ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM
3.3.3 Cần phối hợp các bộ ngành liên quan thanh tra, ngăn chặn việc bán phá giá đối với thép nhập khẩu:
với thép nhập khẩu:
Vào tháng 9/2006, khi Trung quốc áp dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm, nên đã giảm thuếđánh vào sản phẩm xuất khẩu từ 17% xuống còn 6%, trong khi đó việc xuất khẩu phôi thép của Việt Nam không hềđược khuyến khích dẫn đến chuyện giá phôi thép cao hơn giá thép thành phẩm. Với vai trò, chức năng là cơ quan thực thi Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại, cho rằng việc hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đối với hành vi thương mại không công bằng là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, để tiến hành một vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Hiệp hội và các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định và tuân thủ đúng trình tự, thủ tục của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Đồng thời, khi yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một sản phẩm nhập khẩu, cần phải xem xét liệu thị phần nhập khẩu của mặt hàng đó có chiếm trên 3% tổng thị phần nhập khẩu hàng hóa đó vào trong nước hay không. Hàng hóa đó có thực sự bán phá giá vào thị trường Việt Nam, có gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hay không... Để kết luận sản phẩm thép cuộn xuất xứ từ Trung Quốc có bán phá giá trên thị trường Việt Nam hay không, cơ quan điều tra chống bán phá giá của Việt Nam cần phải tiến hành các bước điều tra cần thiết, thu thập thông tin, số liệu thống kê, tính toán giá xuất khẩu,
giá trị thông thường của hàng hóa và tất cả các bước này cần phải tuân thủđúng các thời hạn theo luật định.
Đây là một hạn chế rất lớn trong đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước cho việc thống kê cơ sở dữ liệu, chính phủ cần sắp xếp lại các cơ quan chuyên trách hỗ trợ thích đáng cho việc bảo vệ quyền lợi của ngành sản xúât trong nước. Ngòai ra, việc thiết lập và hiện đại hóa hệ thống thông tin giữa các cơ quan này là hết sức cần thiết phải đầu tư.
Bên cạnh đó, để phát triển thị trường thép, quy hoạch xác định cần bảo vệ thị trường nội địa bằng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, môi trường hợp pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn vào thị trường Việt Nam; hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường năng lực thực hiện pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống liên kết lũng đoạn thị trường, chống bán phá giá.