Tăng cường chính sách bảo hành sản phẩm

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 105 - 108)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

3.4.8 Tăng cường chính sách bảo hành sản phẩm

- Doanh nghiệp cần xác lập hệ thống dịch vụ hậu mãi cho khách hàng. Có chính sách và tiêu chí rõ ràng trong việc bảo hành sản phẩm hoặc giải quyết thỏa đáng trong trường hợp có sự cố về sản phẩm cung cấp bởi doanh nghiệp. Qua đó thiết lập một cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng và nuôi dưỡng phát triển mạng lưới bán hàng cho doanh nghiệp.

KT LUN CHƯƠNG 3

Ngành thép Việt Nam đã và đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ song song với xu thế tăng trưởng và đổi mới của nền công nghiệp xây dựng trong nước. Với nhu cầu thị trường trong nước ngày càng tăng về chủng lọai và chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần xem xét tái cấu trúc lại doanh nghiệp từ phạm vi họat động, quy mô đầu tưđến cấu trúc tài chính, nhằm giảm bớt rủi ro và khuếch trương lợi nhuận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thép Việt Nam cần xem xu hướng hợp nhất, sáp nhập là hết sức cần thiết để hình thành những tập đòan thép lớn, những khu liên hiệp thép có quy mô đầu tưđủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong nước, đủ sức cạnh tranh với thị trường thép nứơc ngòai.

KT LUN

Năng lực tài chính là một vấn đề sống còn của doanh nghiệp, được đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính và là kết quả của quá trình phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp. Việc gia tăng năng lực tài chính là mục tiêu họat động của doanh nghiệp để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngòai nước. Vì vậy, vấn đề tái cấu trúc tài chính kết hợp với các giải pháp tái cấu trúc hỗ trợ là hết sức cần thiết để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Doanh nghiệp thép Việt Nam với số lượng nhiều, họat động trong nhiều lĩnh vực bao gồm luyện cán thép, thép tấm lợp, nhà thép tiền chế và nguyên liệu luyện gang, thép…Tuy nhiên, với quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, lệ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu, cơ chế quản lý tài chính và nguồn nhân lực còn hạn chế, nên cần phải tái cấu trúc lại để vững vàng vượt qua các thách thức trong cạnh tranh hiện nay.

Ngành thép Việt Nam với mức rủi ro kinh doanh cao, định phí lớn, rủi ro biến động nguyên vật liệu, tỷ giá do nhập nguyên liệu, lãi suất do lạm phát cao,…nên cần họach định cấu trúc tài chính sao cho giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác lập mức nợ cụ thể phải cân nhắc theo các phản ứng của chủ nợ, của cổđông và tâm lý chấp nhận rủi ro của nhà quản trị tài chính trong từng doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp thép có EBIT dương và đã vượt qua điểm hòa vốn EBIT, cùng với khả năng chi trả tiền mặt tích cực, thì nên mở rộng quy mô bằng cách phát hành nợ. Các doanh nghiệp thép họat động chưa hiệu quả, nợ nhiều, muốn duy trì họat động nên phát hành cổ phần mới.

Xu hướng sáp nhập, quy họach lại các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam là nhất thiết cần có nhằm hình thành các tập đòan thép đủ mạnh để nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngòai nước. Bên cạnh đó, ngành thép cần lựa chọn đối tác đầu tư có tiềm lực tài chính tốt, đặc biệt là tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước ngòai, lựa chọn có lợi thế về nguồn nguyên vật liệu và kinh nghiệm trong ngành để giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí sử dụng vốn, giảm giá thành và khuyếch trương lợi nhuận.

Tài liệu tham khảo:

1. PGS.TS.Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên, Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, NXB Thống Kê, TP. HCM, năm 2005.

2. Phạm Văn Năng, Trần Hòang Ngân, Sử Đình Thành, Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lựơc phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống Kê, TP.HCM, năm 2002.

3. Trần Đắc Sinh, Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, NXB Thống Kê, năm 2007. 4. Bảng cân đối kế tóan và kết quả kinh doanh của Công ty CP Tôn Hoa Sen tháng 9

năm 2008 và tháng 12/2007.

5. Bảng cân đối kế tóan và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam tháng 9 năm 2008 và tháng 12/2007.

6. Bảng cân đối kế tóan và kết quả kinh doanh của Công ty CP Thép Đình Vũ tháng 9 năm 2008 và tháng 12/2007.

7. Bảng cân đối kế tóan và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Bluescope Building Việt Nam tháng 9 năm 2008 và tháng 12/2007.

8. PGS.TS. Bùi Kim Yến, Thị trường tài chính-thị trường chứng khóan, NXB Thống Kê, năm 2008.

9. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định “Tài Chính Quốc Tế” Nxb Thống Kê năm 2005, tr.5-10

10. T.Hà, “Tăng thuế nhập khẩu thép”, Người lao động số 4637, ngày 27-3-2009,

tr.10.

11. PTS. Nguyễn Thành Hội, “Quản trị nhân sự” Nxb Thống Kê 1999, tr.7-16. 12. Alvin Toffler- The power shif. Ban tam book-1990.

13. Robert Reich- The works of Nation – Mac Hall Publishing 4/1992.

14. Các website: http://hoasengroup.com/, www.sscdinhvu.com.vn ,

http://vnexpress.net, http://www.bluescopeteel.com/, http://vietbao.vn/,

http://saga.com, http://www.gso.gov.vn, www.google.com.vn, http://VietNam.Net

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)