PHẦN II I: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 137 - 140)

Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn học Bắc Kạn - nền văn học của một tỉnh miền núi cao phía Bắc Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỉ qua, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Là một bộ phận trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại (Từ năm 1945 đến nay), văn học Bắc Kạn được hình thành và phát triển theo những quy luật vận động chung cuả văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đó là nền văn học vận động, phát triển theo quá trình vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam, nhưng cũng mang nhiều nét riêng của một vùng văn hoá, văn học dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa của đất nước (từ đặc điểm đội ngũ tác giả đến nội dung phản ánh trong tác phẩm).

2. Bắc Kạn là một chiếc nôi đã sản sinh, nuôi dưỡng và cống hiến cho nền văn học thiểu số nói riêng, văn học Việt Nam hiện đại nói chung nhiều tác giả văn học là người thiểu số nổi tiếng như: nhà thơ Nông Quốc Chấn, Nhà văn Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, nhà thơ Triệu Kim Văn, Dương Thuấn, Nông Thị Ngọc Hoà... Chính những nhà thơ, nhà văn này đã có công rất lớn trong việc xây dựng lên một nền văn học Bắc Kạn giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Những tác phẩm của họ chính là lòng biết ơn sâu sắc, niềm tự hào của văn học Bắc Kạn, là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của các dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn nói riêng, ở cả vùng Việt Bắc nói chung đối với Đảng, Bác Hồ, trong suốt nửa thế kỉ qua. Họ xứng đáng là những nhà văn tinh hoa của văn học Bắc Kạn và của cả nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam.

3. Một trong những điểm nổi bật nhất của văn học Bắc Kạn là hầu hết (trên 90%) tác giả văn học là người dân tộc thiểu số của tỉnh (người Tày, người Dao, người Hơ Mông...) - đội ngũ đó ngày càng được bổ sung đông đảo hơn, số lượng, chất lượng tác phẩm ngày càng được nâng cao. Họ xứng đáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

133

là những thế hệ nối tiếp các bậc "tiền bối" uy tín (như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu...). Cho dù - đến hôm nay trong các tác phẩm của họ đã có rất nhiều yếu tố mới, hiện đại, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn họ - tính dân tộc vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những tác phẩm của họ (Thơ Triệu Sinh, Dương Thuấn, Dương Khâu Luông, Nông Thị Ngọc Hoà...). Đó là điều đáng quý đối với đội ngũ tác giả ngày nay.

Đặc điểm nổi bật thứ hai của văn học Bắc Kạn là: hầu như tất cả những sáng tác của tác giả Bắc Kạn đều thấm đượm bản sắc dân tộc. Bản sắc ấy được thể hiện một cách vô cùng sinh động, cụ thể, phong phú ở nội dung phản ánh của tác phẩm (thông qua việc phản ánh, miêu tả cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ, cảnh Hồ trên núi đầy màu sắc huyền thoại và thơ mộng; miêu tả cuộc sống, con người Bắc Kạn với bao vẻ đẹp khoẻ mạnh của vùng sơn cước, cũng như bao nỗi khổ đau, bất hạnh của một thời kì lịch sử trước cách mạng tháng Tám, bao hi sinh, gian khổ mà anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; với bao sự hồ hởi, sung sướng, nhiệt thành trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền núi cao khi hoà bình lập lại...; thông qua việc phản ánh những nét đẹp của phong tục, tập quán đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng núi cao (với các làn điệu dân ca, những lễ hội mùa xuân, phong tục cưới xin, ma chay...)). Bản sắc ấy còn được thể hiện ở nghệ thuật phản ánh trong các tác phẩm thơ, văn của các tác giả văn học Bắc Kạn. Đó là việc sáng tác bằng song ngữ, là việc vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả vốn thơ ca, dân ca, tục ngữ, thành ngữ... dân gian dân tộc vào các sáng tác của mình; là việc tư duy, diễn đạt theo đúng kiểu tư duy, diễn đạt của người dân tộc miền núi cao... Tất cả những điều đó đã tạo nên những tác phẩm giàu bản sắc dân tộc của các tác giả văn học Bắc Kạn trong suốt nửa thế kỉ qua.

4. Có thể còn những hạn chế nhất định trong những sáng tác của các nhà văn Bắc Kạn, có thể tiếng nói văn học Bắc Kạn cũng chưa đến được với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

134

nhiều bạn đọc trong cả nước do nhiều lí do khác nhau - nhưng với những gì đã làm được, đã dựng xây trong suốt hơn 60 năm qua - có thể khẳng định rằng: Bắc Kạn có một nền văn học địa phương phong phú, giàu bản sắc. Bắc Kạn đã có những đóng góp quan trọng vào đời sống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Đó là điều mà chúng tôi tự hào về mảnh đất miền núi - quê hương của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

135

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 137 - 140)