Nông Quốc Chấ n một nhà thơ dân tộc giàu bản sắc

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 93 - 110)

MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA BẮC KẠN

3.1.2. Nông Quốc Chấ n một nhà thơ dân tộc giàu bản sắc

Là người con của dân tộc Tày, Nông Quốc Chấn sinh ra và lớn lên từ núi rừng Bắc Kạn tươi đẹp. Từ nhỏ ông đã được nghe những lời ru, câu hát của dân tộc mình, nên thẳm sâu trong tâm hồn ông đã in đậm tình yêu đối với con người, với núi rừng Bắc Kạn.

Đọc thơ ông - người ta thấy hiện lên một cách vô cùng chân thực và sinh động về hình ảnh cuộc sống, con người và cảnh vật thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc.

Nhà thơ đã khắc hoạ thành công hình ảnh con người Việt Bắc - kể cả thời kì trước cách mạng và sau cách mạng tháng Tám. Đó là hình ảnh những người dân tộc chất phác, thật thà, chịu thương, chịu khó, sống thẳng, sống thật, yêu ai, tin ai, thì yêu, thì tin hết lòng, nhưng ghét ai, căm thù ai, không tin ai thì suốt đời căm ghét và không tin - dù nửa lời. Nhưng những người dân miền núi hiền lành chất phác này lại cũng rất giàu tình cảm, sống thật nghĩa tình, sâu sắc, thuỷ chung - thơ của Nông Quốc Chấn luôn hiện lên chân dung những con người Việt Bắc như thế, thật đáng quý, đáng trân trọng xiết bao.

Nổi bật là hình ảnh bà mẹ Việt Bắc - với sự hi sinh hết mình vì con cái, chịu thương, chịu khó làm lụng ngày đêm để nuôi con, dạy con khôn lớn, che chở cho con lúc hiểm nguy - luôn là một hình ảnh đẹp nhất trong thơ của Nông Quốc Chấn. Có bao bài thơ, câu thơ xúc động mà ông đã dành cho mẹ như: Con gái dệt màn thổ cẩm (Nhình slao tắm mản cậm), Bản (Bản), Con gái nói chuyện (Nhình slao lẩn chuyện), Dọn về làng (Toọn mà bản), Tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

89

- "Chứ vằn mẻ tịa dú tềnh đang (Nhớ ngày mẹ địu ở trên lƣng) / Đa mấƣ slủng slƣờng hó khẩu đang (Địu mới sáng sủa gói vào thân). / Đăm slủng bấu hâng hây phjải xảm, (Tối sáng không lâu tôi bƣớc vững) / Slai đa khát khét, nả đa nhằng (Dây địu rách rƣới mặt địu còn)".

(Nhình slao tắm mản cậm-Con gái dệt màn thổ cẩm) - "Mẻ ún nặm tằng slƣờn dào nả (Mẹ đun nƣớc cả nhà rửa mặt) / Tẩƣ lảng moòng lắt lí cáy mu (Dƣới gầm sàn líu ríu gà lợn)".

(Bản - Bản).

- "Slƣờn slấu bấu muối cƣa, muối khấu (Nhà mình không hạt muối, hạt gạo) / Mé pây háng tẳm xạu khau fừn (Mẹ đi chợ từ sáng bán củi)".

(Nhình slao lẩn chuyện - con gái nói chuyện)

Hình ảnh thứ hai nổi bật trong thơ của ông là những chàng trai, cô gái miền núi yêu thương nhau. Họ là những người có tình yêu nồng nàn, say đắm, sôi nổi, thiết tha và thuỷ chung biết mấy.

- "Noọng điếp chài noọng slƣơng noọng hẹn, (Em yêu anh em thƣơng em hẹn) / Chài slƣơng, hại nhờ Én xậƣ cằm (Anh thƣơng, hãy nhờ Én chuyển lời)".

(Tiểng lƣợn cần Việt Bắc-Tiếng ca ngƣời Việt Bắc)

- "Noọng ới dú đâƣ châu pỉ mại! (Em ơi ở trong tim anh mãi) / Mặc cách không, cách pái, tả pù (Mặc cách không gian, sông núi)".

(Cần Phja Bjoóc - Ngƣời núi hoa)

- "Thực sự yêu nhau dù cách biệt / Hồn ta hoà một kiếp trƣờng sinh". (Lội suối)

Người miền núi sống rất thật, rất thẳng - họ đã yêu ai thì yêu, thì tin hết lòng, suốt đời không thay đổi, nhưng đã ghét ai, thì ghét đến tận xương, tận tuỷ.

- "Quan lăng quan súc sleng pện nẩy (Quan gì quan súc sinh thế này)". (Cần Phja Bjoóc - Ngƣời núi hoa)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

- "Quan nƣa lụ quỷ sứ, súc sleng? (Là quan trên hay loài khỉ, chó, trâu), / Tua cần lụ tua lình, ma bả (Hay côn đồ lƣu manh làm giặc cƣớp)".

(Cần Phja Bjoóc - Ngƣời núi hoa)

- "Slấc Tây lăng gian ác cặn lai (Giặc Pháp sao gian ác đến thế) / Khả xuyệt bọn mầƣ pây chẳng đảy (Giết hết chúng mày đi mới đƣợc)."

(Bản - Bản)

Người miền núi có những tính cách rất đặc trưng, chân thật, thẳng thắn và đôi lúc họ thật thà đến ngây thơ, nhưng lại luôn thực lòng giúp đỡ, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, và luôn hướng về cái thiện trong cuộc sống. Nông Quốc Chấn đã khẳng định phẩm chất của họ như trong Bài thơ tháng tám :

- "Gặp mặt nhau cũng thật thà chào hỏi / Một ống gạo cũng sẻ nửa chia đôi / Một gánh thóc cũng chia đôi làm giống / Một đẫy dƣa cùng đƣa trẻ làm quà / Khách qua trƣớc cửa chủ gọi vào nhà / Có bữa cơm, chăn màn, giấc ngủ / Đám cƣới, đám ma, ngày mùa, ngày giỗ / Nhớ mời nhau đi lại giúp nhau".

(Bài thơ tháng tám)

Tuy nhiên người miền núi có lúc cũng rất lãng mạn, rất tình cảm. Trong các sinh hoạt lễ hội, trong các phong tục, tập quán cưới xin, ma chay, cúng bái...họ đều có những hoạt động văn hoá đặc sắc như: hát Then, hát Lượn, hát Sli... Họ đánh đàn tính, hát đối đáp, giao duyên...Trong những ngày xuân:

- "Tiếng tàn tính nàng then nặc nỉu, (Tiếng tẩu tính réo rắt của nàng Then) / Chúc lai cần hỉn - hiếu vằn xuân (Chúc mọi ngƣời hƣởng ngày xuân tƣơi đẹp)".

(Thơ phác mừa Nặm Pé -Thƣ gửi Ba Bể)

- "Em hát gửi anh / Những điệu thiết tha: Lƣợn "Slƣơng", lƣợn "cọi,"". (Quê hƣơng màu xanh)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

91

- "Slai phải slụ slai lơ? (Dây vải hay dây tơ) / Tiếng đàn tỉnh khảu xu, khảu slẩy (Tiếng đàn tính vào tai, vào ruột) / Tiểng nằn khửn pjai mạy, nhọt phja (Tiếng rung lên ngọn cây đỉnh núi)".

(Tiểng đàn tính vạ tiểng lƣợn cần nghệ sĩ tha bót - Tiếng đàn tính và tiếng hát ngƣời nghệ sĩ mù)

- "Lƣợn Hà Lều, nàng ới, (Hát Hà Lều, nàng ới,) / Hanh lục báo, lục slao. (Tiếng con gái, con trai.) / Cằm xoỏng slèo nặm khuổi, (Tiếng trôi theo nƣớc suối,) / Cằm bên quá nhọt khau. (Tiếng bay qua đỉnh đèo)."

(Bài thơ Pác Bó - Bài thơ Pác Bó)

Trong các lễ hội không chỉ có các làn điệu dân ca, người miền núi Việt Bắc còn tổ chức những trò chơi dân gian rất đặc sắc, nào đánh đu, đánh yến, chơi quay, múa kì lân, đánh trống tưng bừng (trong các bài thơ Người núi hoa (Cần Phja Bjoóc), Tiếng ca người Việt Bắc, Gửi Bắc Kạn (Phác Bắc

Kạn), Thơ phác mừa Nặm Pé (Thư gửi Ba Bể)...)

- "Khửn pò slấn hội mùa lồng toồng (Lên đồi diễn hội mùa lồng toồng)/ Múa kì lằn, coọn tổng, tọt còn (Múa kì lân, đánh trống, tung còn)".

(Thơ phác mừa Nặm Pé- Thƣ gửi Ba Bể) - "Mỗi mùa xuân đến đông qua / Lồng toồng pháo nổ, múa ca, tung còn".

(Tiếng ca ngƣời Việt Bắc)

- "Co mác tào phông bjoóc slủng slƣởng (Bên cây đào nở hồng trƣớc ngõ) / Slao báo pjoọm tức còn, tức diến... (Trai gái vui đùa, đánh yến, ném còn)".

(Cần Phja Bjoóc - Ngƣời núi hoa)

Có thể nói rằng, Nông Quốc Chấn đã khắc hoạ một cách sinh động và cụ thể hình ảnh con người miền núi vùng Việt Bắc. Họ vừa thật thà, chất phác, thẳng thắn, lại vừa lãng mạn, đa tình. Họ là những người con của núi rừng Việt Bắc đáng quý, đáng trân trọng vô cùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

Bên cạnh hình ảnh con người miền núi sinh động như vậy, trong thơ Nông Quốc Chấn còn hiện lên hình ảnh một quê hương miền núi giàu bản sắc. Đó là những bản làng ven suối ở cạnh triền núi cao hay ở cạnh thung sâu. Những nếp nhà sàn ấm cúng với chín bậc cầu thang, với bếp lửa sàn, với những nét sinh hoạt rất đặc trưng của người miền núi. Tất cả được thể hiện sống động trong thơ của Nông Quốc Chấn. Ví dụ như: Con gái nói chuyện (Nhình slao lẩn chuyện), Người núi hoa (Cần Phja Bjoóc), Thư gửi Ba Bể (Thơ phác mừa Nặm Pé ), Chắp cánh cho mùa xuân (Tam píc

trang mùa xuân)...

- "Tó fầy thƣ, tằng slƣờn tứn thuổn (Đốt lửa cháy cả nhà dậy hết) / Nẳng phuối chuyện ké ón dung dăng (Ngồi nói chuyện già trẻ vui tƣơi)".

(Nhình slao lẩn chuyện - Con gái nói chuyện) - "Nhịng bản slƣờn dú nhọt khau slung (những bản nhà sàn ở núi cao) / Chắp pjai sluôn: nộc khăn, mèng loọng (Tiếng chim thánh thót trên hàng rào)"

(Việt Bắc-Tây Nguyên-Việt Bắc-Tây Nguyên) - "Những mái nhà sàn sống với nhau thành bản /... / Đất quê anh rộng những trăm đồi nghìn núi".

(Quê hƣơng màu xanh)

Thiên nhiên miền núi với cảnh núi non hùng vĩ, tươi đẹp, đầy hoang vu, bí ẩn nhưng gần gũi vô cùng - luôn là cảm hứng trong sáng tác của nhà thơ Nông Quốc Chấn (cũng như của các tác giả khác). Trong thơ Nông Quốc Chấn - hình ảnh thiên nhiên miền núi được miêu tả rất hùng vĩ, rất tươi đẹp, rất tráng lệ, và luôn là niềm tự hào của con người miền núi. Bởi người miền núi họ "sống trên núi, ngủ trên núi và yêu trên núi", hơn nữa đồng bào miền núi cũng luôn dựa vào thiên nhiên để sinh sống, nên thiên nhiên và con người càng gắn bó, hoà nhập với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

Có thể nói hình ảnh thiên nhiên núi rừng Bắc Kạn qua miêu tả trong thơ của Nông Quốc Chấn vừa thơ mộng, vừa trữ tình, nhưng cũng rất hùng vĩ và tráng lệ như:

- "Dƣơng Lái Tạng nặm luây tốc tát (Thăm Lái Tạng nƣớc chảy rơi thác) / Vằn nẩy nặm nhằng át slèng cần (Ngày nay nƣớc còn át sức ngƣời)".

(Thơ phác mừa Nặm Pé - Thƣ gửi Ba Bể)

- "Em ơi! Việt Bắc đẹp giàu / Núi rừng trùng điệp muôn màu cỏ hoa / Trên Phja Dạ mây mù buông chƣớng /…. / Hoạ sơn hoa nở bốn mùa / Ve kêu chim hót ƣớc mơ phặc phiền".

(Tiếng ca ngƣời Việt Bắc)

Và trong thơ ông - thiên nhiên Việt Bắc không những tươi đẹp, thơ mộng mà còn là vùng đất nghĩa tình nuôi dưỡng, chở che cho con người, cho cách mạng, trong bao năm kháng chiến gian khổ.

- "Tàng đông, pù boong hây khoang tẳng, / Hả, hốc slƣờn mọi bản, mọi châu. / Cẳm cẳm đồng chí slầu mà quá, / Lẩn toẹn slà khởi nghĩa Bắc Sơn."

Dịch nghĩa:

- "Đƣờng rừng, núi chúng ta ngang dọc, / Năm, sáu nhà mỗi bản, mỗi châu. / Đêm đêm đồng chí ta về qua / Kể hết truyện khởi nghĩa Bắc Sơn".

(Tứ tàng đông Hoàng Hoa Thám thâng nặm tỉ Lê- Nin - Từ đƣờng rừng Hoàng Hoa Thám đến xứ sở Lê - Nin )

Núi rừng còn là nơi nuôi sống con người khi bị giặc bao vây.

- "Một mầm măng mới nhú dƣới chân / Quả vả xanh trên cành, hay một nhành rau dại / Cũng nhặt ăn cho đỡ đói lòng / Kì diệu thay rừng rộng mênh mông / Chẳng nỡ phụ lòng ngƣời tìm kiếm".

(Ngƣời núi hoa)

- Súng théec, mì Tây mà mấƣ á (Súng nổ kia! Giặc Tây lại đến lùng) / Mẹ tịa noọng kho- khoót khửn đông (Mẹ địu em chạy tót lên rừng) / Xòn pây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

coón quắt mừng sloọng lục (Lần đi trƣớc, mẹ vẫy gọi con sau lƣng) / Mừ chung giả, bá thắc thông têm (Tay dắt bà, vai đeo đẫy nải)".

(Toọn mà bản - Dọn về làng)

Hình ảnh thiên nhiên miền núi trong thơ Nông Quốc Chấn luôn được hiện lên trong tình cảm yêu thương, đầy nghĩa tình. Viết về thiên nhiên - nhà thơ đã tỏ rõ tình cảm yêu quý quê hương miền núi của mình một cách sâu sắc, thiết tha, đó cũng là lòng biết ơn vô hạn của một người con xứ núi Bắc Kạn.

Như ta đã biết, Nông Quốc Chấn là một nhà thơ nhưng cũng là một nhà cách mạng. Dưới nhãn quan cách mạng, với trái tim yêu thương của một người con dân tộc thiểu số miền núi - Nông Quốc Chấn đã viết về cuộc sống đầy đau thương, khốn khổ của các dân tộc thiểu số miền núi Việt Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn thực dân phong kiến thời kì trước cách mạng với lòng căm thù giặc sâu sắc và sự xót xa đau đớn đối với cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Và cuộc sống ấy được nhà thơ nhắc tới trong những bài thơ sau: Nói với các anh, Nặm tỷ (Tổ quốc), Cần Phja Bjoóc (Người núi hoa), Gửi ba mẹ Miền Nam, Toọn mà bản (Dọn về làng), Hảy đồng chí (khóc

đồng chí), Thư phác mừa Nặm Pé (Thư gửi Ba Bể)...

- "Từ sáng đến trƣa trẻ địu trên lƣng / Con họ cƣời mà tôi rơi nƣớc mắt / Một đàn trâu một mình tôi chăn dắt / Trâu có chuồng, tôi không có áo thay".

(Nói với các anh)

- "Mé lẩn tò pày bản hây, (Mẹ kể ngày xƣa cả một làng) / Sluổm căn mạc pjạ phát pù pài. (Chung con dao quắm phát đồi hoang). / Lặp pây, lặp tẻo nhằng ăn đẳm (Mài đi mài lại còn cái chuôi) / Ăn kiếp khỏi nò slổng bặng thai. (Cái kiếp nô lệ sống nhƣ chết)".

(Nặm tỉ - Tổ quốc)

- "Oóc tổng lẻ cổm hua đuổi nhả, (Ra ruộng thì cúi đầu cùng cỏ) / Khẩu slƣờn sằng ké pjạ lìa đang, (Vào nhà chƣa kịp cởi dao) / Liền thót bẳng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

95

đa càn háp nặm. (Đã rút đòn bƣơng đi gánh gánh nƣớc) / Tả pát, thu bấu nẳng dú đai, (Bỏ bát đũa, không kịp nghỉ ngơi) / Tăm xay, lo khấu ngài vằn pjục (Đã xay, giã, lo cơm buổi sớm)."

(Cần Phja Bjoóc - Ngƣời núi hoa)

- "Một loạt súng cây đổ và cành rơi / Dãy mận lê cùng những ngƣời chủ chết"

(Gửi ba mẹ miền Nam)

Có thể nói, dưới ngòi bút của nhà thơ Nông Quốc Chấn hiện thực cuộc sống của người đồng bào các dân tộc thiểu số thời kì trước cách mạng tháng Tám ở vùng Việt Bắc nói chung, của tỉnh Bắc Kạn nói riêng - được hiện lên vô cùng đen tối, đau khổ và bế tắc. Họ không những bị đè nén áp bức của bọn Pháp xâm lược, họ còn bị đầy đoạ khốn cùng bởi bọn phong kiến miền núi. Nhưng với tinh thần quật cường, với tình yêu quê hương đất nước sâu sắc - đồng bào các dân tộc miền núi đã vùng dậy đấu tranh, nhất là khi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác đồng bào đã đấu tranh anh dũng, giành lại quê hương miền núi thân yêu của mình, và đã trở thành căn cứ địa cách mạng chở che bộ đội, là chiến khu, là thủ đô kháng chiến và góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp thắng lợi huy hoàng. Với lòng tự hào vô hạn - Nông Quốc Chấn đã viết bao vần thơ hào sảng, tự hào nói về mảnh đất chiến khu, nói về tấm lòng, tình cảm của đồng bào miền núi, về sự hi sinh anh dũng của đồng bào các dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kì. Đó là những bài thơ: Đảng - người mẹ quang vinh, Tiếng lượn cần Việt Bắc (Tiếng ca người Việt Bắc), Nặm tỷ (Tổ quốc), Cần Phja Bjoóc (Người núi hoa), Bản (Bản), Toọn mà bản (Dọn về làng), Bâư

thư đeo (Một lá thư)...

- "Đời của mẹ đời vất vả gian nan / Mẹ đẻ, mẹ nuôi những đứa con / Biết nói, biết đi, biết làm mọi việc / Giặc bắt đi giặc kẹp cùm, giặc giết."

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

96

- "Pây nèm Đảng cộng sản tái tàng (Đi theo Đảng cộng sản chỉ đƣờng)/ Tứn khửn tức bọn quan bọn slấy (Vùng lên phá cƣờng quyền áp bức)".

(Cần Phja Bjoóc - Ngƣời núi hoa)

- "Cần Việt Bắc bấu thở bấu than, (Ngƣời Việt Bắc không thở không than)/ Slủng Việt Bắc théec nằn bấƣ tặng (Súng Việt Bắc nổ rền không ngớt)".

(Tiếng lƣợn cần Việt Bắc - Tiếng ca ngƣời Việt Bắc)

- "Nhình chài hây ới fƣợt đông phja, (Gái trai tôi ơi vƣợt rừng núi), / Phân, đét ? đạn, bom? Bấu tặng kha (Mƣa, nắng? Đạn, bom? Không nghỉ chân). / … / Tằng slƣờn, tằng bản hạy tứn xày, (Cả nhà, cả bản hãy đứng dậy) / Căm lủng, căm pƣn, căm bủa, thây. (Cầm song, cầm cung, cầm búa, cày)".

(Nặm tỉ - Tổ quốc)

- "Kèn Đội Cấn Thái Nguyên tứn khửn (Kèn Đội Cấn Thái Nguyên đứng dậy) / Slủng Bắc Sơn fạ fụt tôm fèn (Súng Bắc Sơn trời sụt đất rung)."

(Tiểng lƣợn cần Việt Bắc - Tiếng ca ngƣời Việt Bắc)

Khi hoà bình lập lại - lại chính những con người này lại tích cực say mê xây dựng lại bản làng, xây dựng cuộc sống mới. Một Việt Bắc hồi sinh, tươi sắc, tràn đầy sức sống, đang thay da, đổi thịt hàng ngày. Nông Quốc chấn nhà thơ của Việt Bắc, nhà thơ của Bắc Kạn đã phản ánh một cách rất sinh động, rất hào hứng đầy tự hào về sự đổi mới của quê hương, của miền núi. Ông đã viết nhiều bài thơ về sự đổi thay lớn lao đó: Toọn mà bản (Dọn về làng), Dương bản (Thăm bản), Việt Bắc - Tây Nguyên (Việt Bắc - Tây Nguyên), Nhình slao lẩn chuyện (Con gái nói chuyện), Bài thơ chiềng Đảng (Bài thơ

dâng Đảng), Tiếng lượn cần Việt Bắc (Tiếng ca người Việt Bắc)...

- "Cao- Bắc- Lạng vằn nẩy khua nằn (Hôm nay Cao Bắc Lạng cƣời vang), / Cần toọn lán lìa đông lồng bản (Dọn lán, rời rừng, ngƣời xuống làng). / Chang nà slộc, cần cảng nhả fèn, (Ngƣời nói cỏ lay trong ruộng rậm)/ Mé sloon lục thây đin toọn nhác, (Con cày mẹ phát ruộng ta quang)".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

97

- "Nâƣ pjực pây chƣớng slƣờn phát bản, (Sáng mai đi chữa nhà phát bản) / Phát slẩy nà, sluôn vƣởn, hất kin (Phát nƣơng ruộng, vƣờn tƣợc làm ăn)."

(Toọn mà bản - Dọn về làng)

- "Tiểng máy tiểng còi cáp tiểng ca (Tiếng máy tiếng còi cùng tiếng ca) / Mì báo slao cần nà cần slủng (Có trai gái ngƣời ruộng ngƣời đi lũng)."

(Việt Bắc- Tây Nguyên- Việt Bắc -Tây Nguyên)

- "Tự nẩy mùa xuân đây mại mại, (Từ nay mùa xuân đẹp mãi mãi) / Chài bấu lèo hất khỏi liệng thân (Anh không phải làm thuê nuôi thân)./ Noọng bấu lèo tả công liệng pác, (Em không phải bỏ công nuôi miệng),/ Phua miề bấu khỏ khát bặng xƣa. (Bố mẹ không khổ rách nhƣ xƣa)."

(Nhình slao lẩn chuyện - Con gái nói chuyện)

Người Việt Bắc có được độc lập, tự do như hôm nay, là do Đảng, Bác Hồ đem tới nên trong tâm tưởng của mỗi người dân đều hướng về Đảng, về Bác, ở mỗi trái tim của họ luôn chứa đựng lòng biết ơn sâu nặng đối với Bác,

Một phần của tài liệu Văn học bắc cạn từ năm 1954 đến nay (Trang 93 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)