Sự kế thừa truyền thống văn học dân gian

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 74 - 75)

Tìm hiểu về nền văn học Bắc Kạn ta thấy văn học Bắc Kạn đã kế thừa truyền thống của văn học cổ, đó là vận dụng các thể thơ hát dân ca như hát Sli, Lượn, Then, Páo dung… cách gieo vần của thơ ca truyền thống, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao… một cách sáng tạo linh hoạt.

Đó là tác phẩm: Cần Phja Bjoóc (Người núi hoa) Nông Quốc Chấn đã dựa vào truyện Khảm hải(Vượt biển) để sáng tác ra tác phẩm này, vận dụng thể hát Sli, Lượn trong những bài Tiếng lượn cần Việt Bắc(Tiếng lượn người Việt

Bắc), "Nhình slao lẩn chuyện" (Con gái nói chuyện), Bài thơ Pác Bó

Hay những thể loại thơ bốn chữ, năm chữ, bẩy chữ một cách nhuần nhuyễn, chẳng hạn trong bài Nhớ:

- "Con suối nhớ ai / Róc ra róc rách / Đêm đêm ngày ngày / Nhắc thầm không trách."

(Nhớ - Nông Quốc Chấn)

- "Ở núi Pù Nam / Có đàn kiến đen / Và đàn kiến vàng / Xây tổ cạnh nhà". (Kiến đen và kiến vàng - Dƣơng Khâu Luông)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

Ngoài ra còn có trong bài: Chú bò lười, Gọi vịt về chuồng, Cây móc… của Dương Khâu Luông. Trong thơ Dương Thuấn cũng xuất hiện thể thơ bốn chữ, năm chữ đó là những bài: Hạt dẻ, Chia trứng công, Đi ngủ, Cây sui,...

Viết theo thể năm chữ có bài: Ba bố con họ hoàng, Nhớ Thái Bình,

Bài thơ Pác Bó… của Nông Quốc Chấn, ví dụ:

- "Qua khỏi đò tân đệ / Ngoảnh lại chào Thái Bình / Vài bữa thăm quê mẹ / Em lại về với anh".

(Nhớ Thái Bình - Nông Quốc Chấn)

Bài Mây và núi, Gửi con học cấp một,… của Nông Minh Châu

- "Vắng mây núi trầm ngâm / Ngắm trăng sao đây đó / Xa núi mây lên tầng / Chắp cánh vờn theo gió".

(Mây và núi - Nông Minh Châu)

Viết theo thể bẩy chữ có bài Dọn về làng, Khóc đồng chí, Tìm trâu,

Bài thơ tháng támcủaNông Quốc Chấn, Kha tàng mừa Thái (Con đường

về Thái Nguyên), Nghé tắng (Cái ghế), Thâng bản Đoài Khôn (Đến bản

Đoài Khôn)của Nông Viết Toại…

Như vậy văn học Bắc Kạn đã có sự kế thừa truyền thống của văn học cổ, qua sự kế thừa đó người đọc đã thấy được vốn văn hoá đặc sắc của văn học Bắc Kạn, họ đã tạo nên sự hấp dẫn cho bạn đọc.

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 74 - 75)