Thuận lợi cho ngành thép Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 46 - 48)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

2.1.4 Thuận lợi cho ngành thép Việt Nam:

• Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân từ 7-9%/năm, nền kinh tếđược dịch chuyển dần sang công nghiệp và dịch vụ.

• Hiện nay, với nhu cầu về xây dựng, phát triển các công trình, cơ sở hạ tầng trong nước ngày càng gia tăng, thị trường thép là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, khả năng tiêu thụ rất lớn. Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp thép, năm 2009 ngành thép vẫn gặp khó khăn do kinh tế các nước đều suy giảm tăng trưởng. Sản lượng thép toàn cầu năm 2009 có thể giảm 5 - 10% so với mức 1.350 triệu tấn trong năm 2008. Ngành thép chỉ có thể phục hồi hoàn toàn vào năm 2012. Nhưng tại thị trường Việt Nam, lượng thép xây dựng tiêu thụ năm 2009 dự kiến sẽđạt 4 triệu tấn, mức tăng trưởng ước đạt từ 5 - 7% so với năm 2008. Trong năm 2008, lượng sản xuất, tiêu thụ thép xây dựng đạt 3,75 triệu tấn (các doanh nghiệp trong Hiệp hội là 3,15 triệu tấn và ngoài Hiệp hội là 600.000 tấn). Mức tiêu thụ không bị suy giảm do Việt Nam là nước đang phát triển với GDP tăng trên 6%/năm. Đối với ngành thép tiền chế, làn sóng đầu tư nước ngòai vào Việt Nam ngày càng tăng công với sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước dẫn đến sự bùng nổ của nhu cầu về nhà thép tiền chế, tốc độ tăng trưởng ước tính 15% mỗi năm. Theo Hiệp hội thép, nhu cầu về thép tấm của Việt Nam đang ngày càng tăng mạnh. Năm 2006, Việt Nam phải nhập khẩu 3,5 triệu tấn thép tấm/năm. Dự tính đến năm 2010, nhu cầu thép tấm sẽ vào khoảng 4,7 triệu tấn, năm 2015 là 7,2 triệu tấn và năm 2020 là 10,2 triệu tấn. Với nhu cầu này, đủ điều kiện cho việc sản xuất thép tấm quy mô cỡ liên hiệp. Trong khi đó, hiện Việt Nam chỉ có một nhà máy sản xuất Thép Tấm Lá Phú Mỹ với công suất 400.000 tấn/năm, mới đi vào hoạt động và vừa sản xuất tấn thép thứ 100.000 vào giữa tháng 4/2006. Các doanh nghiệp nước ngoài đã nhận thấy đây là thị trường tiềm năng, nên đang đẩy mạnh việc đầu tư vào sản xuất thép tấm, lá như là công ty TNHH Bluescope Steel với vốn đầu tư của Úc khoảng 105.000 USD, công suất cam kết là 105.000 tấn thép mạ/năm, 50.000 tấn thép màu/năm đã đi vào họat động từ cuối năm 2005. Đây chính là cơ hội lớn của ngành công nghiệp thép Việt Nam.

2.2 Phân tích năng lực tài chính giai đoạn 2007- 2008 của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:

¾ Công ty CP Thép Đình Vũ, đại diện cho doanh nghiệp cổ phần sản xuất phôi thép, thép xây dựng và nguyên liệu luyện thép.

¾ Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen, đại diện cho doanh nghiệp cổ phần trong nứơc có quy mô tương đối lớn, sản xuất ngành hàng đa dạng từ thép tấm, thép xây dựng, vật liệu xây dựng….

¾ Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam, đại diện cho doanh nghiệp thép có vốn đầu tư nước ngòai, một trong những doanh nghiệp hàng đầu về thép tấm chất lượng cao tại Việt Nam.

¾ Công ty TNHH Bluescope Building Việt Nam, đại diện cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai, một trong những doanh nghiệp hàng đầu về nhà thép tiền chế tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)