ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM
3.4.5 Kiểm sóat rủi ro
- Những biến động không thể dựđóan trước của tỷ giá, lãi suất và giá hàng hóa không những có thểảnh hưởng đến các khỏan lợi nhuận được báo cáo hàng quý của một công ty mà còn có thểđịnh đọat liệu công ty có thể tồn tại hay không. Những biến động này liên quan đến rủi ro kiệt giá tài chính, có thể đưa một công ty đang được điều hành tốt rơi vào tình trạng phá sản. Đối với doanh nghiệp thép Việt Nam, phải phụ thuộc thị trường nước ngòai về nguyên liệu, thì mức độ ảnh hưởng của tỷ giá và giá hàng hóa là rất lớn. Hơn nữa, thép là ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi quy trình công nghệ cao, quy mô đầu tư lớn, cần vốn lớn do đó số lãi vay phải trả là không nhỏ. Một sự biến động trong lãi súât có thể tăng thêm rất nhiều chi phí sử dụng vốn vay.
Trong một chừng mực nhất định, các công cụ tài chính hiện nay cho phép chuyển giao trực tiếp rủi ro tài chính cho một bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó:
- Doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng quyền chọn ngọai tệ, hoặc hợp đồng mua nguyên vật liệu kỳ hạn, hoặc sử dụng các công cụ hóan đổi hoặc giao sau với nhà cung cấp để giảm bớt rủi ro tỷ giá và giá hàng hóa nhập khẩu.
- Nhà xuất khẩu thép Việt Nam có thể chuyển giao rủi ro của mình cho một công ty có mức dễ bị tổn thương theo chiều ngược lại hoặc cho một ngân hàng nào đó qua việc ký kết hợp đồng giao sau.
- Doanh nghiệp có thể chuyển giao rủi ro thu hồi công nợđối với khách hàng thông qua bảo lãnh thanh tóan tại ngân hàng hoặc sử dụng dịch vụ bao thanh tóan.
- Doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi có sẵn trong tập đòan để sản xuất kinh doanh qua việc ký kết hợp đồng vay vốn nội bộ mà vẫn bảo tòan việc sử dụng hiệu quả tổng nguồn vốn của tập đòan.