Cuộc sống khổ đau bất hạnh của đồng bào các dân tộc trước năm 1945 nguồn cảm hứng mãnh liệt

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 42 - 48)

Trong xã hội thực dân, phong kiến người dân miền núi đã phải chịu bao đau đớn, đoạ đầy, họ bị bóc lột đến tận xương, tận tuỷ, cơm không có ăn phải lên rừng đào sắn, đào củ rừng, hái măng, hái lá ăn thay cơm, thay gạo. Bao gia đình tan nát, con mất cha, vợ mất chồng, trẻ con đói rách phải làm thuê, làm mướn. Bao bản làng bị đốt phá, nương rẫy, ruộng vườn thì tan hoang, người dân bị bắt bị lùa như con trâu, con bò, đói khát và luôn bị cái chết rình rập...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

Hiện thực đau lòng ấy đã là nguồn cảm xúc mãnh liệt đầy xót xa đối với các nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số Bắc Kạn. Trong các sáng tác của họ, hình ảnh về cuộc sống con người với bao nỗi đớn đau, bất hạnh đó luôn trở đi trở lại như một niềm xót xa, day dứt khôn nguôi.

Hàng loạt bài thơ của Nông Quốc Chấn - con chim đầu đàn của thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam - đã phản ánh một cách vô cùng cụ thể và sinh động nội dung ấy. Ví dụ như:

- "Tôi không quên khi tuổi mình lên tám / Mẹ chết rồi, không có ván, khăn tang/.../ Ba ngày sau tôi đi ở trừ công / Từ sáng đến trƣa địu trẻ trên lƣng

/ Con họ cƣời mà tôi rơi nƣớc mắt / Một đàn trâu, một mình tôi chăn dắt / Trâu có chuồng tôi không có áo thay".

(Nói với các anh)

- "Tây chạy vào làng bắt hết những đàn ông / Con ùa theo bố, vợ chạy theo chồng / Tiếng ngƣời kêu, tiếng lợn gà nháo nhác / Giặc bắt xếp hàng nhìn không đƣợc khóc / Chồng bị roi quật nát tím bầm da /…./ Chiếc nhà sàn cũng bị chúng thiêu tro / Bụng mang thai, tay dắt đứa con thơ / Bị lùa đi tập trung dinh đói rách".

(Gửi ba mẹ Miền Nam)

- "Càn khỏ lẻ toón chin tổn chẳn. / Cầƣ bấu cháp đảy bản lẻ ni./ Phấn thai dác bấu mì cần toọn / Phấn tải căn pây pản kin xo / Phấn pây xa hất phu liệng phác…"

Dịch nghĩa:

- "Dân nghèo vẫn phải lo từng bữa / Không sống nổi đành phải đi tứ tán / Ngƣời đói lả chết thảm bên đƣờng / Kẻ li hƣơng bơ vơ hành khất / Ngƣời làm phu vất vả nuôi thân".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

- "Slƣờn slầu bấu muối cƣa muối khẩu (Nhà mình không hạt muối hạt gạo)/ Kỉ pi noọng dú slƣờn chắn dác (Mấy anh em ở nhà nhịn đói) /Chảo mảy lạp tổm vạ nhứa pì" (Cháo măng vầu luộc với tóp mỡ).

(Nhình slao lẩn chuyện - Con gái nói chuyện) - "Mền chắp nà, chắp slẩy, chắp sluôn / Sloong lục ỷ pền coòn pền pjạ. / Khuốp pi ngài vất vả đét phân /…/ Hò lục cốc náo đảy slíp lam, / Pây ngòi vài, tiệ eng, hết khỏi".

Dịch nghĩa:

-"Nó chiếm ruộng, chiếm rẫy, chiếm vƣờn, / Hai chúng con hoá thành mồ côi / Cả năm bị vất vả nắng mƣa. /…./ Thằng con cả mới đƣợc mƣời ba, / Đi chăn trâu, cõng trẻ làm thuê".

(Bâƣ thƣ đeo- Một lá thƣ)

Dưới ngòi bút của nhà thơ Nông Quốc Chấn ta thấy hiện lên hình ảnh chân thực về một quá khứ lam lũ khổ cực, tủi hờn, đầy khổ đau của nhân dân các dân tộc ít người.

Còn nhà thơ, nhà văn Nông Minh Châu phản ánh về nỗi khổ nhục triền miên của người dân tộc miền núi, ông viết:

- "Mái nhà sàn ven rừng quen thuộc / Đang yên vui bỗng hoá tan hoang". (Qua cánh đồng Lang Chanh)

- "Vì ai làm khổ cho ngƣời nào / Mất ruộng mất vƣờn cũng tại sao /Bốn vụ che thân đâu có áo / Nửa năm lót bụng củ mài, đao."

(Gửi em )

Đối với nhà thơ Triệu Sinh - một nhà thơ tiêu biểu của văn học Bắc Kạn - phản ánh đời sống tăm tối của đồng bào dân tộc Bắc Kạn dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến vô cùng chân thực. Đó là:

- "Bại pi bƣơn slổng dú chang đăm / Ngựa cạ lẹo tha vằn nƣa phạ /…/ Pác thứ thoẻ pi pi lèo nộp / Sliểu slắc xu mẻn chƣợc phúc mừ".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

Dịch nghĩa:

- "Ngày tháng năm sống trong tăm tối / Tƣởng không còn thấy ánh sáng mặt trời /…/ Trăm thứ thuế lòng căm phải nộp / Thiếu một xu liền bị cùm tay". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Chồm vằn nẩy-Trông ngƣời ngắm cảnh hôm nay) - "Xa mằn pẩu vẻng thân đong pá /…/ Bấu cƣa chin phổc phù vẻng mình/ Cần Phja Bjoóc cần búng Pé ngần / Đang nủng pác Pjếng phung lài lỉn / Mằn, pẩu liệng thân mỉnh cẳm nâƣ".

Dịch nghĩa:

- "Tìm củ mài không đƣợc con chết rũ xƣơng/…/ Không muối ăn, ngƣời phù da vàng vọt / Ngƣời Ba Bể ngƣời dân Phja Bjoóc / Trẻ con không manh áo che thân / Ngƣời lớn áo quần trăm miếng vá".

(Chứ tẻo lăng - Bùi ngùi nhớ lại tháng ngày xƣa) - "Mì rƣờn mẻ hảy than mất pỏ / Tốc nặm thai xa bố hăn tang".

Dịch nghĩa:

- "Có nhà con khóc than mất bố / Vợ khóc than thảm thiết mất chồng". (Chứ tẻo lăng - Bùi ngùi nhớ lại tháng ngày xa xƣa)

Nhân dân Việt Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dân, phong kiến nỗi khổ không sao kể hết được, nhà thơ Cầm Biêu dân tộc Thái cũng đồng cảm với các tác giả khi nói về nỗi khổ của các dân tộc miền núi, nếu kể cái khổ sẽ là ao, là hồ, là biển.

- "Đã nói nƣớc mắt cay ta chảy thành ao / Đã kể, nƣớc mắt dâng đắng thành hồ / Làm ngƣời thời giặc tây khổ lắm chị em ơi!".

(Gái thời giặc - Cầm Biêu)

Đó là trong thơ ca, còn trong văn xuôi thì sao ? Khi đọc các tác phẩm văn xuôi của Nông Minh Châu - cây bút tiêu biểu của văn học Bắc Kạn, hình ảnh cuộc sống đầy đau khổ và bất hạnh của đồng bào các dân tộc thiểu số còn thể hiện cụ thể và rõ nét hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

Nói về những đau khổ khốn cùng, đầy cơ cực của nhân dân Bắc Kạn Nông Minh Châu đã diễn tả nỗi khổ của người dân ở các phiên chợ, họ đi ăn xin trông rất thảm thương. "Ở những phiên chợ của ngƣời miền núi ngày xƣa, đầu đƣờng cửa chợ gặp biết bao ngƣời ngửa nón chắp tay vái để xin mảnh lá dong còn dính "cơm lèng"" [14,tr.322]. Cái đói luôn thường trực xung quanh họ, khắp nơi trên miền núi này ở đâu cũng gặp người đi ăn xin, người bị chết đói cạnh dọc đường.

Nỗi cơ cực ấy là do bọn thực dân và quan lại phong kiến đem lại, chúng đưa ra những chính sách vô lý, biết người dân miền núi xa biển nên vô cùng thiếu muối, bọn chúng đã hạn chế bán muối cho người dân, người nào muốn có muối ăn thì phải tìm đủ hai lạng "thau cát" (một loại cây rừng quý như đay) mới được mua muối. Trong hoàn cảnh ấy nhà nhà thiếu muối, xanh xao vàng vọt, họ phải khổ cực đi vào rừng kiếm "thau cát" cho bọn thực dân, đó là cảnh mẹ con Pảo "Mỗi ngày trời chƣa sáng đã đi, đến lúc trời tối hẳn mới về nhà. Mẹ con Pảo lần từng khe suối, leo từng quả núi" để tìm "thau cát", tìm được rồi họ lại phải "Ngồi tuốt ra từng khúc. Đêm nào cũng vậy chim "Queng quý" gọi, mẹ con Pảo mới bắt đầu đi ngủ" [14,tr.130].

Vì hạt muối mà biết bao người dân phải mất mạng, phải đi tù, phải li hương tứ tán. "Hột muối lên rừng có cả nƣớc mắt, mồ hôi và những giọt máu đào" [14,tr.315].

Trong câu chuyện Muối lên rừng Nông Minh Châu còn khắc hoạ chân thực bọn thực dân, phong kiến bóc lột sức lao động của nhân dân, chúng công khai đánh đập, giết người để thoả mãn nhu cầu của chúng. "Ngƣời dân trong vùng không ai quên đƣợc những chuyến phu năm xƣa đi làm cho nhà chánh Quảng. Mỗi một hoàn đá tảng chạm rồng của nhà chánh Quảng nhƣ còn có những đƣờng máu của ngƣời dân" [14,tr.159].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

Qua những lời kể của nhà văn Nguyễn Văn ta thấy bọn thực dân, phong kiến rất độc ác, khi chúng đã thâm thù ai thì bọn chúng phải trả được thù mới thôi, có thể nói bọn chúng thật tàn nhẫn và dã man. "Quả nhiên hôm ấy cai "Bẩn" tới cửa lò thƣợng, lăn đá xuống giết hại cả hai ngƣời. Việc làm của hắn, có ngƣời trông thấy mà phải chịu" [33,tr.278].

Nhà văn Nông Viết Toại cũng miêu tả về bọn thực dân Pháp trong cảnh tượng, bọn chúng đem cắt đầu những người theo cộng sản mang ra đường cái rêu rao khắp nơi, nhằm dập tắt lòng yêu nước của người dân tộc miền núi. Nhìn cảnh đó thật thương tâm, không một ai là cầm được nước mắt, vậy mà bọn chúng vẫn thản nhiên cười như không có việc gì xẩy ra. "Hua cần cả lình! Quái đảy, cẳm ngoà hăn boong đâƣ bản chảo nhào nhào. Hăn cạ kỉ hò Bó-nặm bản đáy cần nấng dú Cốc- chủ. Quáy tầƣ, bại hò fan mền chắng tốp khen tốp kha khƣơc chằng chằng". [59,tr.252]. Dịch nghĩa: "Đúng đầu ngƣời thật! Thảo nào đêm qua nghe trong bản đồn ầm lên, bảo là mấy thằng ở Bó - nặm bắn ngƣời ở Cốc - chủ, té ra mấy thằng Pháp vỗ tay cƣời lúc nãy là cƣời cái đầu lâu này". [59,tr.28].

Bọn thực dân và phong kiến đã đầy đoạ những người dân miền núi đến khốn cùng, không thể ngóc đầu lên được, chúng ra sức bóc lột khiến cuộc sống của người dân vất vả, cơ cực vô cùng. Người dân lúc này chỉ còn biết chạy vào rừng để kiếm củ mài thay cơm. "Toàn bản lấy củ mài thay cơm, vỏ sui làm áo, làm chăn" [14,tr.491]. Người miền núi xưa khổ đến thế là cùng khổ cực từ đời cha, đời ông rồi đến đời con và đến chết vẫn chưa hết khổ

"Đời ông, đời cha của cậu và mẹ đã từ quả núi này sang quả núi khác; nhƣng đâu cũng giống nhau. Đến hôm chết vẫn mang bắp bung, quấn giát vầu về trời" [14,tr.322]. Hay câu nói của người mẹ kể lại chuyện xưa kia cho con nghe về những khổ cực mà mẹ đã trải qua "Đời của mẹ khổ dài nhƣ nƣớc chảy". [14,tr.347].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

Có thể nói, hiện thực xã hội miền núi thời kì trước cách mạng thật vô cùng đen tối, cuộc sống của nhân dân các dân tộc thiểu số thật vô cùng bất hạnh. Chính vì vậy nhân dân các dân tộc Bắc Kạn vô cùng căm thù giặc Pháp và bọn thống trị tay sai, họ đã vùng dậy và đấu tranh anh dũng để cứu bản, cứu mình. Họ cùng nhau tìm đến với cách mạng, họ một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ để đấu tranh giành lấy quê hương, giành lấy hạnh phúc cho mình, và cho cả dân tộc.

Các nhà thơ, nhà văn của Bắc Kạn thời kì này đã thấu hiểu (vì bản thân họ cũng là những người chịu bao nỗi đoạ đầy của bọn chúng) và phản ánh vô cùng trung thực, sinh động những ngày tháng đau thương đó của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Những tác phẩm của họ đã góp phần tố cáo kẻ thù, giác ngộ quần chúng nhân dân một lòng theo cách mạng, theo Bác Hồ để kháng chiến thành công và xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.

2.2.1.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ mà anh dũng, cuộc sống mới con người vui tươi lao động sản xuất - là điểm nổi bật

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 42 - 48)