Xem xét độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp:

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 85)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

3.2.3.2Xem xét độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp:

- Đòn bẩy liên quan đến việc sử dụng các chi phí họat động cốđịnh hay các chi phí tài chính cốđịnh của một doanh nghiệp.

- Rủi ro kinh doanh được đo lường bằng độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL), DOL là phần trăm thay đổi trong EBIT bắt nguồn từ một phần trăm thay đổi trong doanh thu.

- Rủi ro tài chính được đo lường bằng độ nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL), DFL là phần trăm thay đổi trong EPS bắt nguồn từ một phần trăm thay đổi trong EBIT. - Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp Rc

% thay đổi EBIT % thay đổi EPS Rc = DOL x DFL = % thay đổi doanh thu x % thay đổi EBIT

- Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác xuất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có như chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của mình. Việc tăng nợ sẽ đưa đến chi phí tài chính lớn hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một mức EBIT đạt được để đáp ứng được các nghiã vụ tài chính và duy trì họat động. Tỷ lệ nợ càng tăng lên thì tác động của đòn bẩy tài chính càng lớn. Đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của cổ phần nhưng cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổđông tới một rủi ro lớn hơn: tỷ suất sinh lợi cao sẽ trở nên cao hơn nữa nhưng nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp thì tỷ suất sinh lợi mong đợi trên vốn cổ phần thậm chí càng thấp hơn.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 85)