* Nguyên nhân khách quan
+ Chính sách bồi thường, GPMB còn nhiều vướng mắc, chậm được sửa đổi; Phân cấp một số lĩnh vực cho Thành phố chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện cho Thành phố chủ động trong xử lý.
+ Tình hình lạm phát, giá cả tăng cao, thực hiện Nghị quyết 11/CP của Chính phủ, thắt chặt quản lý tiền tệ, giảm đầu tư công, thị trường bất động sản đóng băng gây khó khăn cho sản xuất, việc làm và đời sống trong ngắn hạn, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường.
+ Một số chính sách còn nhiều vướng mắc, chậm được sửa đổi. Phân cấp, phân công của Tỉnh đối với Thành phố có điểm còn chống chéo, kém hiệu quả.
+ Thu ngân sách đạt thấp đã ảnh hưởng đến quá trình điều hành và kết quả hoạt động trên các lĩnh vực.
+ Công tác chuẩn bị dự án và phê duyệt hồ sơ để triển khai mất nhiều thời gian. Từ hồ sơ dự án phải qua rất nhiều khâu, nếu điều chỉnh phải mất thời gian 1-2 tháng. Sau đó làm hồ sơ mời thầu, thủ tục đấu thầu cũng phải 2 tháng. Nhiều công trình quá trình đấu thầu không đúng làm đi làm lại nhiều lần càng chậm.
* Nguyên nhân chủ quan
+ Việc đánh giá, quản lý, giám sát cán bộ, nâng cao đạo đức công vụ của một số lãnh đạo phòng, ban chưa kịp thời và thường xuyên. Chất lượng, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ công chức, viên chức còn hạn chế. Tính gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu chưa cao.
+ Công tác phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh, giữa các phòng, ban, đơn vị với phường, xã, các tổ chức trong hệ thống chính trị về việc giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, nhất là trong công tác GPMB, giải quyết đơn thư chưa rõ nét.
+ Trong lãnh đạo, chỉ đạo có mặt chưa quyết liệt; Chưa tập trung cao để xử lý những công việc khó khăn, bức xúc, còn có tư tưởng sợ sai, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Cụ thể, trong công tác chỉ đạo điều hành, Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước từ Thành phố đến phường xã có mặt chưa tốt; Một số chủ trương của Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố triển khai chậm, thiếu đồng bộ, thiếu quyết liệt; Một số chương trình, lĩnh vực có biểu hiện trì trệ, lúng túng. Triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hiện chủ đề năm còn chậm. Chất lượng hoạt động của một số Ban chỉ đạo còn hạn chế. Thực hiện mệnh lệnh hành chính chưa nghiêm. Công tác chỉ đạo giải quyết các kiến nghị cử tri có mặt chưa tốt, tỷ lệ nội dung được giải quyết đạt thấp. Bên cạnh đó, thì chất lượng công tác cải cách hành chính ở một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao. Đạo đức công vụ của một bộ phận công chức, viên chức trong các lĩnh vực quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, xử lý trật tự giao thông,... từ Thành phố đến phường xã còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, quản lý điều hành chưa đáp ứng yêu cầu.
+ Các phường, xã chưa quyết liệt trong tham mưu đối phó với các tình huống xảy ra ở địa phương; ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân chưa tốt.
+ Dự báo tình hình đầu năm chưa sát; Thực hiện cắt giảm chi thường xuyên từ nguồn tăng thu còn chậm.
+ Kênh huy động còn nghèo nàn, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, công tác xúc tiến đầu tư chưa được đẩy mạnh và quan tâm đúng mức. Huy động vốn còn chưa triệt để, chưa khơi thông được các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư. Còn nhiều thất thoát lãng phí trong vấn đề sử dụng vốn đầu tư của nhà nước.
+ Công tác quản lý và thực hiện đầu tư chưa thực sự hiệu quả. Ban quản lý dự án đầu tư nhiều nhưng chất lượng yếu đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện từ chuẩn bị đầu tư cho đến tổ chức thực hiện dự án, quyết toán công trình hoàn thành…
+ Công tác lập quy hoạch chưa tốt, chưa đồng bộ. Đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch địa điểm xây dựng. Vẫn còn tình trạng quy hoạch xây dựng không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; chồng lấn trong cấp phép khai thác khoáng sản; trùng lặp trong khảo sát, lựa chọn địa điểm; quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với dự án đầu tư còn lúng túng,...Cải cách thủ tục hành chính chưa tốt, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra: nhà đầu tư vẫn phải đi lại nhiều lần, nhiều cơ quan vì còn nhiều thủ tục hành chính; thời gian xử lý còn kéo dài do một số cán bộ, chuyên viên chưa thạo việc gây lúng túng cho nhà đầu tư; việc giải quyết, xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án cho nhà đầu tư còn chậm và chưa triệt để.
Tóm lại, hoạt động đầu tư phát triển kinh tế Thành Phố Vinh đã có sự cố gắng và chuyển biến tích cực, do đó đã đạt được một số kết quả về phát triển sản xuất, tạo thêm nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động. Song, kết quả đạt được còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Vì vậy cần có những giải pháp khắc phục những khó khăn và khắc phục những hạn chế nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển ngày càng tốt hơn.
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ VINH
ĐẾN NĂM 2015