2.1.1.1 Quan điểm phát triển
Nhằm hướng tới sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Vinh tới những mục tiêu nhất định và đảm bảo những khả năng về phát triển bền vững, cần có hệ thống các quan điểm như sau:
* Phát triển thành phố Vinh phải có tầm nhìn xa, hướng tới văn minh hiện đại.
Thành phố Vinh đang và sẽ giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá và đô thị hoá đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Trong tương lai, khi khu vực kinh tế đô thị chiếm phần lớn tỷ trọng giá trị tăng thêm và là thành phần chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ, là đô thị hàng đầu hệ thống các đô thị ở Bắc Trung Bộ, khi đó Vinh cần phải là một đô thị văn minh hiện đại với các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp hỗ trợ, hiện đại, có khả năng thúc đẩy/lôi keo kinh tế của tỉnh và vùng phát triển. Vì vậy, để duy trì vai trò đầu tầu trong hệ thống đô thị, thành phố Vinh cần phải hướng tới trở thành một thành phố văn minh hiện đại.
* Quan điểm phát triển kinh tế–xã hội thành phố Vinh không chỉ toàn diện mà còn phải đồng bộ, hài hòa với khu vực Bắc Trung Bộ, theo hướng trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ, là hạt nhân của Vùng Nam Nghệ – Bắc Hà.
Những điều kiện tự nhiên và xã hội, bối cảnh bên ngoài, hệ thống kết cấu hạ tầng thường gắn kết các nền kinh tế lân cận thành một khối thống nhất, lôi kéo, thúc đẩy và hỗ trợ vào nhau cùng phát triển. Vì vậy, thành phố Vinh không chỉ cần xây dựng đồng bộ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, mà còn phải hòa hợp với quy hoạch của cả tỉnh Nghệ An, các huyện thị xã lân cận, đặc biệt là với các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.
* Quan điểm kết hợp với Cửa Lò khai thác lợi thế của cả ‘đô thị liên kết’
sung qua lại giữa hai đô thị, đặc biệt để có thể khai thác những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, từng bước tạo tích lũy nội bộ, củng cố nội lực, tạo thế và lực mới.
* Tăng cường chuyển đối cơ cấu từ cải cách hành chính đến tích tụ sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới trên cơ sở khai thác hiệu quả những lợi thế trước mắt, tạo dựng những lợi thế so sánh mới, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao cho nền kinh tế.
Cùng với nhu cầu duy trì tốc độ tăng trưởng cao, liên tục mở rộng quy mô nền kinh tế, sự phân công lao động xã hội cũng sẽ ngày càng sâu sắc và chi tiết hơn. Mỗi ngành nghề, hộ sản xuất trên địa bàn chỉ có thể phát triển khi lần lượt chuyển từ khai thác những lợi thế này sang hình thành và khai thác những lợi thế động mới, hiệu quả hơn khác. Trong điều kiện hiện nay, song song với việc khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân đầu tư phát triển các ngành nghề hiện đang là những lợi thế, cần thông qua các hình thức thành lập hợp tác xã, tổ sản xuất, xây dựng các doanh nghiệp cổ phần... để huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn xã hội, đổi mới, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường ….Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ có thể hợp tác, liên kết sản xuất mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
* Quan điểm phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái.
Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và toàn diện nền kinh tế - xã hội của thành phố được xem là phương tiện để giải quyết các mục tiêu về phát triển kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn các phương án phát triển.
* Quan điểm kết hợp phát triển kinh tế với Quốc phòng – An ninh
Thành phố Vinh và các vùng phụ cận nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống quốc phòng của cả nước và của khu vực Bắc Trụng Bộ. Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn với Quốc phòng – An ninh, ưu tiên các dự án quan trọng cho Quốc phòng trong khu vực phòng thủ. Xây dựng kết
cấu hạ tầng cần chú trọng lồng ghép gắn với Quốc phòng – An ninh trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
2.1.1.2 Mục tiêu phát triển
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Thành phố Vinh có nền kinh tế phát triển, trở thành đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh và Bắc Trung Bộ; trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và các loại hình dịch vụ khác có tác động mạnh trên phạm vi khu vực vùng Bắc Trung Bộ.
Tập trung phát huy mọi nguồn lực, khắc phục khó khăn, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
b. Mục tiêu cụ thể * Mục tiêu về kinh tế
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Vinh giai đoạn 2011-2015 là 12.5%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 12%/năm. Đưa tỷ trọng giá trị gia tăng của thành phố Vinh bằng 37,1% GDP của tỉnh Nghệ An năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố sẽ tăng mạnh, 34,8 triệu đồng năm 2015 và 57 triệu đồng/người năm 2020.
* Mục tiêu về phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng
-Đô thị Vinh được phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận; các khu đô thị cũ được cải tạo, chỉnh trang, các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại có kết cấu hạ tầng đồng bộ. Kiến trúc đô thị có bản sắc riêng của vùng.
- Mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố đạt các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Trung Ương, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của đô thị trung tâm vùng. * Mục tiêu về xã hội
-Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng toàn diện các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, y tế, thể thao của thành phố Vinh, phù hợp với yêu cầu của đô thị loại I.
- Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống xứ Nghệ vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và vùng.
* Mục tiêu về môi trường
- Đảm bảo những quy định chung về các tiêu chuẩn môi trường( cả nước và