Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và hàng rào KCN,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 74 - 76)

với các địa phương khác trong vùng KTTĐPN và các tỉnh ĐBSCL, nhằm rút ngắn khoảng cách, giảm chi phí và thời gian cho các DN đang hoạt động trong các KCN, CCN.

- Phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư để hạn chế cạnh tranh tự phát mà có thể hỗ trợ nhau, như cung cấp thông tin, kinh nghiệm, giới thiệu lẫn nhau.

- Phối hợp trong ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, trong ban hành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế của từng tỉnh, tránh được đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp.

- Phối hợp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, cung cấp thông tin và hỗ trợ lẫn nhau. Tạo các vùng nguyên liệu cung cấp cho các KCN, CCN và tạo điều kiện cho các DN cung cấp hàng hoá cho nhau, thay thế hàng nhập khẩu, làm giảm giá thành, tăng cường xuất khẩu.

b. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và hàng rào KCN,CCN: CCN:

Qua phân tích trên cho thấy 45,5% số DN được phỏng vấn cho rằng cơ sở hạ tầng của Bến Tre chưa được tốt. Cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà đầu tư quan tâm khi quyết định thực hiện đầu tư. Trong thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế mang tính cạnh tranh quyết liệt, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, CCN càng chậm, thì việc thu hút đầu tư càng bị hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, xin đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

Trong điều kiện khả năng vốn ngân sách có hạn không thể cùng một lúc đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, do đó trước mắt để cải thiện từng bước môi trường đầu tư cần thiết thực hiện một số biện pháp sau:

+ Tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng

KCN Giao Long, An Hiệp và một số KCN, CCN khác theo qui hoạch, không để xảy ra tình trạng dự án chờ mặt bằng như trước đây; đặc biệt quan tâm đến vùng kinh tế khó khăn như Thạnh Phú, Mỏ Cày. Tỉnh cần có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, CCN.

+ Tiến hành nâng cấp hệ thống đường bộ, đường giao thông nông thôn để giúp cho các DN chế biến thuỷ sản, lương thực thuận lợi trong việc thu mua sản phẩm để phục vụ cho việc SXKD của mình. Kiến nghị với Chính phủ xúc tiến đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng trong vùng kinh tế ĐBSCL như đường sắt TP Hồ Chí Minh - Mỹ Tho, mở rộng và nâng cấp tỉnh lộ từ Thành phố Mỹ Tho đến Cầu Rạch Miễu (Bến Tre),…những công trình này có tác động rất lớn đến vị trí trung chuyển của tỉnh Bến Tre.

+ Tăng cường đầu tư, nâng cấp các tuyến giao thông đường thủy của tỉnh.

* Đầu tư nâng cấp hệ thống cảng của tỉnh

Trên cơ sở phân tích trên cho thấy đa số các DN được phỏng vấn đánh giá hệ thống cảng của tỉnh chưa được tốt và yếu. Do đó tỉnh cần nâng cấp cảng Giao Long sớm hơn dự kiến [191.507 tấn/năm (đến năm 2010) và 255.155 tấn/năm (đến 2020)] trở thành cảng khu vực có năng lực trên 500.000 tấn/năm nhằm để có thể phục vụ tốt nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của các DN trên địa bàn tỉnh thuận lợi, giảm bớt một phần chi phí để có điều kiện cạnh tranh với các DN khác, nhất là DN đóng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Tiền Giang.

Việc nâng cấp Cảng Giao Long còn có ý nghĩa đón đầu vận chuyển hàng hoá ở các tỉnh miền Tây khi Cầu Rạch Miễu xây dựng xong sẽ có đường giao thông nối liền tỉnh Bến Tre với tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp.

Theo chủ trương của thành phố Hồ Chí Minh, các Cảng nằm trong nội thành như Cảng Nhà Rồng, cảng Bến Nghé, Tân Cảng sẽ di dời ra xa thành phố, vì vậy việc phát triển Cảng Giao Long là rất cần thiết phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận trong tương lai.

* Đầu tư xây dựng hài hòa kết cấu hạ tầng KCN, CCN và khu đô thị

Thực hiện đúng quy hoạch cả một hệ thống tổng thể đồng bộ kết cấu hạ tầng với chất lượng kỹ thuật đồng đều của một khu đô thị. Trong đó cần chú trọng vị trí ưu tiên hàng đầu cho phát triển giao thông vận tải. Vì thực tế cho thấy, sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải địa phương và toàn vùng, góp phần thúc đẩy lưu thông, trao đổi hàng hóa giữa các KCN, CCN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 74 - 76)