Trong các tác phẩm văn học của Bắc Kạn - hình ảnh con người hiện lên hết sức chân thực, hồn nhiên và đẹp đẽ. Bởi vì họ là những người được sinh ra và lớn lên đã gắn bó với núi rừng, nên họ chan chứa nghĩa tình. Dù ở nơi nào họ cũng chân thành, giải dị như cách nói của nhà thơ Dương Thuấn.
-"Khách đi chủ nhà chỉ nói / Đừng để cầu thang nhà tôi mọc cỏ gà". (Ngƣời xứ mây - Dƣơng Thuấn)
Con người Việt Bắc là vậy, hồn nhiên, mộc mạc lời nói không cầu kỳ, hoa mĩ, tấm lòng sắt son, đây chính là màu sắc chân thực của người miền núi Bắc Kạn. Có thể khẳng định rằng: con người Bắc Kạn có tình cảm bao la, đó là tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, tình cảm bạn bè sâu sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
55
Ở thời đại nào, hoàn cảnh nào thì tình yêu vẫn tồn tại vĩnh cửu. Văn học Bắc Kạn cũng giống tất cả các nền văn học khác đề cập tới tình yêu là nói tới tình cảm tin yêu, gần gũi và nồng nàn.
Trước hết tình cảm, tình yêu của vợ chồng Lưu và Niệm.“Niệm bít ỷ bâƣ nhả tó nả mat lẹo. tằng sloong phua mjề phuối nọi, nẳm lai. sloai dá, Niệm kỉ pày dò kha cạ mà rƣờn tọ kỉ pày tứn, tẻo năng.” [58,tr.26]. Dịch nghĩa: "Niệm vặt sạch cả đám cỏ trƣớc mặt, hai vợ chồng đều im lặng, nghĩ nhiều nói ít, trƣa rồi mấy lần Niệm bảo đứng dậy ra về, nhƣng đứng bao nhiêu lần lại ngồi xuống bấy nhiêu lần không dứt áo đi đƣợc [59,tr.26].
Ta còn bắt gặp tình thương yêu, thuận hoà, chăm sóc lẫn nhau của vợ chồng và đứa con nhà anh Hoàn vô cùng xúc động, trong tâm tưởng của anh lúc nào cũng suy nghĩ "Làm sao những ngƣời cán bộ xã là anh Hoàn mỗi khi có thành tích đƣợc cấp trên khen thƣởng thì trong những giấy khen, bằng khen hay huân chƣơng ấy, bên cạnh thành tích của ngƣời cán bộ có ghi thêm một dòng chữ nữa là: có ngƣời vợ đảm đang nên ngƣời đi xa cũng chiến thắng, ngƣời ở nhà công tác cũng thành công". [14,tr.416].
Trong tình yêu lứa đôi được thể hiện bằng những nỗi nhớ cháy bỏng, thuỷ chung, sâu sắc, mạnh mẽ đó là tình yêu của người chiến sĩ cách mạng của anh Pèng và cô Ngọc trong truyện thơ "Cần Phja boóc" (Người núi hoa).
- "Noọng ới dú đâƣ châu pỉ mại! (Em ơi ở trong tim anh mãi!) / Mặc cách không, cách pái, tả pù (Mặc cách không gian, sông núi)".
(Cần Phja boóc - Ngƣời núi Hoa - Nông Quốc Chấn)
Hay tình yêu ấy là nỗi nhớ da diết, khắc khoải hướng về nhau luôn rực cháy trong trái tim của họ.
- "Lẻ slim điếp của noọng / Lƣờng lực bặng piêu phầy /.../ Lẻ slim điếp của chài / Tỉ cốc co năm luây / Slim điếp oóc tứ tỉ / Kheo ón tổng nà quây".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
56 Dịch nghĩa:
- "Là tình yêu của em / Rực hồng là ngọn lửa /.../ Là tình yêu của anh / Nơi đầu nguồn sông chảy / Tình yêu từ nơi ấy / Xanh ngắt cánh đồng xa".
(Tiếng roọng tềnh nhọt pù - Khi chúng mình xa nhau Ma Phƣơng Tân).
Tình yêu đôi lứa là nỗi nhớ luôn luôn thường trực trong trái tim của nhau, vì thế họ nói với nhau, dặn dò nhau, để gìn giữ nâng niu tình cảm thiêng liêng của mình, để mỗi trái tim không bao giờ bị tổn thương, đau đớn.
- "Anh giữ lành anh nhé / Thơm cay một lá dầu / Nếu để rơi một nửa / Làm nửa lá kia đau".
(Lá dầu - Dƣơng Thuấn)
Tình yêu là vậy nó có đủ mọi cung bậc đằm thắm, nồng nàn sôi nổi, mãnh liệt và thậm chí lo lắng trước những giông bão của cuộc đời.
Nói tới tình cảm ta còn thấy tình cảm của những người cha, người mẹ đối với con. Đó là những lời dặn dò ân cần của người mẹ xứ mây với người con, hình ảnh người mẹ yêu con thương cái, dạy con những điều hay lẽ phải trong cuộc sống được hiện lên thật đẹp.
- "Những bà mẹ xứ mây mỗi sớm bình minh. / Thơm má con và dặn con rằng / Mắng quan tham / Đừng run sợ / Trƣớc khi hái quả / Thì hãy chắp hai tay".
(Bà mẹ xứ mây - Dƣơng Thuấn)
Tình yêu của cha mẹ đối với con là vô bờ, hạnh phúc của người con cũng là hạnh phúc của người mẹ, hiểu được điều đó nên trong mỗi trái tim của người con hình bóng của cha mẹ luôn hiện hữu. Đó là tình yêu của người con khi nghĩ về người mẹ miền núi với bao lo toan vất vả trong cuộc sống.
- "Chỉ thƣơng mẹ / Lƣng cong bông lúa nặng/... / Đi trƣớc ông mặt trời rải nắng / Về sau đàn sao thắp đèn".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
57
Còn tình yêu của người con đối với cha mẹ thật mộc mạc và chân thành, tình yêu ấy không gì có thể thay thế được. Nó vĩnh cửu trường tồn trong mọi thời đại:
- "Mẹ và chúng con xin đánh đổi những gì quý nhất /.../ Mẹ và chúng con chỉ cần bố thôi".
(Cả nhà mình cần bố - bố ơi - Nông Thị Ngọc Hoà)
Ta còn bắt gặp tình cảm của bà và cháu trong thơ của Dương Khâu Luông, đó là tình cảm nồng ấm của người cháu luôn mong muốn có được bà như những em bé khác. Mơ ước bé con đó thật cháy bỏng yêu thương.
- "Nhớ bà / Tôi gọi: / Bà ơi! /.../ Ƣớc sao bà có trên đời / Một lần tôi có bà / Tôi gọi bà".
(Bà tôi - Dƣơng Khâu Luông)
Khi ta nói tới tình cảm bạn bè, đồng chí là những tình cảm chân thành, gắn bó, son sắt trong truyện Từ chuyến đò ngày ấy của Nguyễn Văn đã miêu tả tình cảm sâu nặng, sắc son của hai người bạn một Tày một Kinh đầy nghĩa tình, cuộc sống miền núi nơi đây đã gắn bó họ như hai anh em ruột thịt, họ hứa với nhau tình cảm ấy cho đến cả thế hệ con cháu vẫn gắn bó không phai nhòa, để sau này đến thế hệ con của họ biết trân trọng yêu thương. Đó là suy nghĩ của Việt về tình bạn của bố mình "Phần vì thƣơng cha, phần vì trân trọng tình bạn của bác Tấn đối với cha mình, đã vƣợt qua những ngăn cách vô hình về dân tộc, giữ trọn nghĩa tình thủy chung, trong sáng". [32,tr.279].
Hay ta cũng bắt gặp nỗi xót thương vô hạn khi nghe tin bạn mất, đau đớn, nhức nhối như bị sét đánh trong thơ Nông Quốc Chấn.
- "Tỉnh tin bặng phạ phiết pjai xu, (Nghe tin nhƣ sét đánh ngang tai), / Đồng chí hây mất dú phja Mu (Đồng chí tôi mất ở núi Lợn)".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
58
Con người Việt Bắc chân thực, nghĩa tình, rất giàu tình cảm - nhưng lại vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt, không bao giờ chịu khuất phục, dù trong hoàn cảnh nào họ cũng kiên cường "Không nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Thái không nhìn cái đau thƣơng... mà chịu quỳ gối trƣớc bọn thực dân Pháp" [14,tr.578]. Trước những tình cảm đau thương mà họ gánh chịu, họ lại biến nó thành lòng quyết tâm "Nhớ Bác, không gì tốt bằng các dân tộc Việt Bắc quyết tâm làm đúng lời Bác thƣờng dặn: - Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết, thành công thành công, đại thành công" [14,tr.329].
Trong văn học Bắc Kạn tình cảm của con người hiện lên thật cảm động, đó là con người hồn nhiên, chân thực, mạnh mẽ, quyết liệt, họ luôn nâng niu trân trọng tình cảm của mình và mọi người với một tình cảm chân thành, nghĩa tình: "Như lá, như cây, như cỏ".