Nhóm giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 77 - 79)

* Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:

Nhằm nâng cao ý thức các các DN trong KCN, CCN tỉnh cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và KCN nhằm xác định rõ tầm quan trọng bậc nhất của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh; quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo, điều hành trong công tác bảo vệ

môi trường và có các biện pháp hữu hiệu phát huy vai trò của cán bộ, công nhân trong việc bảo vệ môi trường, làm cho ý thức bảo vệ môi trường dần trở thành thói quen của mọi người, góp phần hạn chế sự gia tăng ô nhiễm, tiến tới cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái.

* Tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường:

Qua phỏng vấn các DN trong KCN, CCN thì có một số các DN chưa quan tâm đến công tác môi trường, có hơn 65% các DN cho rằng các cơ quan chức năng chỉ kiểm tra ở mức độ thỉnh thoảng và ít khi. Với tình hình trên tác giả xin đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường của các KCN, CCN Bến Tre.

- Thứ nhất,Quy định mang tính chất bắt buộc các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, CCN phải đảm bảo xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung ở các KCN, CCN có nước thải cần phải được xử lý trước khi thải ra sông ngòi, kênh rạch.

- Thứ hai, Quy định quy chế tiêu chuẩn môi trường cho các DN đầu tư vào KCN, CCN:

+ Quy định các DN phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi đầu tư vào KCN, CCN.

+ Quy định bắt buộc các DN trong KCN, CCN phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi đi vào hoạt động SXKD.

- Thứ ba, Thu thập và cập nhật các thông tin cơ bản của DN để xây dựng cơ sở dữ liệu về DN, phục vụ công tác quản lý môi trường.

-Thứ tư, Các cơ quan chức năng của tỉnh mà đặc biệt là Sở Tài Nguyên và Môi trường, Cảnh sát Môi trường và Ban quản lý các KCN thường xuyên theo dõi, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các vụ việc vi phạm tiêu chuẩn môi trường của các DN gây ô nhiễm môi trường. Kiểm soát chặt chẽ

việc vận hành các hệ thống xử lý nước thải cục bộ của các DN bằng các hình thức kiểm tra định kỳ hay đột xuất tại DN, kiên quyết xử phạt các đơn vị không chấp hành việc xây dựng hoặc vận hành hệ thống xử lý nước thải cục bộ.

- Thứ năm, Các KCN, CCN phải bố trí ngành nghề dự án đầu tư phải đúng theo quy hoạch, phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố môi trường, tránh trường hợp bố trí không đúng phân khu chức năng sẽ làm cho các DN tự gây ô nhiễm lẫn nhau.

- Thứ sáu, Bổ sung nhân sự cho cán bộ thanh tra môi trường, để có đủ lực lượng thanh tra kiểm tra môi trường thường xuyên hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 77 - 79)