Quá trình hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 26 - 27)

6. Điểm mới của đề tài

1.4.3.Quá trình hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam

CCN là một dạng hình xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây từ khi chính sách đổi mới được triển khai, nhất là từ khi có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay ở địa phương bên cạnh các KCN do thủ tướng thành lập theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ thì các địa phương cũng đã quy hoạch và thành lập các CCN.

Sự hình thành các CCN xuất phát từ những đòi hỏi rất bức xúc về đất đai phát triển các cơ sở CN vừa và nhỏ, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị

cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN nhờ tiết kiệm đất đai, rút ngắn đường giao thông, giảm số lượng các công trình độc lập nên tiết kiệm vốn đầu tư tạo điều kiện tốt cho khu dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho CN hoá và tăng cường hợp tác sản xuất, tạo đầu mối thị trường đầu vào - đầu ra tập trung.

Sự hình thành các CCN tạo ra nhu cầu trực tiếp về đào tạo cán bộ quản trị và công nhân lành nghề, góp phần giải quyết việc làm cho địa phương. Các CCN phát triển sẽ góp phần tích cực thúc đẩy đô thị hoá vùng nông thôn lạc hậu kém phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Đến cuối tháng 08 năm 2010 trên cả nước đã có trên 700 CCN được hình thành.

Về thủ tục thành lập và phát triển CCN đều có chủ trương lãnh đạo cấp tỉnh, được đưa vào qui hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Qui mô thành lập CCN thì rất đa dạng, có địa phương 5 ha và lớn nhất 225 ha (ở Quảng Nam)

Về cơ chế quản lý thì CCN hiện nay chưa có khung pháp lý chung, ở mỗi địa phương nào có CCN thì địa phương đó ban hành quy chế về thủ tục và quy trình đầu tư riêng của mình. Vì chưa có khung pháp lý chung nên một số địa phương còn lúng túng khi áp dụng thực tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 26 - 27)