ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM
3.3.5. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn:
Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển của ngành Thép Việt Nam trong giai đoạn 2007-2025 ước vào khoảng 10-12 tỷ USD. Trong đó, một trong những giải pháp được đưa ra là đẩy
mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của ngành Thép để đa dạng sở hữu nguồn vốn và huy động vốn từ các cổ đông; khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần trong ngành Thép thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư gián tiếp.
Ngân hàng cần hạn chế cấp tín dụng cho các công ty nhập các sản phẩm thép Việt Nam còn tồn kho lớn hoặc năng lực sản xuất đã dư thừa, nâng thuế nhập khẩu thép, giãn nợ
cho các doanh nghiệp.
Đầu tư sản xuất thép phải được phát triển đồng bộ với việc đầu tư vào hệ thống xử lý thông tin, đường truyền, hệ thống cơ sở hạ tầng... Chính phủ cần xúc tiến việc kích cầu
đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Để tạo điều kiện đầu ra cho các doanh nghiệp sản xuất thép, Nhà nước cần có chính sách thích hợp như cho vay, mua bán ngoại tệ, điều chỉnh giá kịp thời cho các công trình xây dựng cơ bản.
Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng cách hoãn nộp thuế, hoặc miễn thuế cho các doanh nghiệp thật sự khó khăn; xây dựng Quỹ bình ổn thép, thép phế và phôi thép; nghiên cứu nâng mức thuế nhập khẩu một cách hợp lý với phôi thép, thép xây dựng, ống thép hàn, thép mạ... phù hợp với WTO, AFTA, Asean+1... (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc).
3.4 Các giải pháp hỗ trợ: