0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tình hình sử dụng đất và thu hút đầu tư trong KCN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 (Trang 38 -38 )

Tổng diện tích đất của 2 KCN là 173,47ha, trong đó đất CN có khả năng cho thuê 113,89ha. Đến nay đã cho thuê được 81,63ha chiếm 71,67% diện tích đất CN; Ngoài ra, đã có 10 dự án đang đàm phán, có khả năng đến cuối năm 2009 sẽ lấp đầy 2 KCN này.

Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp hiện trạng các KCN

(các KCN đã đi vào hoạt động, hoặc đã có quyết định thành lập)

STT Tên KCN Địa điểm Quyết định D.tích(ha) Tình hình triển khai

1 Giao LongGiai đoạn I Xã An Phước,Châu Thành Số 910/CP-CN ngày

01/07/2004 101,47

Đã giải phóng mặt bằng 96,17/98,5 ha đất CN. Đã

cho thuê 38,18ha ha.

2 Giao LongGiai đoạn II Xã An Phước,Châu Thành Số 515/TTg-CN ngày

04/04/2008 68,04 Mới được phê duyệt. 3 An Hiệp Xã An Hiệp,huyện Châu

Thành

Số 1107/QĐ-

TTg 72 Đã giải phóng mặt bằng45,74/72 ha

Tổng cộng

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN Bến Tre đến năm 2020

2.2.1.2. Thành lập Ban Quản lý:

Ban quản lý các KCN Bến Tre được thành lập theo Quyết định 178/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Ban quản lý các KCN Bến Tre có tư cách pháp nhân, có tài khoản, trụ sở làm việc và con dấu có hình quốc huy. Ban quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý vể tổ chức, biên chế, chương trình công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh,

đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý các KCN Bến Tre:

Xây dựng điều lệ quản lý các KCN trình UBND Tỉnh phê duyêt.

Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển các KCN, CCN bao gồm: xây dựng quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN, CCN có liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCN, CCN.

Hỗ trợ vận động đầu tư vào KCN, CCN và tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài theo ủy quyền.

Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu đương sự. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.

Quản lý hoạt động dịch vụ trong KCN, CCN. Thỏa thuận với các công ty phát triển hạ tầng KCN, CCN trong việc định giá cho thuê đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành. Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy, chứng chỉ theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền.

Được mời tham dự các buổi họp của các cơ quan Chính phủ, UBND tỉnh khi bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN. Đồng thời báo cáo định kỳ, hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình, hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN, CCN về UBND tỉnh và các cơ quan chính phủ có liên quan.

Nội dung: phát triển thêm 6 KCN với tổng diện tích 1.400ha.

+ Giai đoạn từ nay đến 2010: phát triển thêm 1 KCN và mở rộng KCN An Hiệp với tổng diện tích 420ha. Cụ thể: KCN Giao Hoà diện tích 270ha, KCN An Hiệp mở rộng 150ha.

+ Giai đoạn 2011 đến 2015: phát triển thêm 3 KCN với diện tích 630ha. Cụ thể: KCN An Phước diện tích 230ha, KCN Phước Long 200ha và KCN Thanh Tân 200ha

+ Giai đoạn 2016 đến 2020: phát triển thêm 2 KCN với diện tích 350ha. Cụ thể KCN Thành Thới diện tích 150ha và KCN An Nhơn diện tích 200ha.

Thuận lợi:

Xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng CN nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung của Tỉnh. Dựa vào yêu cầu phát triển bền vững có tính đến các yếu tố đã thay đổi và yêu cầu đảm bảo có đất dịch vụ, CN phụ trợ tương ứng.

Các điều kiện hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông thực hiện đúng tiến độ (khi đường QL 60, 57, các tỉnh lộ và các cầu qua sông Hàm Luông, cầu qua sông Cổ Chiên sớm hoàn thành...), đặc biệt cầu Rạch Miễu thông xe đầu năm 2009, Việt Nam hội nhập kinh tế đầy đủ với khu vực và quốc tế.

Hầu hết đất quy hoạch các KCN chủ yếu là cây ăn trái, diện tích nhà ở tương đối ít, không thuộc vào vùng đất lúa.

Các KCN dự kiến gần như nằm trên dãy hành lang của trục Quốc lộ 60, tận dụng được hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ bộ.

Khó khăn:

Khó khăn chủ yếu là về hệ thống các cầu và hệ thống cấp nước về các KCN cách xa thành phố. Về hệ thống các cầu: KCN Thành Thới thực hiện được khi các cầu dọc theo quốc lộ 60 hoàn chỉnh; KCN Phước Long thực hiện tốt khi đường tỉnh lộ 887 hoàn thành; KCN An Nhơn chỉ thực hiện được khi các cầu trên các Quốc lộ 60, 57 được hoàn chỉnh và hệ thống điện, nước đảm bảo cung cấp cho KCN.

Theo phương án trên các KCN dự kiến được xác định tên, vị trí, quy mô theo bảng tổng hợp như sau:

Bảng 2.2: BẢNG TỔNG HỢP

Quy hoạch KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020

(địa điểm, diện tích, phân kỳ thực hiện ) Tổng diện tích quy hoạch mới 1400 ha

TT Tên dự kiến Địa điểm Diện tích, ha Ghi chú về vị trí

Đến

2010 2011 –2015 2016 –2020

2 KCN đã có quyết định, đang triển khai thực hiện

Giao Long I,

II Xã An Phước, ChâuThành 169 Xem bảng hiện trạng An Hiệp Xã An Hiệp, huyệnChâu Thành 72 Xem bảng hiện trạng

Các KCN đề xuất quy hoạch mới và mở rộng

1 Hiệp mở rộngKCN An Xã Tiên Thủy, xã AnHiệp huyện Châu

Thành 150

Mở rộng về phía xã Sơn Hòa, tiếp giáp sông Hàm Luông về phía Nam. 2 KCN GiaoHòa Long – Châu ThànhXã Giao Hòa, Giao 270 cách TL 883 khoảng 400mPhía Bắc giáp sông Tiền,

về phía Nam 3 KCN PhướcLong Xã Phước Long, huyệnGiồng Trôm 200

Cách Thị xã Bến Tre 10km về phía Nam. nằm cạnh sông Hàm Luông và TL 887

4 KCN AnPhước Xã An Phước An Hoávà Giao Long huyện

Châu Thành 230

Cách TL 883 khoảng 200 m về phía Bắc, Phía Nam cạnh sông Ba Lai

5 KCN ThanhTân Xã Thanh Tân huyệnMỏ Cày 200 Luông, cách QL60 khoảngPhía bắc giáp sông Hàm 500m

6 KCN ThànhThới Xã Thành Thới Bhuyện Mỏ Cày 150 sông Cái Chát LớnGiáp sông Cổ Chiên và 7 KCN AnNhơn Xã An Nhơn, huyệnThạnh Phú. 200

Cạnh sông Eo Lối, cảng cá An Nhơn, trên Q.lộ 57, cạnh sông Cổ Chiên, cách Thị trấn Thạnh Phú khoảng 10 km Tổng cộng (diện tích mới) 420 630 350

2.2.2. Thực trạng hoạt động tại các KCN từ khi thành lập cho đếnnay: nay:

2.2.2.1. Tình hình quỹ đất tại các KCN:

Tính chung cả 2 KCN Giao Long và An Hiệp đạt khoảng 242 ha so với diện tích đất CN được quy hoạch đến năm 2010 là 900 ha là phù hợp cũng như so với tổng diện tích đất toàn tỉnh (236.020 ha) và cơ cấu kinh tế trong những năm tới của ngành CN thì diện tích đất xây dựng KCN hiện tại là quá thấp.

Tỷ lệ lấp đầy các KCN:

Hiện tại, đã cho thuê hơn 46 ha, chiếm hơn 70% diện tích của KCN Giao Long (giai đoạn I), còn tại KCN An Hiệp đã lấp đầy gần 35 ha. Tính chung đã lấp đầy hơn 81,68ha, đạt hơn 71% tổng diện tích đất CN có thể cho thuê; So với mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì tỷ lệ lấp đầy như trên là khá cao; khi cầu Rạch Miễu hoàn thành sẽ sớm lấp đầy diện tích còn lại.

Vị trí, địa điểm, diện tích hiện tại của các KCN đã được thành lập

1/ KCN Giao Long (giai đoạn I) theo văn bản chấp thuận số 910/CP-CN ngày10/7/2004 của Chính phủ, thuộc địa bàn xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Thị trấn Châu Thành 6,3km về phía tây trên đường tỉnh lộ ĐT-883. Khu đất có tổng diện tích thu hồi là 101,468ha, trong đó: diện tích xây dựng KCN là 98,5ha; diện tích xây dựng nhà tạm tái định cư là 0,2ha; lộ giới là 2,768ha; KCN Giao Long giai đoạn II với diện tích 69 ha theo văn bản chấp thuận số 514/TTg-CN-CN ngày 04/04/2008 đang được triển khai.

2/ KCN An Hiệp theo quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006, thuộc địa bàn xã An Hiệp Huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách Thị xã Bến Tre khoảng 13 km trên đường tỉnh 884. Khu đất có diện tích 72ha, trong đó diện

tích xây dựng KCN là 65,01ha phần còn lại là đất dịch vụ và tái định cư. Việc thực hiện quy hoạch KCN An Hiệp mang tính khả thi cao: do hiện trạng KCN này trước đây là CCN do địa phương quản lý nên đã thực hiện công bố quy hoạch, đã lập quy hoạch chi tiết…

Như vậy cả 2 khu này đều phù hợp với quy hoạch đã duyệt.

2.2.2.2. Thực trạng về thu hút vốn đầu tư và cơ cấu ngành nghề đầutư tại các KCN: tư tại các KCN:

a. Các ngành CN hiện có trong KCN:

Các ngành nghề hiện đang đầu tư tại 2 KCN nói trên là: may mặc, dệt nhuộm, chế biến hàng nông sản thực phẩm, chế biến thủy hải sản, sản xuất giấy, sản xuất thức ăn thủy sản gia súc, mía đường, sản xuất phân hữu cơ, sản xuất mụn dừa và các sản phẩm từ dừa….

(Chi tiết xem phụ lục 3)

b. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:

Do KCN Giao Long mới được thành lập và đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản nên các DN còn đang xây dựng, chỉ một ít DN đi vào hoạt động vào cuối năm 2007. Giá trị sản xuất CN ước đạt 108,89 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 10,63 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 4,15 triệu USD (chủ yếu máy móc, thiết bị) nộp ngân sách được 0,676 tỷ đồng.

2.2.2.3. Đánh giá tình hình về môi trường trong KCN:

Tại KCN Giao Long trạm xử lý nước thải tập trung đã được xây dựng như nêu ở trên, hiện nay chưa vận hành, nguồn vốn thực hiện theo Quyết định số 183/2004/QĐ -TTg.

KCN An Hiệp hồ sơ xây dựng đang hoàn chỉnh nhưng chưa triển khai xây dựng, về nguồn vốn thì chưa sắp xếp được, các DN đang hoạt động phải đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải đạt loại B mới được đưa ra môi trường.

Tình hình xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và các chất thải khác hiện nay do các DN tự chủ động thực hiện với sự giám sát của cơ quan môi trường địa phương.

2.2.2.4. Những thành tựu, đóng góp của các KCN đối với sự pháttriển kinh tế của tỉnh: triển kinh tế của tỉnh:

Giá trị sản xuất CN năm 2007 và năm 2008 đạt 719,86 tỷ đồng (giá hiện hành), kim ngạch xuất khẩu đạt 28,18 triệu USD chiếm 11,69% giá trị xuất khẩu của tỉnh, nộp ngân sách 23,5 tỷ đồng.

Hiện tại, 2 KCN đã thu hút được 2.700 lao động. Trong đó, chủ yếu là lao động tại địa phương khoảng 2.600 người, lao động ngoài tỉnh khoảng 100 người (chủ yếu lao động có trình độ kỹ thuật cao); Lao động nữ chiếm khoảng 65% tổng số lao động.

2.2.2.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học kinh nghiệm:

Những kết quả đạt được :

Tuy là tỉnh đi sau trong việc đầu tư xây dựng các KCN so với các tỉnh khác, nhưng KCN của tỉnh sau khi được Chính phủ cho phép thành lập đã nhanh chóng được quy hoạch đồng bộ và đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư. Với vị trí địa lý và chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư thông thoáng của tỉnh thời gian qua đã khuyến khích được một số nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất.

Tỉnh đã thống nhất chỉ đạo tập trung và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành ở Trung ương để thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.

Việc đầu tư xây dựng KCN đã góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CN, dịch vụ, thực hiện mục tiêu CNH-HĐH. Đồng

thời tạo ra hàng ngàn chỗ làm mới cho lao động, nâng cao đời sống xã hội, tạo ra nguồn thu cho ngân sách địa phương, đảm bảo việc phát triển bền vững, sử dụng quỹ đất có hiệu quả.

Nguyên nhân đạt được kết quả trên:

Việc phát triển các KCN luôn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và sự kết hợp của các sở ban ngành trong tỉnh. Đặc biệt là sự chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến huyện đối với việc phát triển và triển khai thực hiện xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh đã ban hành kịp thời các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ đầu tư nên đã khuyến khích và huy động được các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư. Việc hình thành Ban Quản Lý các KCN để thực hiện cơ chế ”một cửa, tại chỗ” đã tạo điều kiện thuận lợi về cải cách thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước,đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài để họ yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.

Những hạn chế tồn tại:

Việc đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt là Hệ thống xử lý chất thải ở KCN Giao Long còn chậm được triển khai. KCN An Hiệp thậm chí còn chưa triển khai xây dựng công trình này, công việc xây dựng hạ tầng thiếu đồng bộ. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN còn hạn chế do chương trình kế hoạch, kinh phí và sự phối kết hợp của các cơ quan còn chưa đồng bộ.

Việc giải phóng mặt bằng còn chậm, còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư của các chủ đầu tư. Trong khi đó, việc xử lý môi trường trong các KCN chưa được tiến hành đồng bộ với xây dựng các hạng

mục công trình sản xuất CN. Trong các KCN của tỉnh chưa có nhà máy xử lý nước thải hoạt động. Việc xử lý rác thải trong các KCN còn thiếu tập trung.

Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi cho công nhân trong các KCN còn chậm nên ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và gây khó khăn, bức xúc cho công tác quản lý xã hội.

Việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho KCN cũng còn nhiều hạn chế nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có cán bộ quản lý).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế, tồn tại trên là do thiếu vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Bên cạnh đó, một phần là do sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành thiếu kịp thời, đồng bộ.

Để đánh giá môi trường bên trong KCN, CCN, tác giả dựa trên thông tin xây dựng ma trận bên trong (IFE) KCN, CCN dựa trên hình thức thảo luận nhóm để phân tích đánh giá.

2.2.2.6. Xây dựng ma trận bên trong (IFE) của KCN, CCN:

Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các KCN, CCN. Ma trận IFE được phát triển theo năm bước:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong quá trình đánh giá nội bộ. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố,

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 (Trang 38 -38 )

×