ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM
2.1.2.2 Quy họach Nhàn ước cho sản xuất thép trong nước:
- Ngày 11/2/2004, Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổ Công tác điều hành thị trường trong nước đã thống nhất 4 biện pháp đểđề nghị Chính phủ cho phép thực hiện: đẩy mạnh sản xuất phôi thép trong nước, tháo gỡ khó khăn trong việc nhập khẩu phế liệu sản xuất phôi thép; kiểm tra mạng lưới phân phối để tránh đầu cơ; nhập khẩu thép thành phẩm khi nguồn cung trong nước không đáp ứng cầu.
- Ngày 4/9/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025.
Theo Quy hoạch, nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến năm 2010 đạt khoảng 10-11 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn. Quy hoạch xác định các dự án đầu tư chủ yếu trong giai đoạn 2007-2015 gồm: Liên hợp thép Hà Tĩnh; Liên hợp thép Dung Quất; Dự án nhà máy thép cuộn cán nóng, cán nguội và mạ kẽm chất lượng cao; Dự án mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; Liên hợp thép Lào Cai...Trong giai đoạn 2016-2025, sẽ tiến hành đầu tư Dự án sản xuất thép lò điện từ sản phẩm hoàn nguyên trực tiếp; nghiên cứu đầu tư một số dự án luyện cán thép tấm, thép hình lớn và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến; nghiên cứu đầu tư nhà máy thép đặc biệt quy mô công suất khoảng 0,3-0,5 triệu tấn/năm. Qua đó, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh cổ phần hóa.
Tuy nhiên, các quy họach này là chưa đồng bộ cho nhu cầu của các địa phương. Ngòai ra, phát triển sản xuất thép cần phát triển các công trình cầu cảng, kiến trúc thượng tầng, hạ tầng đểđáp ứng được quy mô của ngành thép vì hiện nay, nhu cầu vận chuyển bốc dỡ thép nhâp khẩu trong nước đã vượt quá năng suất bốc dỡ của cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, Đình Vũ (cho khu vực miền Bắc)