Huy động vốn từ khu vực dân cư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh giai đoạn 2006-2015 (Trang 28 - 30)

Nguồn vốn từ khu vực dân cư bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh và hợp tác xã. Thực tế thời gian qua cho thấy đầu tư của các hộ gia đình từ khu vực dân cư có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Trong 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, Nhà nước liên tục hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và thúc đẩy sự đan xen, hỗn hợp các hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Ở một mức độ nhất định nào đó, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn Thành phố Vinh, phần tiền gửi tiết kiệm của dân cư trong ngân hàng bình quân đạt mức cao. Nguyên nhân chính là với những mức lãi suất hấp dẫn của các ngân hàng, người dân thấy được tiền lãi mà họ nhận được sẽ tăng nhiều hơn nếu như họ gửi tiền của mình vào ngân hàng. Số tiền gửi tiết kiệm càng nhiều thì số tiền lãi mà họ nhận được sẽ càng lớn.

Trong giai đoạn này các ngân hàng thương mại thường phát triển khá nhanh với những mức lãi suất huy động tiết kiệm cao.

Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, một thực tế cho thấy rằng khi nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nhẹ vào năm 2012, cộng thêm vào việc thị trường chứng khoán của Việt Nam bắt đầu sôi động khi 2 sàn giao dịch chứng khoán được xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cùng với việc khai trương các sàn giao dịch chứng khoán trên địa bàn Thành phố Vinh, thì khoản tiền tiết kiệm của người dân vào ngân hàng đã ít đi. Một phần vì trong tình trạng “buồn” của nền kinh tế Việt Nam, với mức lãi suất đã không còn hấp dẫn, thu nhập của người dân chỉ đủ tiêu dùng hàng ngày, nên số tiền gửi tiết kiệm của người dân ít đi. Bên cạnh đó với việc mở ra nhiều sàn giao dịch chứng khoán, thì khoản tiền tiết kiệm của người dân đã chuyển sang đầu tư cho chứng khoán bởi họ kỳ vọng sẽ mang lại cho họ nhiều tiền hơn số tiền mà họ gửi ngân hàng. Chính vì vậy mà tỷ lệ tiền gửi ngân hàng trên địa bàn Thành phố Vinh đã giảm sút.

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, trong 3 tháng đầu năm năm 2008, điểm đáng chú ý nhất trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay của nền kinh tế là tiền gửi VND của dân cư tăng rất thấp, chỉ tăng 6,6% so với mức tăng 13,2% của cùng kỳ năm 2007. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nguyên nhân của tình trạng này là do thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng vốn và rất nhiều người dân đã dùng tiền đầu tư vào chứng khoán thay vì gửi vào ngân hàng.

Bảng 8: Nguồn vốn đầu tư khu vực dân cư 2006-2012

TT Chỉ tiêu ĐVT Giai đoạn 2006-2012

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1- Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đ 2.947 3.420 4.101 4.645 5.780 6.450 6.706

2- Nguồn vốn các hộ

gia đình Tỷ đ 920 1030 1312 1856 1868

1882 1930

- Tỷ lệ % 31.2% 30.1% 31.99% 39.95% 32.31.% 29.18% 28.78%

[Nguồn: Niên giám thống kê 2012]

Huy động tiết kiệm trong dân cư và các tổ chức kinh tế ngoài nhà nước cũng là nguồn vốn quan trọng để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế của thành phố Vinh. Trong những năm gần đây, do tình hình lưu thông tiền tệ tương đối ổn định, mức lạm phát thấp nên lượng tiền gửi vào ngân hàng của dân cư có xu hướng ngày càng tăng

lên, ngay cả khi lãi suất tiền gửi giảm xuống thấp dưới 1%/tháng. Bên cạnh đó, việc đầu tư vốn vào sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của khu vực ngoài quốc doanh cũng có xu hướng ngày càng gia tăng, năm 2006 là 920 tỷ đồng đến năm 2012 tăng lên 1.930 tỷ đồng, kéo theo sự tăng lên về số lượng cơ sở sản xuất.

Tuy nhiên, việc giảm tiền gửi vào dân cư không ảnh hưởng nhiều đến tổng huy động vốn của các ngân hàng. Đơn giản là khi các tổ chức phát hành cổ phiếu và trái phiếu thu hút lượng vốn lớn lại chuyển vào ngân hàng để gửi. Như vậy cũng có nghĩa là kênh dẫn vốn cho đầu tư qua ngân hàng vẫn vận hành tốt trong thời gian vừa qua.

Trong thời gian tới, để phục vụ tốt hơn hoạt động đầu tư phát triển kinh tế, thành phố Vinh cần tập trung cơ chế chính sách hợp lý nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi sẵn có trong khu vực dân cư, bởi vì nguồn vốn này được coi là nguồn huy động vốn bền vững, lâu dài và mang lại hiệu quả phát triển kinh tế cao nhất. Ưu tiên các hình thức đầu tư kinh doanh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh sản xuất hộ cá thể. Bởi vì phần tích lũy được của các ngành nghề này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh giai đoạn 2006-2015 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w