Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 43 - 48)

Do KCN Giao Long mới được thành lập và đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản nên các DN còn đang xây dựng, chỉ một ít DN đi vào hoạt động vào cuối năm 2007. Giá trị sản xuất CN ước đạt 108,89 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 10,63 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 4,15 triệu USD (chủ yếu máy móc, thiết bị) nộp ngân sách được 0,676 tỷ đồng.

2.2.2.3. Đánh giá tình hình về môi trường trong KCN:

Tại KCN Giao Long trạm xử lý nước thải tập trung đã được xây dựng như nêu ở trên, hiện nay chưa vận hành, nguồn vốn thực hiện theo Quyết định số 183/2004/QĐ -TTg.

KCN An Hiệp hồ sơ xây dựng đang hoàn chỉnh nhưng chưa triển khai xây dựng, về nguồn vốn thì chưa sắp xếp được, các DN đang hoạt động phải đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải đạt loại B mới được đưa ra môi trường.

Tình hình xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và các chất thải khác hiện nay do các DN tự chủ động thực hiện với sự giám sát của cơ quan môi trường địa phương.

2.2.2.4. Những thành tựu, đóng góp của các KCN đối với sự pháttriển kinh tế của tỉnh: triển kinh tế của tỉnh:

Giá trị sản xuất CN năm 2007 và năm 2008 đạt 719,86 tỷ đồng (giá hiện hành), kim ngạch xuất khẩu đạt 28,18 triệu USD chiếm 11,69% giá trị xuất khẩu của tỉnh, nộp ngân sách 23,5 tỷ đồng.

Hiện tại, 2 KCN đã thu hút được 2.700 lao động. Trong đó, chủ yếu là lao động tại địa phương khoảng 2.600 người, lao động ngoài tỉnh khoảng 100 người (chủ yếu lao động có trình độ kỹ thuật cao); Lao động nữ chiếm khoảng 65% tổng số lao động.

2.2.2.5. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học kinh nghiệm:

Những kết quả đạt được :

Tuy là tỉnh đi sau trong việc đầu tư xây dựng các KCN so với các tỉnh khác, nhưng KCN của tỉnh sau khi được Chính phủ cho phép thành lập đã nhanh chóng được quy hoạch đồng bộ và đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư. Với vị trí địa lý và chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư thông thoáng của tỉnh thời gian qua đã khuyến khích được một số nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất.

Tỉnh đã thống nhất chỉ đạo tập trung và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành ở Trung ương để thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.

Việc đầu tư xây dựng KCN đã góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CN, dịch vụ, thực hiện mục tiêu CNH-HĐH. Đồng

thời tạo ra hàng ngàn chỗ làm mới cho lao động, nâng cao đời sống xã hội, tạo ra nguồn thu cho ngân sách địa phương, đảm bảo việc phát triển bền vững, sử dụng quỹ đất có hiệu quả.

Nguyên nhân đạt được kết quả trên:

Việc phát triển các KCN luôn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và sự kết hợp của các sở ban ngành trong tỉnh. Đặc biệt là sự chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến huyện đối với việc phát triển và triển khai thực hiện xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh đã ban hành kịp thời các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ đầu tư nên đã khuyến khích và huy động được các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư. Việc hình thành Ban Quản Lý các KCN để thực hiện cơ chế ”một cửa, tại chỗ” đã tạo điều kiện thuận lợi về cải cách thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước,đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài để họ yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.

Những hạn chế tồn tại:

Việc đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng, đặc biệt là Hệ thống xử lý chất thải ở KCN Giao Long còn chậm được triển khai. KCN An Hiệp thậm chí còn chưa triển khai xây dựng công trình này, công việc xây dựng hạ tầng thiếu đồng bộ. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN còn hạn chế do chương trình kế hoạch, kinh phí và sự phối kết hợp của các cơ quan còn chưa đồng bộ.

Việc giải phóng mặt bằng còn chậm, còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư của các chủ đầu tư. Trong khi đó, việc xử lý môi trường trong các KCN chưa được tiến hành đồng bộ với xây dựng các hạng

mục công trình sản xuất CN. Trong các KCN của tỉnh chưa có nhà máy xử lý nước thải hoạt động. Việc xử lý rác thải trong các KCN còn thiếu tập trung.

Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi cho công nhân trong các KCN còn chậm nên ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và gây khó khăn, bức xúc cho công tác quản lý xã hội.

Việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho KCN cũng còn nhiều hạn chế nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có cán bộ quản lý).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế, tồn tại trên là do thiếu vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Bên cạnh đó, một phần là do sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành thiếu kịp thời, đồng bộ.

Để đánh giá môi trường bên trong KCN, CCN, tác giả dựa trên thông tin xây dựng ma trận bên trong (IFE) KCN, CCN dựa trên hình thức thảo luận nhóm để phân tích đánh giá.

2.2.2.6. Xây dựng ma trận bên trong (IFE) của KCN, CCN:

Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các KCN, CCN. Ma trận IFE được phát triển theo năm bước:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong quá trình đánh giá nội bộ. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu.

Bước 2: Phân loại mức độ quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của DN trong KCN, CCN. Tổng số các mức độ quan trọng phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 đại diện cho điểm rất yếu, 2 là điểm yếu, 3 là điểm mạnh, 4 là điểm rất mạnh. Như vậy, sự phân loại dựa trên cơ sở đơn vị.

Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó ( bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.

Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy KCN, CCN mạnh về nội bộ, nhỏ hơn 2,5 cho thấy KCN, CCN yếu về nội bộ. (Chi tiết xem phụ lục 7)

Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

TT Các yếu tố bên trong Mứcđộ

quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Ban quản lý có đội ngũ NV trình độ cao, tinh thần

trách nhiệm trong quản lý và đoàn kết nội bộ. 0,07 3 0,21

2 Quản lý theo mô hình “ một cửa tại chỗ” 0,09 4 0,36

3 Nằm trong vùng nhiều nguyên liệu, lao động 0,09 4 0,36 4 Người quản lý DN có trình độ chuyên môn cao 0,06 3 0,18 5 Cơ sở hạ tầng KCN, CCN tương đối hoàn chỉnh và

an ninh ổn định 0,05 4 0,20

6 Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh 0,07 4 0,28

7 Đội ngũ công nhân thiếu tay nghề 0,09 1 0,09

8 Công tác xúc tiến đầu tư còn yếu, chưa phối hợp tốt

thủ tục hành chính giữa các ngành 1 cửa liên thông 0,06 2 0,12 9 Công tác quy hoạch, hạ tầng, cảng còn kém chưa

đồng bộ 0,09 2 0,18

10 Ô nhiễm môi trường ở KCN, CCN 0,08 2 0,16

11 Nhà ở công nhân và chuyên gia chưa được tỉnh và

DN chú trọng. 0,07 2 0,14

12 Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức cuốn chiếu,

công tác giải toả gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn. 0,07 2 0,14 13 Hệ thống ngân hàng ở tỉnh thủ tục quá rườm rà, giải

ngân chậm 0,04 1 0,04

14 Hệ thống pháp lý CCN chưa có cơ chế chung thống

nhất 0,04 2 0,08

Tổng cộng 1,00 2,54

Nhận xét:Từ ma trận trên số điểm quan trọng tổng cộng là 2,54(>2,50) cho thấy các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre có môi trường nội bộ ở mức trung bình trong việc tận dụng các điểm mạnh và hạn chế những yếu kém (Chi tiết các điểm mạnh và điểm yếu được liệt kê ở ma trận SWOT chương 3- Một số giải pháp).

2.2.3. Đánh giá sự tác động của môi trường đến hoạt động của KCN, CCN ở Bến Tre:

2.2.3.1. Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 43 - 48)