Xu hướng phát triển các KCN hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 31 - 35)

6. Điểm mới của đề tài

1.4.5.Xu hướng phát triển các KCN hiện nay

Phát triển và hình thành hệ thống các KCN là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển CN. KCN là tổ hợp các DN hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể, xung quanh sẽ hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hóa các phụ kiện và dịch vụ hỗ trợ. Các KCN tập trung còn liên kết, hoặc bao gồm cả các tổ chức đào tạo, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu... cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.

KCN phát triển gắn chặt với quá trình đô thị hoá một cách tất yếu, nên đang có xu thế được bố trí trong một khu kinh tế tổng hợp nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ, nhân lực và đảm bảo điều kiện sống cho người lao động tốt hơn.

Hiện nay đang xuất hiện xu hướng liên kết các KCN giữa các tỉnh để tạo nên vùng động lực phát triển nhằm khai thác các thế mạnh của mỗi tỉnh và hạn chế sự cạnh tranh lẫn nhau.

Phát triển các KCN cũng là cơ hội cho phép các vùng xa gắn với cơ sở chế biến và sử dụng có hiệu quả các vùng đất còn hoang hóa chưa khai thác cho mục tiêu phát triển kinh tế.

1.4.6. Một số kinh nghiệm và bài học phát triển KCN:

1- Mô hình KCN cần đa dạng, linh hoạt, không thể rập khuôn. Quy mô các khu CN đến mức nào cần tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.

2- Cần đánh giá mục tiêu xây dựng mà từ đó đặt ra thứ tự ưu tiên hợp lý cho từng giai đoạn vì không thể cùng một lúc đạt được tất cả các mục tiêu. Đôi khi phải tạm ngừng lợi ích truớc mắt để có thể đạt được mục tiêu lâu dài.

3- Để thu hút đầu tư trong tình hình các nước đang cạnh tranh gay gắt, trong nước cũng có sự tranh đua, hiện nay ngoài lao động giá rẻ, thủ tục đầu tư, trình độ lao động là yếu tố hấp dẫn hàng đầu mang tính quyết định.

4- Chính sách đầu tư hấp dẫn: Thuế, giá thuê đất, thời hạn sử dụng đất. 5- Tư nhân được phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng. 6- Phải làm sao đạt được mục tiêu là mỗi KCN là một trung tâm có tác dụng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng theo chiều hướng của một nền kinh tế mở.

7- Yếu tố môi trường phải được thường xuyên kiểm tra đánh giá.

8- Về thủ tục chế độ "một cửa" cần phải được quy định rất rõ: Người có nhu cầu giải quyết công việc chỉ cần đến một nơi, ở đó sẽ được thông báo công khai tiến hành và thời hạn xử lý công việc. Nơi nhận hồ sơ sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc xử lý công việc ở các khâu sao cho đúng hẹn trả được kết quả cho người yêu cầu. Thủ tục này ở các nước trong khu vực làm rất tốt, vì vậy muốn thu hút được đầu tư nhiều hơn, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa.

1.4.7. Dự báo các yếu tố tác động:

Trên cơ sở các điều kiện, yếu tố đã phân tích ở trên, dự báo các yếu tố tác động đến phát triển các KCN mới ở Bến Tre như sau:

Tình hình phát triển của các vùng phụ cận kéo theo sự phát triển CN lan tỏa tới các tỉnh xa hơn TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành các KCN ở Bến Tre.

Việc quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông thuỷ, bộ của Chính phủ đối với các tỉnh ĐBSCL như: tuyến đường cao tốc sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2009 giai đoạn 1 từ thành phố Hồ Chí Minh đi ĐBSCL, tuyến đường Bắc Nam xuyên suốt đến tận mũi Cà Mau, tuyến đường số 2 cũng đang được thi công,.... việc hình thành các cảng biển nước sâu trên địa bàn,... Những sự phát triển cơ sở hạ tầng này sẽ tác động mạnh, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển KCN của Bến Tre nói riêng, và ĐBSCL nói chung.

Với đà phát triển mạnh mẽ về CN tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu dẫn đến tình hình thu hút lao động ngày càng diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy các DN sẽ phát triển lan toả trong khu vực ĐBSCL, trong đó có Bến Tre. Lực lượng lao động trẻ của 13 tỉnh ĐBSCL là nguồn quan trọng đảm bảo cung cấp cho các DN trong các KCN tồn tại và phát triển.

Giá cả bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa bàn tỉnh Bến Tre thấp hơn ở thành phố Hồ Chí Minh, và giá cho thuê lại đất tại các KCN cũng thấp hơn giá cho thuê lại của một số KCN tại các tỉnh xung quanh thành phố Hồ chí Minh. Bến Tre với điều kiện hạ tầng giao thông ngày càng thuận lợi giúp cho việc lưu thông hàng hoá với các vùng và các quốc gia khác thuận tiện, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các DN.

Tuy nhiên, xu hướng CN lan tỏa cũng tạo nên sức ép chuyển dịch các hoạt động sản xuất thâm dụng lao động, có mức độ ô nhiễm môi trường cao,

giá trị gia tăng thấp đến Bến Tre. Cho nên việc lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp, đảm bảo các yêu cầu của Tỉnh cần được thẩm định, xem xét kỹ lưỡng.

Bến Tre với truyền thống Đồng Khởi, tinh thần tự lực tự cường, với thành tựu đó đạt được trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển CN nói riêng sẽ hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nêu trên để phát triển bền vững. Có thể có một số DN trong KCN gặp khó khăn ban đầu, nhưng phần lớn sẽ vươn lên, đứng vững trên thị trường, góp phần đưa nền kinh tế của Tỉnh phát triển đúng mục tiêu và định hướng đã đề ra.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1:

Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm cơ bản về KCN, CCN. Vai trò của KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, CCN ở một số địa phương, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư vào KCN, CCN ở Bến Tre.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẾN TRE.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 31 - 35)