MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA BẮC KẠN
3.3. Nhà thơ Triệu Kim Văn
Nếu như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu là những nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của dân tộc Tày, thì Triệu Kim Văn lại là nhà thơ tiêu biểu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
120
người Dao Bắc Kạn nói riêng, của người Dao vùng Việt Bắc nói chung. Ông là cây bút Dao nổi tiếng, tiêu biểu chỉ đứng sau nhà thơ Bàn Tài Đoàn - một cây bút trụ cột đầu tiên của thơ ca người Dao.
3.3.1. Vài nét về con người và sự nghiệp
Triệu Kim Văn là người dân tộc Dao, sinh ngày 14 tháng 7 năm 1945 tại xóm Nà Cáy, Xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống văn chương. Bố dượng ông là một thầy Tào thuộc rất nhiều truyện thơ, và cũng là người thường hay ngâm thơ cho Triệu Kim Văn nghe. Đặc biệt ông có một bà chị rất hay hát "Páo dung", chiều chiều khi chờ mẹ đi nương rẫy về người chị mê mải hát hết bài này đến bài khác cho ông nghe. Vì thế từ nhỏ ông đã được đắm mình trong cái nôi văn hoá của người Dao, nó hun đúc cho tâm hồn ông tình yêu nồng nàn đối quê hương, đối với văn chương nghệ thuật.
Từ nhỏ Triệu Kim Văn đã được học hành khá cơ bản. Từ năm 14 tuổi ông đã rời gia đình đi học ở trường Thiếu nhi vùng cao Việt Bắc, tại ngôi trường này ông rất chăm chỉ, hiếu học nên được thầy cô yêu mến, vì thế trong thời gian học ở ngôi trường này ông đã vinh dự được đón Bác Hồ khi Bác về thăm trường. Có thể nói đây là bước ngoặt lớn trên con đường sự nghiệp của ông, tư tưởng yêu nước thương dân của Bác đã ăn sâu vào trí nhớ của nhà thơ, nó trở thành hành trang trong suốt cuộc đời sáng tác của nhà thơ Triệu Kim Văn.
Đến năm 1964 ông thi đỗ vào trường Trung cấp Sư phạm Việt Bắc, ra trường với sức trẻ đầy nhiệt huyết ông đã không ngừng học hỏi và sáng tác thơ ca, cho đến năm 1973 với sự mong muốn được học hỏi trau dồi cho kiến thức văn chương, ông đã tiếp tục đi học và trở thành sinh viên Đại học Tổng hợp khoa Ngữ văn lúc đó ông mới tròn 28 tuổi. Có thể nói đối với một người con dân tộc thiểu số mà có sự phấn đấu liên tục trên con đường học tập như vậy là một điều đáng được khẳng định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
121
Ra trường với tấm bằng Đại học Tổng hợp khoa Ngữ văn, ông đã thực sự có điều kiện tốt để trở thành một tác giả văn học của tỉnh Bắc Kạn, có vốn kiến thức ông sáng tác vững vàng hơn, được nhiều bạn đọc chú ý hơn. Đặc biệt thời gian sau này ông đã được mọi người tín nhiệm và giữ nhiều chức vụ trong hội Văn học nghệ thuật của tỉnh Bắc Kạn. Đến năm 2001 ông là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn.
Với Triệu Kim Văn ông chưa bao giờ tự hài lòng với bản thân mình, ông là người luôn có ý thức trong quá trình hoạt động sáng tác văn chương. Vì thế cho đến bây giờ khi ông đã nghỉ hưu, nhưng trong ngôi nhà 9B - Phường Đức Xuân Thị xã Bắc Kạn, ông vẫn đêm đêm miệt mài lao động nghệ thuật bền bỉ, nghiêm túc và sáng tạo.
Triệu Kim Văn là một nhà thơ khá nổi tiếng trong nền Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, đọc thơ ông ta thấy dạt dào một tình cảm sâu đậm đối với quê hương miền núi, đối với cộng đồng Dao thân yêu của mình.
Ông đã có những tập thơ sau được xuất bản: Hoa núi (1989), Mùa sa
nhân (1994), Lá tìm nhau (1999), Lửa mồ côi (2002), Con của núi (2002),
Lối cỏ (2004).