ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM
2.1.3.4 Cung vượt cầu trong ngành thép:
Bảng 2.2: Dự báo nhu cầu thép trong giai đọan 2005-2015
Đvt: tấn
2005 2010 2015
Sản phẩm thép dài 3.530.000 4.688.000 6.217.000 Sản phẩm thép dẹt 3.018.000 4.166.000 6.116.000
Cộng 6.548.000 8.854.000 12.333.000
Nguồn: Arcelor Consultants (Pháp)(14)
Thép dự báo dư thừa công suất lớn: Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, thì đến năm 2010 Việt Nam sẽ cần khoảng 9 triệu tấn thép các loại, tới năm 2015 là 13 triệu tấn và tới năm 2020 là 20 triệu tấn/năm. Với nhu cầu này, đủ điều kiện cho việc sản xuất thép quy mô cỡ liên hiệp. Đây chính là cơ hội lớn của ngành công nghiệp thép Việt Nam, nhưng với sự "bùng nổ" đầu tư các dự án thép lớn ở Việt Nam trong năm 2007 đến 2009 cũng đang báo hiệu sự dư thừa công suất lớn.
Từ năm 2003, sựđầu tư nóng vào ngành cán thép đã dẫn đến tình trạng thừa công suất. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năng lực sản xuất thép xây dựng cả nước hiện đạt 4,5 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong năm chỉ vào khoảng 2,6-2,7 triệu tấn.
Cuối năm 2000, Chính phủ đã quyết định tạm ngưng đầu tư thêm những nhà máy sản xuất thép xây dựng, ngoại trừ những dự án nằm trong quy hoạch đã được duyệt. Vì theo tính toán của Bộ Công nghiệp, với công suất 2,5 triệu tấn/năm vào thời điểm đó, cộng với các dự án đã được lên kế hoạch xây dựng, năng lực của ngành thép xây dựng đã thừa sức đáp ứng nhu cầu thị trường đến 2005. Nhưng nhiều bộ, ngành và địa phương đã bỏ ngoài tai khuyến cáo này. Do bị hấp dẫn bởi lợi nhuận cao của ngành thép xây dựng những năm 1999-2002, nên nhiều người đã lao vào như con thiêu thân. Chỉ trong vòng 2 năm (2000-2002), công suất của ngành sản xuất thép xây dựng đã tăng thêm 2 triệu tấn. Nhiều dự án mới không nằm trong quy hoạch của Bộ Công nghiệp, nhưng vẫn được các
bộ, ngành và địa phương quyết định cho đầu tư. Ngay khi tốc độ đầu tư vào ngành thép xây dựng tăng lên, lợi nhuận của các doanh nghiệp bắt đầu giảm. Đến năm 2003, tốc độ tăng nhu cầu về thép xây dựng của thị trường chậm hẳn lại, chỉ còn khoảng 10%, không phải 15-20% như những năm trước. Tình hình này đã đẩy các công ty thép vào cuộc cạnh tranh sống chết về giá.
Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, trong mấy năm qua mới có vài phần trong mấy chục dự án đi vào hoạt động mà công suất cán thép xây dựng, thép ống, tráng tôn mạ kẽm... đều đã gấp đôi nhu cầu. Cạnh tranh khiến các nhà máy chỉ vận hành được có 50-60% công suất. Vậy làm sao mà có hiệu quả kinh tế? Nhất là nếu tất cả các dự án thành hiện thực. Trong lúc thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam còn hết sức hạn hẹp, khó chen chân vì Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đã chia thị phần cả rồi. Cuối cùng lại cũng chỉ chen chân trong nước – một thị trường tuy có nhu cầu nhưng còn nhỏ, mỗi năm chỉ tăng 10-15%, không thể tăng đột biến.
Các dự án lớn đã được cấp phép trong những năm gần đây, gồm có:
- Hai dự án liên hợp thép lớn nhất Việt Nam với công suất lên tới gần 30 triệu tấn mới được cấp phép lại do các tập đoàn không có kinh nghiệm về luyện kim thực hiện:
9 Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng với tổng vốn đầu tư 7,9 tỉ USD của Tập đoàn Formosa ( Đài Loan) đã được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng ( Hà Tĩnh) trao giấy chứng nhận đầu tư và đã khởi công xây dựng vào tháng 9/2008. Dự án này sử dụng hơn 3.000 héc ta đất và mặt nước tại khu kinh tế Vũng Áng để đầu tư nhà máy liên hợp gang thép và xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương. Theo giấy phép đầu tư, dự án có tổng công suất lên đến 15 triệu tấn/năm. Giai đoạn một có công suất 7,5 triệu tấn/năm (thực hiện trong 3 năm) và giai đoạn hai có công suất 7,5 triệu tấn/năm (thực hiện trong 4 năm).
9 Dự án khu liên hợp thép tại Cà Ná trị giá 9,8 tỷ USD đã được UBND tỉnh Ninh Thuận trao giấy phép chứng nhận đầu tư ngày 19/9/2008 do tập đoàn Lion của Malaysia liên doanh với Vinashin. Dự án có tổng diện tích 1.650 ha trên cạn và 300 ha trên biển tại Cà Ná, Ninh Phước, Ninh Thuận. Dự án này được triển khai làm 4 giai đoạn từ 2008 đến 2025, có công suất là 14,42 triệu tấn thép thô/năm, với các
sản phẩm chính gồm thép cuộn cán nguội, cán nóng, thép tấm, thép mạ. Trong đó vốn góp của Maju Stabil Sdn Bhd (thành viên của tập đòan Lion) chiếm 70% còn Vinashin chiếm 30%. Nguồn nguyên liệu là quặng sắt, than cốc nhập khẩu và mua trong nước, sản phẩm sản xuất ra sẽ phục vụ cho nhu cầu trong nước, nhất là cho công nghiệp đóng tàu và xuất khẩu.
Formosa là Tập đoàn công nghiệp nặng của Đài Loan chuyên về lĩnh vực hoá dầu và chất dẻo, có tiềm lực tài chính lớn, nhưng chưa làm thép bao giờ, còn với Công ty Maju stabil Sdn. Bhd thành viên của Tập đoàn Lion Diversiffied Holding Behard (đối tác trong liên doanh Khu liên hợp thép Cà Ná mới được thành lập ngày 24/5/2007 chưa có tiếng tăm trong lĩnh vực sản xuất thép), Lion Diversiffied Holding Behard là tập đoàn kinh doanh đa ngành, không thuộc hàng ngũ các công ty sản xuất thép lớn và tiềm lực tài chính không cạnh tranh. Cả 2 tập đoàn trên đều không thuộc hàng ngũ 20 tập đoàn luyện kim hàng đầu trên thế giới, nhưng lại đầu tư 2 liên hợp thép lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay.
Hình 2.2: Xu hướng đầu tư ngành của các tập đòan kinh tế
Xu hướng đầu tư đa ngành của các tập đoàn kinh tế, chuyện có đáng mừng? Ảnh ghép minh họa
9 Trong tháng 8/2008, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và Tập đoàn Tata Steel (Ấn Độ) đã ký thoả thuận hợp tác thành lập khu liên
hợp thép công suất 4,6 triệu tấn/năm tại Hà Tĩnh. Tata ( Ấn Độ) là tập đoàn thép lớn thứ 6 trên thế giới. Khu liên hợp thép này có vốn đầu tư 5 tỷ USD, công suất 4,6 triệu tấn/năm được xây dựng nhằm sử dụng tối đa nguồn quặng sắt từ mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) để sản xuất thép phục vụ nhu cầu trong nuớc cũng như xuất khẩu. Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn I sẽ đầu tư một nhà máy cán nguội công suất 200.000 tấn/năm sử dụng nguyên liệu là cuộn cán nóng nhập khẩu với vốn đầu tư 100 triệu USD bắt đầu từ năm 2008-2011. Giai đoạn 2 xây dựng 1 tổ hợp gang thép công suất 2,4 triệu tấn/năm sản xuất các sản phẩm là thép dẹt và thép dài với vốn đầu tư 2,5 tỷ USD thời gian từ 2008-2013. Giai đoạn 3 đầu tư 1 tổ hợp luyện thép công suất 2,2 triệu tấn với số vốn 2,4 tỷ USD tiến độ phù hợp với tiến độ khai thác và tăng sản lượng của mỏ sắt Thạch Khê, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Như vậy khi dự án này hoàn thành và đi vào hoạt động sẽđáp ứng gần 1/3 nhu cầu thép của cả nước.
Ngòai ra, theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tính đến nay, Chính phủđã cấp giấy phép chứng nhận đầu tư cho các dự án gồm:
9 Dự án Guang Lian Steel Việt Nam 100% vốn nước ngoài tại khu kinh tế Dung Quất, công suất 5 triệu tấn thép thô/năm;
9 Dự án Posco (Hàn Quốc) tại Bà Rịa - Vũng Tàu công suất giai đoạn I là 0,7 triệu tấn/năm, giai đoạn II dự kiến sẽ tăng công suất của nhà máy cán thép nguội lên 1,5 triệu tấn/năm và xây dựng một nhà máy mới để cán thép nóng với công suất 3 triệu tấn/năm, hoàn thành vào cuối năm 2012;
9 Dự án Nhà máy thép cán nóng liên doanh Tập đoàn Essar (Ấn Độ) với Tổng công ty Thép, Tổng công ty cao su Việt Nam tại Bà Rịa Vũng Tàu công suất 2 triệu tấn/năm
9 Bên cạnh đó, Tập đoàn thép Posco (Hàn Quốc) cũng đang xin đầu tư Dự án liên hợp thép tại Vân Phong (Khánh Hoà) với số vốn khoảng 5 tỷ USD và sản lượng khoảng 5 triệu tấn thép/năm.
9 Một dự án mới được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng nữa là của Công ty FRRO China (Trung Quốc), tổng đầu tư 5 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn/năm.
9 Ngoài ra, còn có dự án Nhà máy thép không gỉ của Tập đoàn Samoa Qian Ding Group (Đài Loan) đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng đầu tư 700 triệu USD, công suất 0,72 triệu tấn/năm, được cấp phép tháng 11/2005 nhưng tới nay vẫn im ắng.
- Tóm lại, quy họach đầu tư sản xuất thép ở Việt Nam cần phải xem xét lại. Tính hợp lý của việc phân bố là chưa có. Nhà máy thép trải khắp từ Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọđến Hà Tĩnh… Đầu tư nhỏ lẻ, không khác gì Trung Quốc thời kỳ toàn dân làm gang thép. Việc đổ xô xây dựng nhà máy sản xuất thép mà không tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ mới là nguyên nhân chính. Trong khi gang thép là công nghiệp có ô nhiễm, phải dồn lại để xử lý nước, khí… xa khu dân cư ra. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng như cầu cảng, điện nước, đất đai… chưa đáp ứng được với tốc độ bùng nổ của những dự án thép đã và đang được đăng ký và xây dựng nêu trên. Hiện nay chính là vấn đề quy hoạch nhà máy sản xuất thép chưa hợp lý.
Bảng 2.3: Công suất đăng ký của các dự án thép lớn tại Việtnam
Đvt: triệu tấn/năm Dự án/tiến độ năm 2008-2011 2012-2015 Công súât 2015
Formosa, Sơn Dương 7.5 15 15
Lion, Vinashin Ninh Thuận 14.42 14.42
Tata Ấn độ, Hà Tĩnh 0.2 2.4 4.6
Guang Lian Steel (Dung Quất) 5 5
Posco Bà Rịa, Vũng Tàu 3 3
Essar Ấn độ, Vũng Tàu 2 2
Posco Khánh Hòa 5 5
FRRO China (Trung Quốc) 10 10 Tổng công suất theo tiến độ 56.82 59.02
“Nguồn: http://vnexpress.net” (14)
Như vậy khi những dự án này hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ cung cấp gấp 3 lần nhu cầu thép trong cả nước. Đó là chưa kể những nhà máy đã nêu trên thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam và các nhà máy khác đang họat động với nguy cơ số cung vượt cầu và sản
xuất cầm chừng vì thiếu nguyên liệu. Số dự án tăng như vậy càng làm cho tình hình cạnh tranh thêm quyết liệt và những nhà máy cán thép chưa có tên tuổi và chỗđứng trên thị trường sẽ càng khó tồn tại hơn.
Cũng theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong vòng 5 năm qua, nhiều nhà máy thép trong nước chỉ dám hoạt động cầm chừng. 26/50 doanh nghiệp thành viên của hiệp hội thường xuyên chỉ chạy 50% công suất của nhà máy. Việc cho chạy máy 50% công suất là do doanh nghiệp phải lo việc làm cho công nhân và lo thu hồi vốn trả nợ ngân hàng chứ không có lời. Lỗ, thậm chí lỗ nặng, nhưng không doanh nghiệp nào dám kêu vì nếu kêu nhiều, ngân hàng sẽ ngay lập tức cắt vốn đầu tư.