẫn chỉ thật lòng yêu núi”.

(Đất nƣớc rộng dài)

- "Nếu tôi chết hãy đƣa tôi về núi / Để lòng tôi nhƣ mây gió phiêu diêu / Nơi hang dã uống nƣớc từ bụng đá / Đêm bập bùng ngọn lửa mái nhà xiêu".

(Nếu tôi chết)

Tình yêu quê hương sâu sắc khiến ta nhớ đến bài thơ “Hát trên đất mẹ ” của nhà thơ Dương khâu Luông - cũng một niềm đau đáu hướng về quê núi của mình:

- “Đi trăm nơi nghìn nơi / Tới chân trời góc bể / Vẫn muốn đƣợc trở về / Nơi quê hƣơng đất mẹ / Nơi ta từ tấm bé / Gắn với mọi buồn vui.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Hát trên đất mẹ- Dƣơng khâu Luông)

Thật ngẫu nhiên, hai nhà thơ, hai dân tộc: Tày - Dao đều có sự gặp gỡ trong cách thể hiện tình yêu thắm thiết đối với quê hương Bắc Kạn của mình. Cũng qua sự đồng cảm ấy ta có thể khẳng định rằng; Tình yêu quê hương chính là một thứ tình yêu sâu sắc nhất, vĩnh cửu nhất trong cuộc đời của mỗi con người.

Như đã trình bày ở trên, ta thấy bản sắc văn hoá Dao rất đậm nét trong thơ của Triệu Kim Văn. Nó như một mạch nguồn tạo nên dấu ấn riêng cho nhà thơ. Dấu ấn riêng ấy còn được thể hiện vô cùng sinh động trong việc miêu tả phản ánh về phong tục, tập quán trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của dân tộc Dao Bắc Kạn vào trong các tác phẩm thơ của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

127

Có thể nói có điều rất may mắn cho bản thân tôi đó là tôi được sống ngay cạnh bản làng người Dao nên tôi cũng hiểu chút ít về dân tộc Dao, do đó khi nhà thơ kể lại những ngày xuân của người Dao - tôi thấy, những hình ảnh mà nhà thơ đưa vào thơ thật vô cùng chân thực và sống động như trong cuộc sống đời thường của người Dao vậy.

- "Ngày xƣa / Tết của trứng xanh đỏ / Của đánh yến tung còn / Của khẩu théc, khẩu sli / Con quay xoay tròn nỗi nhớ /…. / Tết rằm âm dƣơng bịn rịn / Nhộng móc thay gà sống thiến / Mỡ vàng óng chấm xôi đỏ đen”

(Ngày xƣa)

Trong ngày tết hay ngày rằm của làng Dao, ta thấy nhà nhà đều lo nấu xôi đỏ đen để cúng, ai ai cũng dập dìu chuẩn bị đi chơi tết để tung còn, đánh yến, rang khẩu théc, khẩu sli...

Một nét phong tục của người Dao là cứ đêm ba mươi họ lại cùng nhau xum họp, ngồi ôn lại cuộc đời của cha ông ngày trước để tưởng nhớ về một cuội nguồn dân tộc ! Đây chính là nét sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc người Dao. Trong bài thơ Con sẽ về của nhà thơ đã nói lên nỗi niềm của người con xa xứ không kịp về tết cùng gia đình, nên vô cùng nhớ nhung phong tục ấy:

- "Tết này con lại không về với mẹ / Để đƣợc nghe kể truyện ngày xƣa / Vua Bàn hộ dạy cháu con dệt cửi / Lấy chỉ màu thêu áo dễ ƣa".

(Con sẽ về)

Một nét phong tục đẹp nữa của người Dao - đó là: cứ đến ngày tết thanh minh họ lại lũ lượt rủ nhau đi tảo mộ, thắp hương để tưởng nhớ tới người đã khuất. Trong bài Ngày thánh thiện nhà thơ đã cho ta thấy tình cảm sâu sắc, nồng ấm của những người sống đối với những vong hồn người đã khuất, thể hiện đạo lý "Uống nước, nhớ nguồn" của người Dao:

- "Ngày thanh minh / Những linh hồn dƣới mộ cũng không ngủ đƣợc / Vì ngƣời trần gian lũ lƣợt đi trẩy hội / Cả đi đắp mộ cho ngƣời nhà / Khói hƣơng nghi ngút trời xa".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

128

Nếu như người Tày cứ đến tết 5/5 (âm lịch) là làm lễ dâng hoa hoa quả cúng tổ tiên, để mong sẽ diệt trừ sâu bọ, tránh được mùa màng cây cối bị phá hoại, thì với người Dao cứ tết mùng 3 tháng 3 khắp bản làng giã bánh, đồ xôi, để dâng cúng Bà Chúa Chim để mong chim trời sẽ không ăn thóc lúa, để mùa màng bội thu.

- "Ngày bé / Cứ mùng một tháng ba / Làng lại đồ xôi giã bánh / Vắt những chiếc bánh nhỏ xinh xinh / Phết cung tre / Cắm lên bồ thóc / Cắm khắp lều nƣơng / Mẹ bảo đó là hoa chim sẻ / Dâng bà chúa chim / Để chim không hại lúa". (Bánh hoa chim sẻ)

Đời sống tâm linh của người Dao đã được nhà thơ miêu tả thật ý nghĩa. Chính những mong ước, những niềm tin hồn nhiên ấy có lẽ sẽ là sức mạnh giúp người Dao tích cực hơn trong lao động sản xuất, trong công việc gia đình và cộng đồng.

Trước đây người Dao họ không có ruộng để cày cấy mà chỉ có nương, bốn mùa người Dao lên rừng hái củi, lên nương trồng cấy… tất cả đều diễn ra trên nương rẫy. Vì thế, cuộc sống của họ rất vất vả, họ ngày ngày phải thức trước mặt trời để cùng nhau lên nương rẫy, và đến tối khi sao trời đã mọc người ta mới trở về ngơi nghỉ. Tác giả đã đưa hình ảnh cuộc sống vất vả ấy vào thơ một các xúc động:

- "Mùa rẫy / Dân làng tôi / Nƣớc bầu / Cơm nắm / Đi trƣớc ông mặt trời rải nắng / Về sau đàn sao thắp đèn".

(Mùa rẫy)

Người dân tộc Dao họ có phong tục sinh hoạt rất đặc biệt, cứ lúc nào họ gặt hái xong thì họ phải làm lễ cơm mới:

- "Gọi nồi cơm mới / Vì có mƣời hai bông lúa mới gặt / Mẹ buộc đặt lên mịêng nồi / Cơm chín vớt treo cạnh bàn thờ tổ".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

129

Trong đời sống tâm linh của người dân tộc Dao họ rất tin tưởng vào cõi

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 126 - 137)