Đa dạng dòng sản phẩm, tập trung vào sở thích của số đông khách hàng (khí hậu, tập tục )

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 104 - 105)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

3.4.7 Đa dạng dòng sản phẩm, tập trung vào sở thích của số đông khách hàng (khí hậu, tập tục )

hu, tp tc....)

- Ngành thép Việt Nam hiện nay với số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng quy mô đầu tư nhỏ lẻ, đa số doanh nghiệp chỉ đăng ký công suất khỏang 200.000-300.000 tấn/năm và chủ yếu là nhập thép nguyên liệu vềđể cán, hoặc sơn, mạđể bán trong nước. Cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt khi có sự xuất hiện của nhiều dự án đã đăng ký, xây dựng và đi vào họat động. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang theo hướng cạnh tranh trong đại dương đỏ, qua đó, chọn vị trí chiến lược nhờ chi phí thấp hay sự khác biệt hóa, tập trung hóa để xác lập phương thức cạnh tranh, để nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua việc tạo dựng một vị thế phòng thủ trong trật tự ngành.

- Đã đến lúc doanh nghiệp cần dừng lại, đầu tư vào việc đổi mới giá trị - mở ra một đại dương xanh, không tập trung vào việc đánh bại đối thủ cạnh tranh nữa, mà phải làm cho việc cạnh tranh trở nên không còn quan trọng, bằng cách tạo nên đột phá giá trị cho cả người mua và cho doanh nghiệp, để tạo ra một thị trường mới không có cạnh tranh, như là việc Công ty CP Thép Đình Vũđăng ký luyện than cốc và luyện gang để làm nguyên liệu cho việc luyện thép. Hoặc là việc nghiên cứu của công ty TNHH Bluescope Steel đưa ra các sản phẩm tôn lạnh có độ bền cao, có thể thích nghi với khí hậu Nhiệt đới Việt Nam và phục vụ cho sốđông dân cư vùng đồng bằng Nam Bộ ... Tuy nhiên, đổi mới giá trị chỉ có được khi các công ty biết cân đối sựđổi mới với tính hữu dụng của sản phẩm,

với giá cả và chi phí hợp lý nhưng không tuân theo một trong những quy luật phổ biến của chiến lược phát triển dựa trên cạnh tranh, đó là quy luật đánh đổi giữa giá trị và chi phí. Theo đuổi chiến lược đại dương xanh là một cứu cánh cho ngành thép Việt Nam, có nghĩa là việc vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng việc đưa ra các giải pháp tốt hơn cho những vấn đề có sẵn.

- Đối với thị trường thép tiền chế và thép dẹt, sản phẩm cần có tính năng đơn giản để dễ sử dụng, có chất lượng, giá cả hợp lý và đáp ứng được những nhu cầu chủ yếu của số đông người sử dụng, đặc biệt là các sản phẩm khung nhà thép, vách, mái lợp... công nghệ hoặc việc sử dụng quá phức tạp sẽ làm khách hàng khó tiếp cận với sản phẩm. - Ngành thép trong nước cần đa dạng hóa sản phẩm: nếu mọi yếu tố khác không đổi, khi các chủng lọai sản phẩm của doanh nghiệp càng được đa dạng hóa, EBIT của doanh nghiệp càng ít biến động. Qua phân tích nhận thấy, Công ty CP Tập Đòan Hoa sen có chủng lọai sản phẩm đa dạng, từ thép xây dựng, thép tấm, tấm trần, ống nhựa, ... là có lợi trong việc giảm bớt rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp. Khi nhu cầu một trong những sản phẩm này thay đổi, doanh số của sản phẩm này có thể được bù trừ phần nào bằng doanh số của sản phẩm khác. Ngược lại, đối với Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam, chỉ sản xuất thép tấm dạng cuộn, nhu cầu cho tuyến sản phẩm bị dao động, Công ty đã phải chịu các thay đổi lớn trong EBIT và phải chấp nhận rủi ro kinh doanh lớn qua việc EBIT giảm mạnh.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)