Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ mà anh dũng, cuộc sống mới con người vui tươi lao động sản xuất là điểm nổi bật

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 48 - 59)

Có thể nói đây là một nội dung cơ bản trong các sáng tác của các tác giả Bắc Kạn. Trong hầu hết các sáng tác của các nhà thơ, nhà văn từ 1945 đến 1986 đều phản ánh nội dung này. Bởi hơn ai hết, các tác giả Bắc Kạn chính là những người con của quê hương vùng núi cao này. Họ là những người trực tiếp tham gia kháng chiến, trực tiếp chung tay xây dựng lại quê hương khi sạch bóng quân thù, do đó những trang viết của họ vô cùng trung thực, những lời thơ, câu văn như được dứt ra từ trái tim, từ máu thịt của họ vậy. Đọc tác phẩm của họ, người ta hình dung ra cả một thời kì kháng chiến đầy gian khổ hi sinh, nhưng cũng đầy tự hào bởi những chiến công lừng lẫy. Những tác phẩm thơ của Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Nông Minh Châu, Văn Lợi..., những tác phẩm văn của Nông Minh Châu, Nông Viết Toại... Luôn phản ánh một cách sinh động chủ đề ấy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

Trong thơ ca khi phản ánh về tinh thần đấu tranh anh dũng của dân tộc Bắc Kạn, trước tiên các tác giả sáng tác những bài thơ cổ động con em các dân tộc lên đường nhập ngũ để bảo vệ quê hương.

- "Vằn ngoà pây khai hội / Lủc tỉnh nguyện tòng quân /…/ Chằng tức chuyệt slấc Phan / Nƣớc mất lẻ rƣờn tan / Lục lẻo pây bộ đội".

Dịch nghĩa:

- "Hôm qua đi khai hội / Con tình nguyện tòng quân /…/ Chƣa diệt hết giặc Pháp / Nƣớc mất thì nhà tan / Con phải đi bộ đội".

(Pây bộ đội - Đi bộ đội - Nông Viết Toại) - "Tằng rƣờn, tằng bản hạy tứn xày, (Cả nhà, cả bản hãy đứng dậy) / Căm slủng, căm pƣn, căm bủa, thây. (Cầm song, cầm cung, cầm búa, cày)".

(Nặm tỉ - Tổ quốc - Nông Quốc Chấn)

Nhà thơ Nông Minh Châu đã nói tới chí căm thù giặc, quyết phải đánh đuổi giặc đến cùng trong bài thơ Đêm Ba Khe.

- "Đất có giặc đây rồi ta bƣớc / Đƣờng rậm cỏ chân ta phát lối quang/…./ Giặc vẫn mê man chƣa tỉnh giấc / Mà mắt ta đã sáng nhƣ ngân hà / Mày chƣa dậy quân ta sẽ đánh thức / Thức lần này để ngủ kỹ trăm năm."

(Đêm Ba Khe - Nông Minh Châu)

Để giữ đất nước quê hương những người thanh niên miền núi Bắc Kạn trong thơ của Nông Minh Châu đã không phân biệt dân tộc, không phân biệt trai gái. Họ cùng nhau ra chiến trận, cùng nhau sát cánh chống lại kẻ thù.

- "Các anh chị: Tày, Nùng, Kinh, Mèo, Mán / Tạm xếp nƣơng chàm, khung dệt, quả còn / Tạm biệt nhà sàn về ngủ lán / Giữ Đèo Giàng là giữ bản thôn".

(Ngƣời thanh niên giữ Đèo Giàng - Nông Minh Châu)

Lòng căm thù giặc của người dân Việt Bắc lúc nào cũng bốc cao ngút ngàn. Bởi giặc đến đây đã khiến bao người phải chia lìa, mất mát, đau thương. Nên họ nguyện một lòng chiến đấu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

- "Fầy tha khửn, lục khỏi thót càn, (Thằng giặc Pháp hung hăng đáng chết!) / Xùa pỉ noọng khẩu pan hò lính (Băm xƣơng thịt mày tan mới hả)".

(Tọn mà bản - Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)

- "Phải đánh đổ vua quan! / Phải quét sạch bọn giặc tây bạo tàn".

(Bùi ngùi nhớ lại tháng ngày xƣa - Triệu Sinh ) Họ luôn tin tưởng một ngày mai không xa lũ giặc tàn ác ấy sẽ bị đánh đuổi khỏi đất nước này, sự thanh bình yên vui sẽ trở lại với quê hương.

-"Hây tứn, Nhật Tây lằn nắm khói! (Nhật Tây sẽ đổ khi ta dậy!) / Nƣớc slƣờn oóc slủng xiên thù (Đất trời sẽ lên ánh mặt trời)".

(Hảy đồng chí - Khóc đồng chí - Nông Quốc Chấn)

Như Nông Minh Châu, Nông Quốc Chấn họ đã reo vui khi chúng ta đã giành được thắng lợi.

- "Tin về rồi mẹ ạ! / Bên ta bắt bên Pháp / Phải kí giấy hoà bình / Nay đến ngày ta ƣớc".

(Hai lời gửi mẹ - Nông Minh Châu)

- "Ngọn cờ ta rực rỡ phất lên cao / Hôm nay ngày hội mừng chiến thắng". (Chiến công quê hƣơng chiến công đất nƣớc - Nông Quốc Chấn)

Có thể nói tinh thần đấu tranh quật khởi, để dành thắng lợi của dân tộc Bắc Kạn trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Chống Mỹ chủ yếu được phản ánh trong thơ ca, còn trong văn xuôi cũng có nhắc tới nhưng lại rất ít ỏi. Qua sự khảo sát, tìm hiểu của bản thân tôi thì chỉ có nhà văn Nông Minh Châu, Nông Viết Toại là có một số tác phẩm phản ánh tinh thần đấu tranh anh dũng của quân và dân.

Đó là truyện ngắn Anh vệ quốc đoàn, qua câu truyện này tác giả đã cho ta thấy tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta, qua đó nhà văn cũng cho ta thấy sự nghĩa tình của các chiến sĩ bộ đội đối với nhân dân. Đó là khi giặc đến họ sẽ chiến đấu đến cùng: "Còn một đơn vị bộ đội Vệ quốc đoàn vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46

chiếm giữ vƣờn mía Cốc-Ngận bắn yểm trợ cho dân chạy nốt ra ngoài" [59,tr.97]. Tình nghĩa của anh vệ quốc đoàn chính là khi anh đã dũng cảm cứu Niềm thoát khỏi bàn tay của giặc trong gang tấc "Thằng tây sắp ôm choàng lấy Niềm thì bỗng đoàng! Nó bật ngửa. Chỉ nghe nó kêu ồ ồ rồi tắt lịm. Phát súng của Thanh nhằm giữa ngực thằng Tây. Thanh chạy đến đỡ Niềm dậy." [59,tr.97].

Truyện ngắn Ngày ba mươi tết Nông Viết Toại kể lại câu chuyện của anh Cắm một người dân tộc dũng cảm, sớm giác ngộ cách mạng, rất yêu cách mạng. Nhà văn kể lại việc Cắm lấy súng trường đi đổi trâu nhưng đã không thành chỉ vì "gặp giải phóng quân đến, Cắm đƣa luôn, chẳng tính toán gì" [59,tr.104-105]. Thậm chí khi Cắm giáp mặt với lính Pháp anh vẫn không sợ gì, khi biết bọn chúng đi lùng bắt người "Cắm gƣơng súng nhằm thẳng về phía chúng, néo cò. Khẩu súng rung lên khạc đạn… chúng chạy toán loạn" [59,tr.109], thế là chỉ có mình anh mà đã khiến bọn lính bỏ ý định đi bắt người.

Vì kiên cường, anh dũng chiến đấu, chúng ta đã giành được thắng lợi

"Cả bọn đồn Tây cũng đã đem lính đến hàng cách mạng..., cách mạng đã vào lấy kho gạo và muối về chia cho dân" [14,tr.313].

Như vậy các nhà văn, nhà thơ Bắc Kạn đã tái hiện lại cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầy hi sinh gian khổ, nhưng thắng lợi vẻ vang. Họ những người con của núi rừng Bắc Kạn đã chiến đấu, hi sinh để giành lấy quê hương lấy tự do độc lập cho nước nhà. Họ luôn luôn một lòng một dạ cho đất nước quê hương này.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - hình ảnh đẹp nhất, sáng chói nhất và để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc - đó là hình ảnh Bác Hồ - vị cha già dân tộc, ông ké của đồng bào các dân tộc Việt Bắc, vừa gần gũi thân thiết vừa vĩ đại thiêng liêng. Qua việc dựng chân dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

ông ké - Bác Hồ như vậy, ta thấy được tình cảm sâu nặng, lòng biết ơn vô hạn của nhân dân các dân tộc thiểu số Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

Bác Hồ trong lòng đồng bào các dân tộc Bắc Kạn rất gần gũi và thân thiết, nên rất nhiều tác giả sáng tác thơ, văn để ca ngợi Bác. Đó là tác giả Nông Quốc Chấn với những tác phẩm sau: Bộ đội pú ké (Bộ đội ông cụ), Tẩu xạn

mác ít (Dưới giàn nho), Việt Bắc - Tây Nguyên..., Tác giả Nông Minh Châu

có tác phẩm: Cô gái quẩy nước, Bác Hồ mãi mãi trong lòng chúng ta, Chiếc

ảnh treo nhà, Chuyện anh Thượng..., Nhà thơ Triệu Sinh với tác phẩm: Cần

khâu ơn Đảng (Người Dao ơn Đảng), Bác Hồ slương dân cháu nước (Bác

Hồ thương dân cứu nước), Trông người ngắm cảnh hôm nay..., Nhà thơ

Triệu Kim Văn: Đường lối Hồ Chí Minh..., Văn Lợi: Bác tới bản Dao...

- "Mì pú ké càm chang mà vạ, / Đang nủng bộ slửa khoá pỏ Nồng, / Mừng căm tèo ba toong chổng coón. / Lăng củng táng thác ngọm ba - lô / Khen kha nàng vạ dám pền khuây / Nắm tảng lăng boong hây lục báo /…../ Cầƣ cũng đoán cốc trỏ việt minh / Chắng giú hợp dân tình pận nẩy. / Cách mạng lừ cũng đảy thành công".

Dịch nghĩa:

- "Lại có ông cụ già đi chân đất, / Mặc quần áo ngƣời Nùng. / Tay cầm cây gậy mây rừng; / Miệng ngậm một điếu can không khói / Bộ râu dài vừa trắng vừa đen / Chân tay nhanh nhẹn nhƣ thanh niên./…. / Nhất định đây là ngƣời "Pỏ Cốc" / Dân ta sắp tới ngày độc lập".

(Bộ đội Pú Ké - Bộ đội ông cụ - Nông Quốc Chấn)

Bác trong lòng dân là vị lãnh tụ vạch lối chỉ đường soi sáng cho nhân dân có được ấm no.

- "Ngƣời đi xa vẫn vạch sẵn cuộc hành trình / Cho đất nƣớc dân tộc ta đi tới / Làm chủ cuộc đời làm chủ hành tinh"

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

- " Hoan hô Hồ Chí Minh vĩ đại, / Cừn vằn, cần lo tải nhân dân / Đắp vằn phầy toả bân đăm thí, / Lo nặm mƣờng yên slí hất kin."

Dịch nghĩa:

- "Hoan hô Hồ Chí Minh vĩ đại, / Tối ngày, ngƣời lo cho nhân dân. / Tắt khói lửa toả trời đen tối, / Lo nƣớc mƣờng yên chí làm ăn''.

(Tẩƣ xạn mác ít - Dƣới giàn nho - Nông Quốc Chấn)

Niềm tin của dân tộc Việt Bắc đối với Bác là tấm lòng biết ơn đời đời đối với Chủ tịch kính yêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- "Bản Dao ơn Bác đời đời / Những lời Bác dặn vẫn ngời trong tim". (Bác tới bản Dao - Văn Lợi)

- "Bẩu cầƣ án leo may chang đông / Án rừ reo đẩy công Đảng, Bẳc / Tái cần khau oóc pjót lủng loàng''.

Dịch nghĩa:

- "Ai đếm đƣợc rừng bao nhiêu cây / Đếm sao đƣợc công Bác Hồ, công Đảng / Dẫn ngƣời Dao thoát khỏi mịt mù''.

(Cần khâu ơn Đảng - Ngƣời Dao ơn Đảng - Triệu Sinh)

Hình ảnh Bác Hồ và lòng biết ơn của các dân tộc với Bác còn được thể hiện trong thơ của Bàn Tài Đoàn:

- "Cụ Hồ mang áo về cho mặc, / Cụ Hồ đem muối về cho ăn./Nay Bác bảo ta đi đào đất / Mở thêm đƣờng cái lên Đồng Văn".

(Muối của cụ Hồ - Bàn Tài Đoàn)

Trong thơ Nông Minh Châu ơn của Bác Hồ đối với nhân dân là vô cùng to lớn.

- "Em không dám lời ơn của noọng / Ơn đó chuyển lên Đảng cụ Hồ". (Cô gái Tày trên công trƣờng đá - Nông Minh Châu)

Tin tưởng vào con đường Bác vạch ra, nhân dân Bắc Kạn đã trung thành theo Đảng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49

- "Lòng dân trung thành tin theo Đảng / Nhƣ đoá hƣớng dƣơng hƣớng mặt trời".

(Quê tôi đổi mới - Trần Công Ảnh)

- "Trai gái trẻ già đoàn kết một lòng

Theo Bác Hồ, theo Đảng đánh đuổi giặc xâm lăng".

(Trông ngƣời ngắm cảnh hôm nay - Triệu Sinh).

Còn Nông Minh Châu trong truện ngắn Chuyện anh Thượng niềm tin vô cùng vững chãi trong tâm trí của nhân vật Rắc đối với Bác Hồ. "Nếu không có con đƣờng cách mạng, con không có áo hoa này mặc đâu. Lớn lên con không thể theo một con đƣờng nào khác là con đƣờng của Bác Hồ [14,tr.383].

Bác Hồ trong Chiếc ảnh treo nhà của Nông Minh Châu ta thấy Bác trong con mắt của mọi người thiêng liêng, đẹp đẽ. Đây chính là tình cảm mà nhân dân Việt Bắc dành cho Bác, tuy Bác không đứng ở đó nhưng nhìn hình ảnh mọi người lại thấy Bác đang hiện hữu khuyên nhủ nhân dân, để rồi cứ nhìn hình Bác là cả "nhà Giàng Pao ít to tiếng với nhau. Mấy lần vợ chồng Giàng Pao không đồng ý với nhau định câu trái câu phải nhƣng nhìn lên ảnh Bác Hồ, nhớ câu đoàn kết tự nhiên trong lòng không có lửa, nhìn nhau lại cƣời với nhau". [14,tr.331].

Ngay cả khi Bác đi xa mãi mãi nhưng hình ảnh của Bác vẫn còn đọng trong tâm trí của mọi người. Nỗi nhớ về Bác là vô hạn "Bác Hồ kính yêu của chúng ta không còn nữa. Ôi! núi rừng Việt Bắc lắng xuống một niềm đau thƣơng vô hạn. Cả những ruộng đồng đang đọng những ánh dƣơng thu cũng đang lặng gió để tƣởng nhớ đến Ngƣời. Tất cả đều thấm nƣớc mắt. Khóc là điều Bác Hồ không muốn nhƣng giờ phút này còn ai cầm đƣợc lòng đau thƣơng, một cái đau thƣơng hình nhƣ không có gì để bù đắp nổi.'' [14,tr.319].

Có thể nói "Bác Hồ là niềm tin bao la" trong trái tim mọi người, Bác tới đâu là đem niềm vui và hạnh phúc đến cho tất cả mọi người. Đặc biệt sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

cách mạng tháng tám thành công người dân Bắc Kạn càng trung thành với con đường Bác vạch, họ cùng nhau đánh đuổi quân xâm lược, để sau này họ cũng là những người góp sức làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ lùng lẫy khắp năm châu.

Tuy nhiên từ sau năm 1954 đất nước ta đã bị cắt thành hai chuyến tuyến miền Bắc được giải phóng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn người dân miền Nam vẫn phải sống trong chiến tranh. Trong lịch sử đó người dân Bắc Kạn cũng như nhân dân toàn miền Bắc bắt đầu bước vào công cuộc 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, phấn đấu đạt được chỉ tiêu của Đảng Nhà nước đặt ra. Vì miền Nam ruột thịt miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương lớn cho miền Nam để chống lại chiến tranh họ đã có khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngƣời", "Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm" với quyết tâm ấy họ đã chi viện rất khẩn trương nhộn nhịp cho miền Nam. Hoà chung với không khí đó Bắc Kạn cũng đã nhiệt tình chi viện cho Miền Nam cả người và của, họ thi đua nhau sản xuất, thi đua nhau lên đường vào Nam.

Nhà thơ Nông Quốc Chấn đã miêu tả mọi người dân cùng nhau đăng kí vào chiến trường miền Nam để đánh đuổi giặc.

- "Đồng bào miền Nam ơi! / Hãy diệt loài giặc quỷ / Đây mƣời bẩy triệu ngƣời / Tất cả đều đăng kí!".

(Ba bố con họ Hoàng - Nông Quốc Chấn)

- "Tôi định xin nghỉ phép / Về thăm quê, thăm nhà / Nhƣng nghe tin giặc Pháp / Lại đánh miền Nam ta. / Nửa đêm tôi lại đi / Tàu chở đầy đồng chí / Đất nƣớc lại lâm nguy / Đƣờng hành quân không nghỉ ". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ngƣời Tân Trào - Nông Quốc Chấn)

- "Lục pây bộ đội, mé dú slƣờn, / Slấc Pháp - Mị khả cần cƣơp cúa, / Tẹp mèn pây, lục mé cỏi mà".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51 Dịch nghĩa:

"Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà, / Giặc pháp, giặc Mĩ còn giết ngƣời cƣớp của trên đất ta / Đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ".

(Toọn mà bản Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)

Tình nghĩa của người Việt Bắc thật sâu nặng, dù chiến trường ác liệt, dù bọn Mĩ có phong toả gắt gao nhưng họ vẫn không sờn lòng, đến nỗi Níchxơn đã phải thú nhận rằng "Mặc dầu ném bom rất ác liệt vẫn không giảm đi một cách có ý nghĩa việc đƣa ngƣời và trang bị vào miền Nam Việt Nam ".

Có lẽ người người đều vì miền Nam.

- "Chúng tôi ngƣời Việt Bắc / Không một lúc lãng quên / Giành Nam - Bắc nối liền, / Giành lấy ngày thống nhất".

(Tiếng ca ngƣời Việt Bắc - Nông Quốc Chấn)

Người Miền Bắc vừa chi viện cho miền Nam vừa chống chiến tranh phá hoại miền Bắc. Toàn dân luôn chuẩn bị sẵn sàng để chống lại ý đồ phá hoại miền Bắc của Mĩ, ở đâu cũng đào hầm phòng tránh, sơ tán người và của, khi giặc ném bom thì tránh, khi chúng ngừng ném bom thì lại sản xuất bình thường, nơi nào cũng khẩn trương làm việc, họ luôn nêu cao khẩu hiệu "quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược". Ai cũng chắc tay súng, vững tay búa, vững tay cày. Nhà thơ Nông Minh Châu đã tái hiện lại quang cảnh khẩn

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 48 - 59)