Quản trị tài chính trong doanh nghiệp ngành thép ViệtNam

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 73 - 75)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

2.3.2 Quản trị tài chính trong doanh nghiệp ngành thép ViệtNam

Chức năng quản trị tài chính gồm có: tài trợ, đầu tư và phân phối thu nhập.

- Tài trợ là tìm kiếm nguồn vốn cho doanh nghiệp. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động vốn từ bên trong và bên ngoài, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp sao cho chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất. Theo phân tích trên, Thép Đình Vũ họat động không hiệu quả với mức lỗ đến tháng 9/2008 khỏang 6 triệu USD nên việc huy động vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn, phải chấp nhận mức lãi suất cao, từ đó doanh nghiệp lên kế hoạch phát hành cổ phần thường mới dự định hòan tất vào cuối năm 2008, để chấp nhận một mức chi phí sử dụng vốn cao. Thiết nghĩ một các tiếp cận vốn khác nên được họach định ở đây như là thuê mua

tài chính hoặc huy động thêm vốn đầu tư nước ngòai từđối tác có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm cao trong ngành.

- Đầu tư là việc tổ chức sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư, từđó góp phần lựa chọn dự án đầu tư tối ưu. Việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từđó giảm được các khoản tiền trả lãi vay. Theo phân tích trên đối với Công ty CP Thép Đình Vũ, với số vốn là 1.266.973,77 USD vào cuối tháng 9/2008, tỷ số nợ trên vốn cổ phần lên tới 66.91, mà cam kết đầu tư đa ngành 1.) Luyện phôi công suất 200.000 tấn/năm (bắt đầu từ 2005), 2.) luyện gang 242.000 tấn/năm (bắt đầu từ 2007), 3.) luyện than cốc 450.000 tấn/năm (bắt đầu từ 2008), 4.) góp vốn thành lập công ty liên doanh khóang sản tại Lào để khai thác, chế biến quặng sắt xuất khẩu về Việt Nam phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu của nhà máy gang….thì khả năng hiệu quả của dự án còn là vấn đề khó khăn. Ở trường hợp Công ty TNHH Bluescope Building Việt Nam, quy mô doanh nghiệp nhỏ, đầu tư manh mún, vốn không nhiều mà có đến ba, bốn chi nhánh, phân bố khắp cả nước,…những doanh nghiệp này chủ yếu chiếm dụng vốn lẫn nhau giảm sức cạnh tranh trong kinh doanh, vì khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, nếu có, chi phí sử dụng vốn rất cao. Mặt khác, đối với Công ty TNHH Bluescope Building Việt Nam dù có được nguồn tài trợ từ lãi vay của Công ty Mẹ, vẫn không có họat động hiệu quảđược.

Đầu tư dàn trải cần có nguồn vốn lớn, mà vốn huy động từ phía ngân hàng phải trả chi phí cao, trong khi huy động vốn cổ phần thì rất khó khăn do kinh tế suy giảm. Thiết nghĩ, đây là định hướng lâu dài để cải thiện phần nào mức độ phụ thuộc thị trường thép Việt Nam đối với nước ngòai, nhưng việc thực hiện các dự án cần cân đối với tình hình hiện tại và họach định tốt hơn.

- Phân phối thu nhập: Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần quan

trọng thúc đẩy người lao động gắn bó với doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)