Nhóm giải pháp quy hoạch KCN, CCN gắn liền liên kết vùng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 71 - 74)

* Giải pháp về công tác quy hoạch KCN, CCN:

Công tác quy hoạch luôn được xem là khâu then chốt, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và bảo đảm sự thành công của KCN. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các DN vào KCN, CCN Bến Tre cho thấy yếu tố “Quy hoạch vị trí, địa điểm thành lập KCN, CCN thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của DN là quan trọng nhất”, vì vậy công tác quy hoạch phải được tỉnh đặt lên hàng đầu nhằm đảm bảo cho việc thu hút đầu tư của các KCN, CCN trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong thời gian qua. Bến Tre chỉ mới quan tâm phát triển trong KCN, CCN chứ chưa chú ý phát triển vành đai ngoài hàng rào KCN, CCN. Qua kết quả phân tích trên cho thấy việc quy hoạch các KCN, CCN ở Bến Tre thiếu đồng bộ, trong thời gian qua mặc dù các KCN Bến Tre đã lấp gần kín nhưng tỉnh chưa có diện tích đất KCN mới cho thuê. Do đó việc quy hoạch KCN, CCN cần:

- Quy hoạch KCN, CCN dựa trên cơ sở chọn vị trí thuận lợi cho hoạt động SXKD của DN như KCN, CCN phải gắn liền đường biển, đường sông, hệ thống giao thông thuận lợi,… đặc biệt việc quy hoạch các CCN phải gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu địa phương.

- Các KCN cần được quy hoạch đồng thời với sự quy hoạch về hạ tầng KT- XH. Thực hiện quy hoạch phát triển đồng bộ các KCN với các công trình kết cấu

bên ngoài hàng rào; các khu đô thị - dịch vụ KCN, nhằm phát triển CN - đô thị bền vững, khai thác sử dụng tốt quỹ đất đô thị, tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN.

- Ban quản lý các KCN của tỉnh cần có hướng dẫn cho Thành phố, các huyện phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường sớm xác định ranh giới vị trí xây dựng các KCN để thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư và đầu tư. Công bố quy hoạch để chính quyền địa phương và nhân dân biết thực hiện, làm căn cứ gọi vốn đầu tư xây dựng và quản lý kinh doanh.

- Ngoài các KCN đã được quy hoạch bản đồ tỷ lệ 1/2000, các KCN khác chưa có quy hoạch, đề nghị chính quyền địa phương sớm tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết các KCN trên cơ sở phát triển các đô thị liền kề, góp phần đẩy nhanh nhiệm vụ xây dựng đô thị hóa nông thôn.

- Các KCN trọng điểm của tỉnh, cần lập các hồ sơ riêng theo quy định hiện hành của nhà nước, xin phê duyệt quy hoạch và thỏa thuận dự án, trên cơ sở đó các Công ty Kinh doanh kết cấu hạ tầng có thể xin hỗ trợ từ nguồn vốn Nhà nước, vốn ưu đãi theo quy định.

-Xử lý và giải quyết tốt các vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên. Khai thác và bảo tồn môi trường tự nhiên.

- Tăng cường nâng cao chất lượng quy hoạch KCN, CCN:

+ Hoàn chỉnh quy hoạch theo hướng phát triển KCN, CCN hài hoà, đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội như hạ tầng kỹ thuật (đường bộ, đường thuỷ, cảng, …), hạ tầng xã hội (khu dân cư, trường học, y tế, văn hoá và thể thao) và các dịch vụ KCN, CCN tại địa phương cũng như trong vùng KTTĐPN và ĐBSCL đảm bảo tính kết nối hạ tầng kỹ thuật chung giữa các KCN, CCN trên địa bàn.

+ Cần phải giám sát chặt chẽ công tác quy hoạch trong các KCN và CCN về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch ngành nghề theo định hướng phát triển chung của tỉnh. Trong quy hoạch KCN, CCN phải chú trọng tính khả thi hiệu quả hoạt động của KCN, CCN và vấn đề bảo vệ môi trường.

Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đối nghịch trong quy hoạch nội bộ từng KCN, CCN.

+ Tiến hành rà soát bổ sung quy hoạch đối với các KCN, CCN hiện hữu cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của nền kinh tế. Đối với KCN, CCN cần nghiên cứu lựa chọn phát triển mô hình KCN thích hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu nhà đầu tư.

+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh trong công tác quy hoạch phát triển hạ tầng bên ngoài kết nối đến KCN, CCN. Xác định việc huy hoạch xây dựng KCN, CCN đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội ngoài hàng rào KCN, CCN là tiêu chí bắt buộc khi phê duyệt các dự án KCN, CCN. Việc kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch KCN, CCN với đô thị, khu dân cư, dịch vụ phục vụ sẽ là nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào KCN, CCN.

- Tiếp tục quy hoạch một số KCN, CCN ở những vùng có điều kiện hạ tầng kém, thuộc vùng xa, vùng sâu để Nhà nước đầu tư ngân sách đẩy mạnh phát triển, như: huyện Thạnh Phú, huyện Mỏ Cày nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tận dụng vùng nguyên liệu, tạo việc làm cho người lao động địa phương để giảm áp lực nhà ở và các dịch vụ kèm theo ở các đô thị, không tạo chênh lệch quá xa giữa các vùng.

* Giải pháp liên kết hợp tác quy hoạch và thu hút đầu tư giữa các KCN, CCN vùng KTTĐPN và ĐBSCL

Bến Tre cần phải xây dựng mối quan hệ giữa các KCN, CCN trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL để từ đó có thể vận dụng, phát huy lợi thế của từng KCN, CCN ở mỗi tỉnh. Một số vấn đề cần thiết hợp tác như:

- Xây dựng kế hoạch hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐPN cũng như với các tỉnh ĐBSCL để tạo ra sự phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững cho cả vùng. Phối hợp trong phát triển kết cấu hạ tầng như

xây dựng tuyến đường tỉnh, nâng cấp các quốc lộ nằm trong địa bàn tỉnh và các tuyến đường thủy của tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 71 - 74)