thơ mộng thiên nhiên còn là cái nôi bảo vệ con người và cách mạng
Trong văn học Bắc Kạn tình yêu thiên nhiên miền núi cũng được các tác giả miêu tả hết sức tươi đẹp, thơ mộng, hùng vĩ. Với người Việt Bắc thiên nhiên là niềm tự hào của họ. Vì thế trong sáng tác của các tác giả Bắc Kạn thiên nhiên xuất hiện luôn gắn bó, hoà nhập với con người.
Chẳng hạn khi nói về mùa xuân Việt Bắc tươi đẹp thì các tác giả thường miêu tả sắc màu miền núi rất đặc trưng. Hoa lá mùa xuân đua nhau nở, khắp rừng núi từng đôi chim hót ca rộn ràng, cảnh vật rừng núi trở nên thơ mộng, vui tươi:
- "Mùa xuân mấƣ mà đuổi boong slầu, / Bâƣ boóc nhoọng pù khâu, đông pá. / Bặng mản cạm khang quá nả bàn, / Nọôc queng quý tò khan pền tối".
Dịch nghĩa:
- "Mùa xuân mới về với chúng ta / Lá hoa nhuộm đồi đèo, rừng núi / Nhƣ thổ cẩm trải qua mặt bàn / Chim queng quý cùng hót thành đôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
59
- "Xuân mà giá đáo nả nặm mƣờng ơi / Màu ngoạ mấƣ chản ngầu đét ón, / Nặm mƣờng kheo tổng nà kheo kheo ứt / Bjoóc mặn, bjoóc phung phông khao pù pài".
Dịch nghĩa:
- "Xuân về rồi tƣơi thắm bản làng ơi, / Màu ngói mới rực hồng trong nắng ấm, / Nƣớc non xanh, cánh đồng xanh vô tận / Hoa mận, hoa mơ nở trắng lƣng đồi".
(Tình xuân Bắc Kạn - Ma Phƣơng Tân)
- "Bạt ngàn trắng hoa mơ / Khi xuân về bừng nở / Đất cựa mình khẽ thở / Để chồi non nhú lên / Tiếng suối chảy êm đềm / Ngân lên từng nốt nhạc”.
(Bắc Kạn ngày xuân - Nguyễn Ngọc Lan)
- "Cao cao vách đá trúc buông / Dƣới vòm trong vắt một dòng sông Năng / Những đàn cá lội tung tăng / Giỡn theo triền đá vẩy vàng ánh lên"
(Động Puông Ba Bể - Hà Hữu Nghị)
Trước cảnh đẹp của thiên nhiên, núi rừng, con người Việt Bắc trở nên lãng mạn, nên thơ, họ ngâm lên những khúc hát với mùa xuân và bè bạn.
- "Êm đềm khúc hát sông cầu / Lòng quê dải lụa nhuộm màu yêu thƣơng". (Bắc Kạn xuân về - Ma Phƣơng Tân)
Phong cảnh Ba Bể như một bức tranh thuỷ mặc hữu tình nên thơ, trong làn sương mù bao phủ, cảnh vật huyền ảo đan xen tiếng chim hót và muông thú gọi bầy. Hồ nước trong xanh vời vợi với bóng núi và mây trời lồng lộng. Tất cả đã in đậm trong tâm trí mọi người. Vì vậy nhà văn nhà thơ nào tới đây cũng phải phóng ngòi bút của mình trước cảnh đẹp của núi rừng nơi đây. Ví dụ như nhà thơ Dương Thuấn diễn tả cảm xúc của mình trước Hồ Ba Bể để rồi anh là người mời gọi bạn bè đến quê hương xứ sở.
- "Có thể anh chƣa bao giờ làm thi sĩ / Đến Ba Bể cảnh thần tiên đẹp quá / Anh sẽ bồi hồi và tự làm thơ".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
60
Quê hương, núi rừng Bắc Kạn qua miêu tả của các nhà văn, nhà thơ thật thơ mộng trữ tình, nhưng cũng thật hùng vĩ, tráng lệ.
- "Dƣơng Lái Tạng nặm luây tốc tát / Vằn nẩy nặm nhằng át slèng cần''.
Dịch nghĩa:
- "Thăm Lái Tạng nƣớc chảy rơi thác / Ngày nay nƣớc còn át sức ngƣời." (Thơ Pắc mừa nặm pé - Thƣ gửi Ba Bể - Nông Quốc Chấn)
- "Chài rèo noọng pây chồm Lái Tạng /.../ Bặng phai cắt khẩu coong bên oóc. / Tha vằn khứn thấng pjót nhót phja".
Dịch nghĩa:
- "Em cùng anh tới vùng Lái Tạng /... / Nƣớc reo, nƣớc chảy, nƣớc xô vƣợt đá / Nhƣ bông sơ vào máy bật tung ra".
(Chồm vằn nẩy - Trông ngƣời ngắm cảnh hôm nay - Triệu Sinh )
- "Quê tôi núi ngàn cao vời và lớn rộng / Sáng sớm sƣơng trời bay trắng lòng thung".
(Quê tôi núi ngàn - Dƣơng Thuấn)
Thiên nhiên Việt Bắc không chỉ thơ mộng hùng vĩ mà thiên nhiên còn là cái nôi bảo vệ con người và cách mạng, thiên nhiên nuôi dưỡng che trở cho con người, thiên nhiên là “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
- "Tọ mặc slấc hết lừ bấu mứn / Cầu lằn slíp, cần tứn càm pây / Tàng đông, pù boong hây khang tẳng
Dịch nghĩa:
- "Nhƣng mặc cho giặc làm gì thì cũng không chắc (Không làm gì đƣợc ta) / Một ngƣời ngã mƣời ngƣời đứng dậy bƣớc đi / Đƣờng rừng, núi chúng ta ngang dọc".
(Tứ tàng đông Hoàng Hoa Thám thâng nặm tỉ Lê Nin - Từ đƣờng rừng Hoàng Hoa Thám đến xứ sở Lê Nin - Nông Quốc Chấn )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
61
- "Nhìn nhau dƣới cành lá nguỵ trang /Nhƣ hai cây hoa giồng trên rẫy”. (Anh súng em bai - Nông Minh Châu)
Thiên nhiên hiểm trở sâu thẳm cũng là nơi giúp cho cách mạng vây đánh kẻ thù dễ dàng hơn:
- "Giữa rừng ngàn heo hút gió / Tiếng hô ầm nhƣ thác lũ / Đá núi / Gỗ rừng / Lăn xả / Ào ạt / Chạy đi đâu giữa rừng sâu hẻm núi"
(Đƣờng trên đỉnh rừng - Nông Thị Tô Hƣờng)
Có thể nói thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đã trở thành lẽ sống, niềm tự hào của dân tộc Bắc Kạn, vì thế con người ở đây sống gắn bó, hoà nhập với thiên nhiên, do đó thiên nhiên là cảm hứng vô tận của các tác giả Bắc Kạn.
Như đã trình bày ở trên, ta thấy con người Bắc Kạn hiện ra thật chân thực, mạnh mẽ, anh dũng, và rất tình cảm, thiên nhiên thì nên thơ, lãng mạn nhưng cũng không kém phần hùng vĩ. Chính những đặc điểm đó đã tạo ra cho nền văn học Bắc Kạn có một nét rất riêng trên con đường hiện đại hoá văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam.
2.2.1.5. Những phong tục, tập quán đầy bản sắc luôn là một chủ đề
hấp dẫn đối với các cây bút Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay
Các tác giả Bắc Kạn rất hào hứng, say mê trong việc phản ánh các phong tục, tập quán đặc sắc trong cuộc sống sinh hoạt văn hoá, tinh thần và vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số vào trong tác phẩm của mình. Điều đó chứng tỏ rằng: họ là những người rất yêu quê hương, rất tự hào về quê hương và rất có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét đẹp của nền văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Chính vì lẽ đó mà có rất nhiều tác phẩm phản ánh những phong tục, tập quán được ra đời. Đó là những tác phẩm sau: Cần Phja Bjoóc(Ngƣời núi hoa), Bài thơ Pác Bó, Tiếng đàn tính
và tiếng hát người nghệ sĩ mù, Năc duyên tơ (Nặng duyên tơ), Nhình slao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
62
Ngày xuân ở quê, Mùa xuân trên bản Hon, Đêm then, Điệu hát quê mình, Đàn tính lời then, Tiếng gọi tình yêu, Yêu nhau, Lượn cọi, Hát lượn...., trong văn xuôi có tác phẩm, Trên trời mây trắng như bông, Ngày ba mươi tết, Cái Pửt...
Năm mới đến vùng núi Bắc Kạn còn có phong tục, tập quán rất đặc sắc, họ chuẩn bị đón tết rất chu đáo, vì theo họ tết đến sẽ mang lại niềm vui và xua đi cái không may mắn của năm cũ. Vì thế họ có phong tục cắt giấy đỏ dán lên cửa mong đợi điều tốt lành sẽ đến với họ. Trẻ con tết đến thì đánh quay, đốt pháo, người lớn thì dậm dịch chuẩn bị mọi thứ để sum họp gia đình trong đêm giao thừa.
- "Ngày ba mƣơi tết nhớ trồng bầu, trồng bí / Bầu bí sẽ leo xa quả lúc lỉu treo giàn / Dán giấy hồng điều lên trên cánh cửa / Tài lộc sẽ đến nhà, già khoẻ, trẻ ngoan"
(Mùa xuân Bản Hon - Dƣơng Thuấn)
-“Mạy va neo pác toỏng hang chàn, (Cây hoa đeo cắm buộc đuôi sàn) / Chỉa đeng táp nả bàn slủng pjực (Giấy đỏ ốp mặt bàn sáng rực)”.
(Thơ phác mừa Nặm Pé - Thƣ gửi Ba Bể - Nông Quốc Chấn)
Ở truyện ngắn Ngày ba mươi tết của Nông Viết Toại đã cho ta cảm nhận sự hồi tưởng của Cắm khi nhớ tới những ngày tết "quanh năm suốt tháng chỉ có đêm ba mƣơi tết là sum họp gia đình. Bàn thờ tổ tiên đƣợc thắp đèn, đốt nhang suốt đêm. Ông già thì đọc chuyện thơ Nôm, con gái thì quây quần làm bánh khẩu sli, khẩu théc, thái thịt, gói giò, nhồi lạp sƣởng, nếu không cũng chặt xƣơng băm thịt lợn…. để song trƣớc gà gáy. Còn bạn trẻ thì tụ họp ngoài sân, ngoài sàn thi nhau đốt pháo” [59,tr.109].
Tết đến ai cũng mong muốn được sum vầy cùng gia đình, bạn bè được tự mình đốt nén hương tưởng nhớ về người thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
63
- "Đêm ba mƣơi ấm nồng / Cả nhà vui họp mặt / Khói hƣơng thờ nghi ngút / Gần lại cùng tổ tiên".
(Ngày xuân ở quê - Triệu Kim Văn)
Hát và dùng Đàn tính đệm hát trong các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ là một nét đặc sắc của các dân tộc Việt Bắc. Có thể nói, tôi một người con xứ núi Bắc Kạn sinh ra và lớn lên trong cái nôi của người Tày Bắc Kạn, từ nhỏ đã được mẹ ru bằng tiếng hát then của dân tộc mình, nên tôi cũng hiểu được phong tục hát then của người dân tộc miền núi. Cứ mùa xuân đến đêm đêm mọi người tụ họp, cùng nhau ngồi lắng nghe chài then hát với mong muốn mình sẽ tránh những điều dữ và cầu được những điều lành, điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đặc biệt qua tiếng hát then người dân tộc Bắc Kạn luôn mong muốn trong tiếng then đó sẽ cầu được sự mạnh khoẻ, hạnh phúc, cầu cho ngô lúa xanh nương.
- "Ai cũng vội đi mời bà then / Đến với cây đàn tính hát thâu đêm / Giải đi vía dữ của năm qua / Cầu cho mọi ngƣời mạnh khoẻ / Cầu cho ngựa đầy chuồng / Cầu cho lợn gà đầy đàn, lũ lũ / Cầu cho ngô lúa xanh nƣơng".
(Đêm then - Dƣơng Thuấn)
Cây đàn tính là niềm tự hào của dân tộc Bắc Kạn. Khi so dây gẩy đàn thì tiếng hát sẽ vang xa mang những điều diệu kỳ đến với mọi người.
- “Slai phải slụ slai slơ / Tiếng đàn tính khảu xu, khảu slảy / Tiếng nằn khửn pjai mạy, nhọt phja”
Dịch nghĩa:
- "Dây vải hay dây tơ ? / Tiếng đàn tính vào tai, vào ruột / Tiếng rung lên ngọn cây, đỉnh núi"
(Tiếng đàn tính và tiểng lƣợn cần nghệ sĩ tha bót- Tiếng đàn tính và tiếng hát ngƣời nghệ sĩ mù - Nông Quốc Chấn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
64
Trong bài thơ Đàn tính lời then muôn vật như say cùng lời hát, rừng như khoe sắc hương, mây trôi nhẹ nhàng, trăng như toả sáng thêm.
- "Anh gẩy đàn tính dƣới trăng / Em hát lời then bên suối /... / Tiếng đàn gợi nhớ gợi thƣơng / Mây trôi nhƣ đi chậm lại / Rừng đồi thoả sức đƣa hƣơng”
(Đàn tính lời then - Ngọc Hân)
Hát then là vẻ đẹp truyền thống của người dân tộc miền núi, vì thế trong hoàn cảnh nào họ cũng hát, lúc buồn câu then như lắng xuống chia sẻ, lúc vui câu then như tươi trẻ, đầy sức sống.
-"Dẫu khi buồn khi vui / Trẻ già ai cũng hát / Câu then tình bát ngát / Say ngƣời hơn men say".
(Điệu hát quê mình - Dƣơng Khâu Luông)
Bên cạnh đàn tính tẩu và hát then, ta còn có các điệu lượn, say đắm lãng mạn và bay bổng. Tiếng hát lượn có thể bay qua ngọn núi và trôi theo dòng nước.
- "Lƣợn Hà Lều, nàng ới, / Hanh lục báo, lục slao. / Cằm xoỏng slèo nặm khuổi, / Cằm bên quá nhọt khau”.
Dịch nghĩa:
- "Hát Hà Lều nàng ơí, / Tiếng con gái con trai. / Tiếng trôi theo nƣớc suối, / Tiếng bay qua đỉnh đèo".
(Bài thơ Pắc Bó -Bài thơ pắc bó- Nông Quốc Chấn)
Những điệu lượn thật ngọt ngào êm ái như những lời tâm tình đầy yêu thương của rừng, của suối, của đất mẹ, của tình yêu con người với nhau.
- "Ngọt ngào và dịu êm / Câu lƣợn cọi / Lời tâm tình của rừng / Lời tâm tình của suối / Lời tâm tình đất mẹ / Đã nuôi nấng ta khôn lớn đến bây giờ / Ơi câu lƣợn cọi / Tiếng gọi tình yêu ngàn năm".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
65
Có thể nói, cái đặc sắc của hội xuân của dân tộc miền núi là những điệu hát lượn để trai gái giao duyên bày tỏ tình yêu.
- "Yêu nhau / Đốt lửa lên / Ta gọi nhau về hát lƣợn / Ta hát cho ngọn lửa tàn đêm / Ta hát cho trăng tròn, trăng khuyết / Ta hát cho trăng lặn lại trăng lên / Cho tình yêu ta chung một nhịp đập".
(Yêu nhau - Dƣơng Khâu Luông)
- “Đêm khuya rồi / Hai ngƣời còn hát / Tiếng lƣợn quyện vào nhau / Làm cho lửa đốt lòng”.
(Hát lƣợn - Dƣơng Khâu Luông)
Nét đặc sắc của đồng bào Bắc Kạn là những sinh hoạt văn hoá văn nghệ của chợ phiên, đời sống của người miền núi gắn liền với chợ phiên, cứ năm ngày mọi người lại họp chợ để mua, bán, trao đổi hàng hoá và cũng là nơi cho các đôi trai gái tìm hiểu nhau trong những điệu lượn.
- "Những đêm trăng ngần / Những buổi sáng chợ phiên / Hát với nhau từng đôi trai gái / Bên đƣờng ai cũng bị bùa mê".
(Lƣợn cọi - Dƣơng Thuấn)
Trong truyện ngắn Trên trời mây trắng như bông của nhà văn trẻ Hồ Thủy Giang cũng đã tái hiện những phiên chợ qua nỗi nhớ về quá khứ của anh họa sĩ “Chợ bông ngày ấy, năm ngày họp một phiên, bông bồng bềnh trắng xóa cả một vùng. Con gái Tày thủa ấy toàn mặc áo chàm chứ không nhƣ bay giờ” trong kí ức của anh thì “Cái chợ bông của vùng này đúng là độc nhất vô nhị. Không phải là chợ để bán mua mà là chợ của tình yêu, của văn hóa”. [33,tr.81-83].
Nhắc đến lễ hội của Bắc Kạn ta không thể không nhắc đến lễ hội Lồng
Toổng đây là một lễ hội vui xuân độc đáo của dân tộc Bắc Kạn. Lồng Toổng
có nghĩa là xuống đồng để cúng thần, cầu mưa cho mùa màng bội thu, làng bản an cư lạc nghiệp. Người ta tổ chức lễ hội này cũng là để tết đến mọi người vui chơi, giải trí sau một năm làm việc vất vả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
66
- "Mùng ba mùng bốn, mùng năm / Cả bản kéo nhau đi hội / Một năm cái gì cũng mới / Mọi lời chúc tốt cho nhau”.
(Tết ở bản - Dƣơng Khâu Luông)
Trong lễ hội Loồng Toổng, cúng thần, cầu mưa sẽ do Pú mo cúng họ sẽ "Khấn trời cho nắng hạn lui đi, cho mƣa tụ về, dồn nƣớc đầy đồng ngập bờ dƣới, lúa tốt hơn năm ngoái, lúa nhiều hơn năm kia, lúa chắc hạt gãy đòn gánh, lúa chất ba gian nhà, lúa bày trên gác bếp, lúa để ăn không hết, lúa nếp ăn không chê. Anh em ơi! đƣợc trời cấp cho mƣa gió rồi nhé…. hãy gắng sức làm lụng, ai siêng năng thì đƣợc, ai biếng thì nhịn. Đây này!... trời cho mƣa thuận gió hoà này…!” [67,tr.20].
Trong bài thơ Cầu mùa của nhà thơ Triệu Kim Văn ta cũng thấy niềm mong mỏi của con người luôn muốn "gió thuận, mưa hoà" để người dân đỡ vất vả, cơ cực trong lao động sản xuất.
- "Thôi hãy đừng giông gió / Cơ không, lỡ mùa màng / Thời cỏ sui điềm gở, / Ngƣời hùn hạp đƣợc chăng?/... / Ơi hỡi trời hỡi đất / Xin ngƣời mở lòng cho".
(Cầu mùa - Triệu Kim Văn)
Sau khi cúng thần, cầu mưa xong thì mọi người náo nức, nhộn nhịn