Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, CCN trong thời gian qua chủ yếu là đầu tư vốn ngân sách Nhà nước. Việc đầu tư KCN, CCN chỉ giải quyết được đền bù giải tỏa, san lấp mặt bằng, xây dựng các đường nội bộ còn các hạng mục khác chỉ chưa được quan tâm vì thiếu vốn. Trong thời gian qua việc thu hút đầu tư vào KCN, CCN bị gián đoạn vì không có đất cho các nhà đầu tư thuê. Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh thiếu vốn và giải tỏa chậm. Để hạn chế nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, tác giả xin đề xuất một số phương án sau:
- Trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn, cần khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương đối với các KCN được Chính phủ phê duyệt, tranh thủ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa bàn khó khăn .
- Tỉnh quy hoạch mặt bằng các KCN, CCN và kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng đến cho thuê đất thô và họ chi tiền giải toả đền bù, chủ động đầu tư (theo quy hoạch, dự án được duyệt) và tự định giá cho thuê lại hạ tầng.
- Tỉnh cần kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dưới hình thức BOT, BT. Tích cực vận động và có chính sách khuyến khích các DN bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN đã có quy hoạch. Mở rộng các hình thức kinh doanh BOT, BT về cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, chất thải, khu nhà ở cho công nhân KCN cho mọi thành phần kinh tế, ... Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến đầu tư, chọn đầu tư và thông tin về điều kiện ưu đãi đầu tư
tại Bến Tre; Tổ chức các hoạt động kêu gọi đầu tư ở TP. HCM, liên hệ thông tin chặt chẽ với các Tham tán Thương mại ở một số nước lớn.
- Xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN như một số KCN đã thành công. Thông qua việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các cơ chế, chính sách đặc thù thống nhất, đồng bộ và cụ thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào KCN, CCN.
- Tăng tỷ lệ nguồn vốn ngân sách tỉnh cho công tác hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong các CCN.
3.2.2.4. Nhóm giải pháp W-T: