Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ mang đậm phong các diễn đạt của người miền nú

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 75 - 91)

diễn đạt của người miền núi

Về ngôn ngữ

Trong sáng tác văn học để bạn đọc hiểu được tác phẩm thì phải có ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của nhà văn, nhà thơ với bạn đọc, thông qua ngôn ngữ tác giả đã dựng lên ý đồ sáng tạo tác phẩm của mình. Nhà văn Nông Viết Toại có nói "Ngôn ngữ nó là chiếc cầu cảm thông sâu sắc giữa tác giả và độc giả" [46,tr.189].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

Có thể nói qua tìm hiểu những sáng tác văn học Bắc Kạn ta thấy ngôn ngữ trong văn thơ rất mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, tự nhiên, hồn nhiên như cách nói và cách nghĩ của người miền núi, nhiều lúc lại như hoang sơ, tươi mát, ngọt lành, có lúc lại vô cùng lãng mạn, bay bổng, điều này phù hợp với đời sống tâm tư, tình cảm của người dân tộc miền núi.

Văn học Bắc Kạn có ngôn ngữ đặc trưng của người miền núi, các nhà văn, nhà thơ thường dùng những từ đệm thường ngày trong cách nói của họ, ví dụ như:

- "A lúi, những ngƣời là ngƣời / Đeo súng ngắn, súng dài, súng dóp / Hoan hô! Hoan hô!".

(Bộ đội ông cụ - Nông Quốc Chấn)

Hay cách diễn đạt của họ rất thật thà, rất miền núi trong bài Toọn Mà

bản- Dọn về làng.

- "Mé! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng, / Tây mẻn thai, pắt slổng pền têm /… / Súng théc, mì tây mà mấƣ á"

Dịch nghĩa:

- "Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng / Tây bị chết, bắt sống hàng đàn /… / Súng nổ! Có Tây lại về rồi vớ".

(Toọn mà bản - Dọn về làng - Nông quốc Chấn)

Cách diễn đạt của các tác giả miền núi không tuân theo ngữ pháp của tiếng phổ thông, mà theo cách suy nghĩ của các nhà văn, nhà thơ. Như khi viết về Bác Hồ các tác giả Bắc Kạn miêu tả hình ảnh về Bác bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc như cách nói của người miền núi vốn thật thà ngay thẳng… Họ nói Bác là gốc Việt minh, là ông già giản dị quen thuộc, thân thiện…

- “Cầƣ củng đoán cốc trỏ việt minh / Ngòi bâƣ ảnh hăn đích nả tồong / Bấƣ sai ké coón lồng tàng nẩy”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72 Dịch nghĩa:

- "Ai cũng đoán ngƣời gốc việt minh / Nhìn bức ảnh thấy đúng giống mặt / Không sai ông già trƣớc xuống đƣờng này".

(Bộ đội Pú Ké - Bộ đội ông cụ - Nông Quốc Chấn)

Hay trong truyện ngắn Bác Hồ mãi trong lòng chúng ta của Nông Minh Châu cũng miêu tả Bác rất gần gũi thân thuộc với người dân Việt Bắc."Ngƣời Việt Bắc nào mà chả nhớ ông cụ mặc áo Nùng đi đôi “hài xảo" năm xƣa ở Việt bắc. Rồi những ngày về Thủ đô vẫn ông cụ ấy, với bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su vẫn còn in nặng núi rừng Việt Bắc. Cái năm nào không nhớ thời gian nhƣng ai cũng nhớ Ông cụ mặc áo chàm ngồi nhà sàn cùng đồng bào Tày, ăn cháo bẹ. Đến bữa ăn cụ đi xem từng mâm, mời từng ngƣời rồi mới quay về cầm bát đũa của mình". [14,tr.323].

Luôn luôn khát khao và mong ước có cuộc sống hoà bình, người dân Bắc Kạn quyết tâm đánh giặc đến cùng, với ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, dứt khoát Nông Minh Châu đã tái hiện lên một ý chí sắt đá của dân tộc Bắc Kạn trước kẻ thù.

- "Trận quyết định để ngày mai toàn thắng / Để nƣơng ta thơm cốm bốn mùa".

(Gửi anh Chƣơng - Nông Minh Châu)

- “Slà điếp bjooc hom, điếp nả hai, / Slà mong slƣờn ún pjọm nhình chài. / Tọ slà báƣ lạy xo ơn slấc, / Căm slủng càm pây quyết slổng thai!”

Dịch nghĩa:

- "Ta yêu hoa thơm, yêu mặt trăng, / Ta mong nhà ấm đủ (sum họp) trai gái./ Nhƣng ta không lạy xin ơn giặc, / Cầm súng bƣớc đi quyết sống chết!”

(Nặm tỷ - Tổ quốc - Nông Quốc Chấn)

Trong thơ của Triệu Sinh ta cũng thấy ngôn ngữ mộc mạc dứt khoát, dù trong hoàn cảnh nào họ cũng đi theo cách mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

73

- “Hua pỏ tốc, lủc liền dặng khứn (Đầu bố rơi, con liền đứng dậy / Hua lủc tốc, mẻ tứn càm pây (Đầu con rơi mẹ tiếp bƣớc ngay)”.

(Chứ tẻo lăng - Bùi ngùi nhớ lại tháng ngày xa xƣa - Triệu Sinh)

Giặc Pháp tràn về thôn bản, khiến cho bao lứa đôi tan vỡ, bao hạnh phúc nát tan, với ngôn ngữ hết sức mộc mạc dễ hiểu, các tác giả đã cho ta thấy nỗi đau đớn xót xa khi bọn thực dân bắt bớ, chém giết những người dân vô tội trên quê hương của mình. Nhà thơ Nông Minh Châu đã ví von so sánh thực dân Pháp là "diều hâu" đem bao nỗi đau thảm khốc đến quê hương của nhà thơ.

- "Nhƣng lũ diều hâu đã ào ào tới / Xé nát bầu trời tĩnh nghịch thân yêu / Trút bom xuống làm rách thảm lúa chiều / Cả nƣơng chàm, rẫy bông, đồi bắp / Mái nhà sàn ven rừng quen thuộc / Đang yên vui bỗng hoá tan hoang".

(Qua cánh đồng Lanh Chang - Nông Minh Châu)

Trong truyện ngắn Boỏng tàng tập éo (Đoạn đường ngoặt) của Nông Viết Toại ông đã xây dựng ngôn ngữ thật sinh động khi mọi người bàn tán về những con người đầu hàng đi theo Pháp. Với những cách nói rất miền núi, ví von, so sánh sắc bén. “Xằng chắc fầy mẩy nặm lụ nặm đăp fầy! Nặm noòng lè fja kin mẩt, tọ nặm bốc tẻo mất kin pja! Da đảy hắt ác căn lai. mì vằn lao bấƣ pây nêm tây đảy mại lụ đầy! câu lao tuống hang slửa mền tẻo doại hử kỉ bảt hua hài năng chầy cà. Mửa mìn boong mầu chẳng hảy khôn tha phjói lụ dà! Hò sli, hò hết ồm ồm. Boong câu mọi pan háng chắng pây dự đáy cân cƣa toỏc, tọ lao tố đảy kin pận tởi. Boong mầƣ slƣởng linh mọi pày kỉ pác cân, lao kin bấƣ xằng lẹo tẻo tá đai chầy cà. Dá đảy hêt bặng báo slao cạ: Hẳm mạy táng tóa khẩu rẩy. Năng dú rƣờn cẳm pác nặp cổn? kin dá đuổi căn các thày củng pền phƣa hẩu tởi lục lan vằn lăng đuổi!...”. Dịch nghĩa:"Chƣa biết là lửa cháy, làm cạn nƣớc hay nƣớc lại dập tắt lửa. Nƣớc lũ thì cá ăn kiến, đến khi nƣớc cạn kiến lại ăn cá? đừng có làm dữ quá, xem có bám đít Tây đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

mãi không? Có ngày chúng mày sẽ khóc hết nƣớc mắt, ròn cả lông mi… Đừng có thi nhau tác oai tác quái! Chúng tao mỗi phiên chợ chỉ mua một cân muối, nhƣng có khi đƣợc ăn suốt đời chúng mày rắp tâm lĩnh muối mỗi lần mấy trăm câ, e rằng ăn chƣa hết đã đi rồi! Đừng có làm kiểu nhƣ trai gái thƣờng ví tự chặt cây, cây lại đổ vào mình, ngồi ở nhà chẳng nhẽ sàn nhà kẹp mông hay sao? ăn ở với nhau các thầy cũng phải lo cho con cháu đời sau với chứ!..." [59,tr.21 - 144].

Hay khi tả cảnh đẹp của quê hương với những cảnh đẹp của Hồ Ba Bể, ngôn ngữ lại như lãng mạn, bay bổng say cùng cảnh đẹp của các nhà thơ, họ so sánh Hồ Ba Bể cảnh đẹp như tiên, những bông hoa bồng bềnh rủ xuống như màn thổ cẩm.

- “Mênh mông pja cắp nặm: Cảnh tiên / Phja khang bjoóc phặc phjền lọm khóp”.

Dịch nghĩa:

- "Mênh mông nƣớc cùng cá, cảnh tiên / Hoa phặc phiền rủ buông màn thổ cẩm".

(Chồm vằn nẩy - Trông ngắm cảnh hôm nay - Triệu Sinh)

- "Ba Bể xanh xanh đến bất ngờ / Biển trên núi biển quây bằng vách đá /Núi nghiêng mình núi đẹp đến hoang sơ".

(Ngƣợc miền ca dao - Triệu Kim Văn)

Như vậy qua tìm hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ của các tác giả Bắc Kạn ta có thể khẳng định rằng ngôn ngữ mà họ sử dụng rất sống động, nhiều sáng tạo, giàu chất tạo hình, mộc mạc, giản dị, tự nhiên. Đặc biệt họ rất thích sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân lao động. Chính vì thế mà khi đọc những trang viết về Bắc Kạn người ta cảm thấy gần gũi quen thuộc như mình đang hòa trong trang viết của các nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

Về hình ảnh

Trong lý luận văn học dân gian của Phương Lựu đã định nghĩa về hình ảnh như sau: "Hình ảnh là khái niệm gợi tả sinh động trong cách diễn đạt cuả con ngƣời. Ví dụ cách diễn đạt có hình ảnh, ngôn ngữ giàu hình ảnh" [44,tr. 10]. Từ định nghĩa này ta có thể khẳng định rằng khái niệm gợi tả của hình ảnh là thể hiện trong nếp sống và tư duy của mỗi con người trước hiện thực.

Như ta biết người miền núi vốn giản dị trong cách nói, cách nghĩ, cách làm hơn nữa cách tư duy của họ cũng cụ thể. Do đó hình ảnh trong văn thơ rất giản dị, đậm chất so sánh liên tưởng, vừa cụ thể, vừa thân quen với đời sống sinh hoạt, vừa có tính triết lý, khái quát theo lối tư duy, mộc mạc của người miền núi nơi đây. Người Bắc Kạn rất gần gũi với thiên nhiên núi rừng, nên khi nói tới thiên nhiên họ thường lấy hình ảnh nương chàm để nói tới sự gắn bó của người Bắc Kạn với núi rừng.

- "Nƣơng chàm em đã phát đủ mùa nhuộm / Ngô nhà cũng đã mọc đủ gang tay".

(Gửi anh Chƣơng - Nông Minh Châu)

Hơn nữa hình ảnh thiên nhiên trong văn thơ của Bắc Kạn còn là những đồi núi, những cánh rừng trải rộng mênh mông, "Tôi nhìn theo tay ông thấy những ngọn núi xanh rì, chi chít trồng lên nhau mọc thủng cả mây trời"

[14,tr. 471].

Cách mạng đến, người miền núi nơi đây được giác ngộ và được ví qua hình ảnh người mù thấy đường, người câm biết nói.

- “Bặng cần bót, slụ tàng đảy phjải, (Nhƣ ngƣời mù, biết đƣờng đƣợc đi,) / Bặng cần vặm, slụ phuối oóc cằm (Nhƣ ngƣời câm, biết nói ra lời)”

(Bâƣ slƣ đeo - Một lá thƣ - Nông Quốc Chấn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hay hình ảnh của anh Lưu được giác ngộ cách mạng được ví với hình ảnh của đoạn đường ngoặt. “...Niệm lặm pha rƣờn dá, Lƣu chắng pjạc quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

boỏng tàng tập éo khảm pây tó tàng luông. Cẳm ngòa, Lƣu hƣơn đông mà quá bủng nẩy. Củng tó kha tàng nẩy căm ngòa Lƣu mừa dƣơng rƣờn, cẳm nẩy Lƣu thăng mừa đoàn thể” [58,tr.34]. Dịch nghĩa: "...Niệm vào trong nhà, Lƣu mới rẽ vào đoạn đƣờng ngoạt để đi về phía đƣờng cái. Cũng một con đƣờng này, đêm qua Lƣu từ trên rừng về thăm nhà, đêm nay Lƣu về với đoàn thể..." [59,tr.32].

Khắc hoạ tâm trạng của người dân miền núi các nhà văn hay dùng lối liên tưởng, so sánh rất gần gũi, dễ hiểu với người dân miền núi, ai cũng có thể nhận ra được. Ví dụ khi nói tới cuộc sống cơ cực của ông Phúc nhà văn Nông Minh Châu đã để cho nhân vật nói lên những suy nghĩ từ đáy lòng mình:

“Đời tao nhƣ một cái gánh, hai đầu đòn là hai cái dậu. Bên nào nặng, bên nào nhẹ, bên nào rách, bên nào lành tao đã hiểu". [14,tr.442].

Hay là những so sánh, ví von hình ảnh giặc Mỹ bị bắt run sợ chạy trốn trong "hốc đá".

- "Con sóc nhảy qua giặc vã mồ hôi /… / Thằng giặc Mỹ mặt nhƣ chàm đổ / Đôi môi run xám cánh bọ hung".

(Truyện bắt giặc Mỹ - Nông Minh Châu)

Bác Hồ và Đảng đã đem đến cho người dân Bắc Kạn sự no ấm nên trong thẳm sâu trái tim của họ hình ảnh Bác đẹp đẽ, chân thực.

- “Lằm lặp slíp slí mùa pẻng tải (Lần lƣợt mƣời bốn mùa bánh tải)/ Pjom cụ Hồ, tối tởi khay kha (Ông Cụ Hồ, đổi đời mở mắt)”.

(Việt Bắc - Tây Nguyên, Việt Bắc - Tây Nguyên - Nông Minh Châu)

Hay khi nói về tình yêu trai gái các nhà văn đã đem đến cho bạn đọc những hình ảnh so sánh, ví von đặc sắc đầy chất thơ của tình yêu.

- “Tình slao báo bặng pja chập nặm / Tình trai gái nhƣ cá gặp nƣớc”. (Tiếng lƣợn cần Việt Bắc - Tiếng ca ngƣời Việt Bắc - Nông Quốc Chấn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

Tình yêu trong thơ của Ma Phương Tân ví nỗi niềm yêu của người lính với hình ảnh biển cả bao la.

- “Slim điếp của cần lỉnh / Giản dị to quảng quây / Mênh mông bặng pé quảng / Đạn bom bấu xé lìa”.

Dịch nghĩa:

- "Tình yêu của ngƣời lính / Giản dị mà bao la / Mênh mông nhƣ biển cả / Đạn bom chẳng xoá nhoà"

(Slim điếp của cần lỉnh - Tình yêu của ngƣời lính - Ma Phƣơng Tân)

Hoặc khi diễn ta về sự đông đúc người dân Bắc Kạn thường dùng hình ảnh ví von: "Đông nhƣ suối, nhiều nhƣ lá trên rừng" vì suối và rừng gắn liền với cuộc sống của con người nơi đây.

- "Ngƣời đi nhƣ dòng suối chảy trên rừng".

(Anh kể về Hà Nội - Dƣơng Thuấn)

- "Anh em mình ở đâu cũng có / Nhiều nhƣ lá rừng không thể nào đếm". (Thăm anh em ở Krông Năng - Dƣơng Thuấn)

- "Nƣớc chảy xiết dòng ngƣời càng chảy xiết / Sông reo to tiếng nàng ơi còn reo".

(Bằng Giang - Nguyễn Minh Châu)

Khi nói tới số nhiều họ thường mượn hình ảnh "Nhiều như bướm tháng ba, nhiều như măng tháng ba, nhiều như hoa trong vườn, nhiều như trâu trên núi…" để so sánh, ví von.

- “Tỉ hây mì lai cần hơn nẩy (Chỗ tôi có nhiều ngƣời hơn chỗ này) / Cần kéo bặng mật tuấy, bỉ bên (Ngƣời kéo nhƣ kiến bò, bƣớm bay)".

(Cần Phja Boóc Ngƣời núi hoa - Nông Quốc Chấn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- "Ƣớc gì mai ra sông / Mong con hƣơu để ra con hƣơu cái / Nhƣ măng mọc tháng ba".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

Khi về thành phố Dương Thuấn thấy xe cộ đông đúc ông đã ví.

“Xe cộ nhƣ trâu rập rình trên núi”.

(Anh kể về Hà Nội - Dƣơng Thuấn)

- “Khách mua hàng đông kín chợ phiên / Ô tô, xe máy nhiều nhƣ trâu về bản”.

(Đến Pắc Nặm - Dƣơng Khâu Luông)

Hoặc khi diễn đạt về hành động đi nhanh, người miền núi thường ví đi nhanh như lá, đi nhanh như suối chảy.

- "Đành bƣớc nhanh cùng cành lá lên rừng"/... / Tôi phải nhanh chân kịp lúa mọc trên nƣơng".

(Qua cánh đồng Lanh Chang - Nguyễn Minh Châu)

- "Đoàn ngƣời / Đi nhanh / Nhƣ lá"

(Đoàn ngƣời - Dƣơng Thuấn)

Ánh sáng của điện đã về với làng bản, nơi nơi vui tươi chờ đón, tất cả đều được tác giả miêu tả bằng hình ảnh quen thuộc, gần gũi của người miền núi.

- “Giú slƣờn khao mùng ngọa kỷ tầng (Ở nhà trắng lợp ngói mấy tầng) / Điện slủng bặng đao bân slíp hả (Điện sáng nhƣ sao trời mƣời năm)”.

(Thơ Pắc mừa Nặm Pé- Thƣ gửi Ba Bể - Nông Quốc Chấn)

- "Ánh mắt em nôn nao nhân loại / Đèn diện giăng nhƣ một thành phố chín".

(Bên cổng vàng - Dƣơng Thuấn)

Hay khi nói tới cách tư duy suy nghĩ của người miền núi về những điều mới lạ trong lao động sản xuất, họ đã liên tưởng so sánh chiếc máy cày bằng sắt với răng bừa bằng gỗ hết sức ngộ nghĩnh."Ông Cành nghĩ: Cũng lắm thứ lắm, toàn sắt là sắt, bọn mối mọt cũng không thể nhai đƣợc rồi, nhƣng ngâm nƣớc nó có chịu đƣợc bằng bừa gỗ dẻ hong trên gác bếp không đây". [32,tr.227].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

Trong những hình ảnh so sánh, ví von của người miền núi có những hình ảnh rất khác so với miền xuôi. Người miền xuôi thường ví mặt trái xoan, môi trái tim, da "trắng như tuyết", "dáng thanh thanh" hay "đẹp như tiên giáng trần". Người miền núi lại so sánh "dáng thì mập mạp, môi đỏ thắm như hoa vông", vẻ đẹp như “nữ thần” và “trăng”. Đó là: "Đào ngƣời mập nhƣ cây chuối hột, mặt bầu bầu da mƣợt mịn, gò má đỏ thắm nhƣ hoa vông, thắp lửa trên cành lá xum xuê". [32,tr.230].

- "Dáng em nhƣ nữ thần trong gió / Em gùi nhƣ ngƣời cao nguyên". (Em tôi ở Mƣờng Đôn - Dƣơng Thuấn)

- "Em đẹp nhƣ trăng rằm toả rạng".

(Đón dâu - Dƣơng Thuấn)

Có thể nói đặc điểm đáng chú ý trong nền văn học Bắc Kạn, đó là đa số các tác giả văn học đều từng được sống và làm việc tại Bắc Kạn nên tất cả các hình ảnh so sánh ví von đều bị ảnh hưởng của thói quen đồng bào dân tộc. Họ lấy cảm hứng từ quê hương, con người xứ núi để viết nên câu chuyện giản dị, mộc mạc, đậm chất miền núi.

Về giọng điệu

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 75 - 91)