Tình hình cho thuê đất trong KCN, KCX

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 28)

6. Điểm mới của đề tài

1.4.4.2. Tình hình cho thuê đất trong KCN, KCX

Tính đến cuối tháng 08 năm 2010, cả nước có 254 KCN, KCX trong đó đã cho thuê được 45.000 ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích đất tự nhiên. Tỷ lệ lắp đầy diện tích đất CN có thể cho thuê của các KCN trên cả nước đạt khoảng 48%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lắp đầy khoảng 62%.

Địa phương có nhiều KCN đã cho thuê trên 50% diện tích đất CN là các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung, TP Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Trong đó, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ lắp đầy diện tích KCN lớn nhất đạt 93,1%; các tỉnh miền Đông Nam Bộ có số lượng KCN lớn nhất cả nước với 49 KCN. Đa phần các KCN này đã đi vào hoạt động và đã phát huy tốt hiệu quả của nó. Địa phương có ít KCN là khu vực Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ. Trong đó, khu vực Tây Nguyên có số KCN ít nhất với 4 khu và tỉ lệ lấp đầy thấp nhất cả nước đạt 25,6%. Đa phần các khu này mới có quyết định thành lập, đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Hiện nay xu hướng thành lập thêm các KCN được chuyển địa điểm đầu tư từ khu vực đã phát triển KCN từ lâu như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình

Dương sang khu vực có nhiều tiềm năng, nhưng mới phát triển như Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Nam; từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương ở phía Bắc.

1.4.4.3. Về tình hình sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN, KCX:

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư trong số các DN trong KCN đã được cấp giấy phép, có trên 4.000 DN đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN còn lại đang trong quá trình xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng nhà xưởng để đi vào sản xuất. Trong thời gian qua, giá trị sản lượng hàng hóa cũng như giá trị xuất khẩu hàng hóa ở các KCN tăng trưởng ở mức độ cao. Giá trị sản xuất CN của các DN KCN chỉ tính riêng trong năm 2009 đã tạo ra 12,2 tỷ USD và 67,9 ngàn tỷ đồng doanh thu. Xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD và 2,6 ngàn tỷ đồng. Nộp ngân sách đạt 689 triệu USD và 4,0 ngàn tỷ đồng.

1.4.4.4. Về tình hình lao động:

Tính đến cuối năm 2009, các KCN đã tạo việc làm cho hơn 1,34 triệu lao động trực tiếp sản xuất và khoảng hơn 2 triệu lao động gián tiếp. Số lao động trực tiếp này chủ yếu tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn, có tiềm năng như TP HCM với 214.438 lao động, Đồng Nai là 197.927 lao động, TP Hà Nội thu hút 26.150 lao động, TP Đà Nẵng là 44.883 lao động và TP Cần Thơ là 14.331 lao động và Tiền Giang 7.588 lao động. Là một thế hệ lao động mới đang được hình thành từ các KCN sẽ là tài sản vô giá bảo đảm thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện hội nhập.

1.4.4.5 Công tác bảo vệ môi trường:

Trong quá trình CNH- HĐH ở nước ta và các nước trên thế giới thường xảy ra những mâu thuẫn lớn về vấn đề môi trường. Các KCN chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề phúc lợi xã hội và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.

Theo GS.TS Phạm Xuân Nam (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) môi trường Việt Nam đang suy thoái đến mức báo động: 70% KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 90% cơ sở sản xuất dịch vụ đổ thẳng chất thải ra môi trường. Trong đó nguồn tài nguyên nước đang ô nhiễm nặng nề, 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng đồi núi chịu chung số phận đó. Cũng theo ông Phạm Đình Đôn – Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Tây Nam Bộ xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ở ĐBSCL là do hiện nay trong khu vực

ĐBSCL có 12.757 DN, 113 KCN và CCN, hàng năm thải ra 47,2 triệu m3

nước thải CN (trong đó có 70% chưa có hệ thống xử lý nước thải), còn rác thải CN 220.000 tấn/năm, làm cho môi trường tự nhiên ở ĐBSCL trở nên ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tăng thêm gánh nặng trong vấn đề bảo vệ môi trường của quốc gia.

1.4.4.6. Về quản lý Nhà nước đối với KCN:

Tính đến cuối năm 2009, cả nước có hơn 50 Ban Quản lý KCN cấp tỉnh, thành được thành lập. Theo quy định hiện hành, các bộ, ngành ủy quyền cho Ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước như: Bộ kế hoạch và Đầu tư đã ủy quyền việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài hơn 40 triệu USD với những điều kiện nhất định; Bộ Thương mại đã ủy quyền phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mại; Bộ Lao động và Thương binh xã hội ủy quyền việc cấp phép cho người lao động nước ngoài,… Bên cạnh đó, cùng với việc cải thiện các thủ tục hành chính chung của cả nước, các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh cũng đã ban hành những chính sách đơn giản hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính, chế độ công khai thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đồng thời, các cơ quan quản lý chuyên ngành như: hải quan, ngân hàng, công an,… cũng đã được thành lập tại các KCN.

Công tác cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận, quản lý đầu tư theo phân cấp tại các địa phương đã dần đi vào nề nếp. Các địa phương có nhiều thuận

lợi để thực hiện cơ chế “một cửa” trong quản lý nhà nước về đầu tư, thông

qua vai trò quản lý đầu tư của Ban quản lý. Song song với cơ chế cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư nhanh gọn, cơ chế thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đã được tăng cường từ cấp Trung ương tới cấp địa phương (Nghị định số 29/2008/NĐ-CP). Nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra đã được tổ chức, phát hiện kịp thời những sai sót, sai phạm, những điểm còn yếu kém trong công tác quản lý nhà nước đối với KCN để kịp thời chấn chỉnh.

Trên cơ sở cơ chế ủy quyền này đã hình thành và phát huy được cơ chế

quản lý “một cửa, tại chỗ”. Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã được trao nhiều

quyền quyết định, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với KCN, rút ngắn được thủ tục hành chính, giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chính sách của Nhà nước ta đối với việc đầu tư vào các KCN, góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển các KCN. Đây là cơ chế quản lý đúng và phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.

1.4.5. Xu hướng phát triển các KCN hiện nay:

Phát triển và hình thành hệ thống các KCN là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển CN. KCN là tổ hợp các DN hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể, xung quanh sẽ hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hóa các phụ kiện và dịch vụ hỗ trợ. Các KCN tập trung còn liên kết, hoặc bao gồm cả các tổ chức đào tạo, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu... cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.

KCN phát triển gắn chặt với quá trình đô thị hoá một cách tất yếu, nên đang có xu thế được bố trí trong một khu kinh tế tổng hợp nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ, nhân lực và đảm bảo điều kiện sống cho người lao động tốt hơn.

Hiện nay đang xuất hiện xu hướng liên kết các KCN giữa các tỉnh để tạo nên vùng động lực phát triển nhằm khai thác các thế mạnh của mỗi tỉnh và hạn chế sự cạnh tranh lẫn nhau.

Phát triển các KCN cũng là cơ hội cho phép các vùng xa gắn với cơ sở chế biến và sử dụng có hiệu quả các vùng đất còn hoang hóa chưa khai thác cho mục tiêu phát triển kinh tế.

1.4.6. Một số kinh nghiệm và bài học phát triển KCN:

1- Mô hình KCN cần đa dạng, linh hoạt, không thể rập khuôn. Quy mô các khu CN đến mức nào cần tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.

2- Cần đánh giá mục tiêu xây dựng mà từ đó đặt ra thứ tự ưu tiên hợp lý cho từng giai đoạn vì không thể cùng một lúc đạt được tất cả các mục tiêu. Đôi khi phải tạm ngừng lợi ích truớc mắt để có thể đạt được mục tiêu lâu dài.

3- Để thu hút đầu tư trong tình hình các nước đang cạnh tranh gay gắt, trong nước cũng có sự tranh đua, hiện nay ngoài lao động giá rẻ, thủ tục đầu tư, trình độ lao động là yếu tố hấp dẫn hàng đầu mang tính quyết định.

4- Chính sách đầu tư hấp dẫn: Thuế, giá thuê đất, thời hạn sử dụng đất. 5- Tư nhân được phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng. 6- Phải làm sao đạt được mục tiêu là mỗi KCN là một trung tâm có tác dụng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng theo chiều hướng của một nền kinh tế mở.

7- Yếu tố môi trường phải được thường xuyên kiểm tra đánh giá.

8- Về thủ tục chế độ "một cửa" cần phải được quy định rất rõ: Người có nhu cầu giải quyết công việc chỉ cần đến một nơi, ở đó sẽ được thông báo công khai tiến hành và thời hạn xử lý công việc. Nơi nhận hồ sơ sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc xử lý công việc ở các khâu sao cho đúng hẹn trả được kết quả cho người yêu cầu. Thủ tục này ở các nước trong khu vực làm rất tốt, vì vậy muốn thu hút được đầu tư nhiều hơn, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa.

1.4.7. Dự báo các yếu tố tác động:

Trên cơ sở các điều kiện, yếu tố đã phân tích ở trên, dự báo các yếu tố tác động đến phát triển các KCN mới ở Bến Tre như sau:

Tình hình phát triển của các vùng phụ cận kéo theo sự phát triển CN lan tỏa tới các tỉnh xa hơn TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành các KCN ở Bến Tre.

Việc quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông thuỷ, bộ của Chính phủ đối với các tỉnh ĐBSCL như: tuyến đường cao tốc sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2009 giai đoạn 1 từ thành phố Hồ Chí Minh đi ĐBSCL, tuyến đường Bắc Nam xuyên suốt đến tận mũi Cà Mau, tuyến đường số 2 cũng đang được thi công,.... việc hình thành các cảng biển nước sâu trên địa bàn,... Những sự phát triển cơ sở hạ tầng này sẽ tác động mạnh, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển KCN của Bến Tre nói riêng, và ĐBSCL nói chung.

Với đà phát triển mạnh mẽ về CN tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu dẫn đến tình hình thu hút lao động ngày càng diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy các DN sẽ phát triển lan toả trong khu vực ĐBSCL, trong đó có Bến Tre. Lực lượng lao động trẻ của 13 tỉnh ĐBSCL là nguồn quan trọng đảm bảo cung cấp cho các DN trong các KCN tồn tại và phát triển.

Giá cả bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa bàn tỉnh Bến Tre thấp hơn ở thành phố Hồ Chí Minh, và giá cho thuê lại đất tại các KCN cũng thấp hơn giá cho thuê lại của một số KCN tại các tỉnh xung quanh thành phố Hồ chí Minh. Bến Tre với điều kiện hạ tầng giao thông ngày càng thuận lợi giúp cho việc lưu thông hàng hoá với các vùng và các quốc gia khác thuận tiện, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các DN.

Tuy nhiên, xu hướng CN lan tỏa cũng tạo nên sức ép chuyển dịch các hoạt động sản xuất thâm dụng lao động, có mức độ ô nhiễm môi trường cao,

giá trị gia tăng thấp đến Bến Tre. Cho nên việc lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp, đảm bảo các yêu cầu của Tỉnh cần được thẩm định, xem xét kỹ lưỡng.

Bến Tre với truyền thống Đồng Khởi, tinh thần tự lực tự cường, với thành tựu đó đạt được trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển CN nói riêng sẽ hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nêu trên để phát triển bền vững. Có thể có một số DN trong KCN gặp khó khăn ban đầu, nhưng phần lớn sẽ vươn lên, đứng vững trên thị trường, góp phần đưa nền kinh tế của Tỉnh phát triển đúng mục tiêu và định hướng đã đề ra.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1:

Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm cơ bản về KCN, CCN. Vai trò của KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, CCN ở một số địa phương, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư vào KCN, CCN ở Bến Tre.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẾN TRE.

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre:

Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phố của vùng ĐBSCL, thuộc khu vực tam giác châu hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao (cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh) trên 4 nhánh sông lớn (sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên). Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.360,2 km2, chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL với đường bờ biển kéo dài trên 65 km.

Về tọa độ địa lý,tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn: - Từ 9o48’ đến 10o20’ vĩ độ Bắc

- Từ 105o57’ đến 106o48’ kinh độ Đông

Về ranh giới địa lý,tỉnh Bến Tre:

- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền

- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên.

- Phía Đông giáp biển Đông.

Toàn Tỉnh được chia thành 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố Bến Tre là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh và 7 huyện Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Chợ Lách, Thạnh Phú, với 7 thị trấn, 9 phường và 144 xã.

Đến tháng 2/2009, theo Nghị định số 08/NĐ-CP, địa giới hành chánh của tỉnh được điều chỉnh thêm huyện Mỏ Cày Bắc. Đồng thời Thị xã Bến Tre phát triển thành Thành phố Bến Tre.

Về vị trí kinh tế, tuy nằm không xa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP Hồ Chí Minh (86 km) nhưng do vị trí nằm cuối tuyến giao lưu kinh tế từ vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đến biển Đông và lệch khỏi trục QL.1A từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh vùng ĐBSCL, đồng thời do điều kiện địa thế cù lao bị sông rạch chia cắt, ít thuận lợi cho giao thông bộ, nên

mức độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư của Bến Tre tương đối thấp so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Các trục đường bộ quan trọng (QL.60, QL.57, ĐT.883, ĐT.885, ĐT.887, ĐT.888) chỉ có giá trị giao lưu kinh tế nội tỉnh là chính; các tuyến giao thông đối ngoại đều bị cách ly tương đối thông qua các bến phà Rạch Miễu (QL.60 đi Mỹ Tho hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), phà Cổ Chiên (QL.60 đi Trà Vinh) và phà Đình Khao (QL.57 đi Vĩnh Long).

Tuy nhiên, về đường thủy, tỉnh Bến Tre lại khá thuận lợi với hệ thống 4 sông chính hướng ra biển Đông (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên) và hệ thống kênh rạch chằng chịt khắp ba cù lao, là các trục giao thông đối ngoại quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)