Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 35 - 36)

6. Điểm mới của đề tài

2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phố của vùng ĐBSCL, thuộc khu vực tam giác châu hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao (cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh) trên 4 nhánh sông lớn (sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên). Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.360,2 km2, chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL với đường bờ biển kéo dài trên 65 km.

Về tọa độ địa lý,tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn: - Từ 9o48’ đến 10o20’ vĩ độ Bắc

- Từ 105o57’ đến 106o48’ kinh độ Đông

Về ranh giới địa lý,tỉnh Bến Tre:

- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền

- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên.

- Phía Đông giáp biển Đông.

Toàn Tỉnh được chia thành 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố Bến Tre là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh và 7 huyện Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Chợ Lách, Thạnh Phú, với 7 thị trấn, 9 phường và 144 xã.

Đến tháng 2/2009, theo Nghị định số 08/NĐ-CP, địa giới hành chánh của tỉnh được điều chỉnh thêm huyện Mỏ Cày Bắc. Đồng thời Thị xã Bến Tre phát triển thành Thành phố Bến Tre.

Về vị trí kinh tế, tuy nằm không xa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP Hồ Chí Minh (86 km) nhưng do vị trí nằm cuối tuyến giao lưu kinh tế từ vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đến biển Đông và lệch khỏi trục QL.1A từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh vùng ĐBSCL, đồng thời do điều kiện địa thế cù lao bị sông rạch chia cắt, ít thuận lợi cho giao thông bộ, nên

mức độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư của Bến Tre tương đối thấp so với

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 35 - 36)