Tình hình đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh giai đoạn 2006-2015 (Trang 36)

Để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế theo ngành cụ thể một cách có hiệu quả hơn, các nhà kinh tế đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Việc nghiên cứu, xem xét cơ cấu đầu tư có thể xem xét theo 2 nhóm ngành: sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm ngành kết cấu hạ tầng. Hoặc có thể nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành: công nghiếp, nông nghiệp và dịch vụ.

Tuy nhiên, Thành phố Vinh đã sử dụng cách tiếp cận thứ hai để phân tích thực trạng đầu tư phát triển kinh tế theo ngành kinh tế.

Cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế trong ngành theo thời kỳ đổi mới đã dịch chuyển theo hướng đầu tư mạnh vào công nghiệp, ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn và phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các lĩnh vực xã hội, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 14: Cơ cấu đầu tư theo ngành dự kiến giai đoạn 2006-2015

Đơn vị: %

Khối ngành 2006-2010 ƯT 2011-2015

Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100

1. Chia ra:

+công nghiệp 57.35 58.44

+nông nghiệp 1.53 1.02

+Dịch vụ 41.12 40.54

2.Chia ra:

+khối ngành sản xuất kinh doanh 54.8 62.1

+Khối ngành kết cấu hạ tầng 45.2 37.9

(Niên giám thống kê Vinh)

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lưu kinh tế giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh, thì tình hình kinh tế thành phố Vinh đã có những bước chuyển biến tích cực với những ngành nghề khá đa dạng, nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế

thành phố Vinh đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp.

Bảng 15. Vốn đầu tư theo ngành kinh tế Thành phố Vinh

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn đầu tư(tỷ đồng) 5053 5902 7076 8012 9535 9748 9920 Công nghiệp-xây dựng 2898 3470 4160 4583 5637 5772 5840 Nông nghiệp 77 74 121 127 128 96 150 Dịch vụ 2078 2358 2795 3302 3770 3880 3930 Tỷ trọng vốn đầu tư(%) Công nghiệp-xây dựng 57.35 58.79 58.79 57.20 59.12 59.21 58.87 Nông nghiệp 1.53 1.26 1.71 1.59 1.34 0.99 1.51 Dịch vụ 41.12 39.95 39.50 41.21 39.54 39.80 39.62 Tốc độ phát triển(%) Công nghiệp-xây dựng 100 119.74 143.55 158.14 194.51 195.62 198.54 Nông nghiệp 100 96.10 157.14 164.94 166.23 165.45 162.44 Dịch vụ 100 113.47 134.50 158.90 181.42 183.45 186.77

( Niên giám thống kê – UBND thành phố Vinh) 1.2.3.1 Công nghiệp- xây dựng

Thành phố Vinh từ lâu nổi tiếng là trung tâm công nghiệp của các nước. Đối với ngành công nghiệp- xây dựng, vốn đầu tư phục vụ cho phát triển tăng dần qua các năm, tỷ trọng vốn đầu tư cũng tăng dần, tuy nhiên tốc độ phát triển lại giảm dần. Những ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn và có nhịp độ tăng trưởng trong những năm qua là những sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, khoáng phi kim, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre nứa, đồ dùng gia đình, dệt may, phương tiện vận tải. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng ngày càng phát triển, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Vinh cơ bản là công nghiệp sạch. Các sản phầm xuất khẩu ra nước ngoài là những sản phẩm chất lượng cao như thủy hải sản, chế biến gỗ, dầu ăn tinh luyện, bột đá siêu mịn...

Công nghiệp quốc doanh đã hình thành được một số doanh nghiệp có quy mô hoạt động rộng trong các lĩnh vực, được đầu tư về trang bị, chất lượng sản phẩm

được nâng lên, có khả năng xuất khẩu. Công nghiệp ngoài quốc doanh, đa số là các cơ sở có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp, các hợp tác xã phi nông nghiệp ngày càng phát triển, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề chế biến lương thực- thực phẩm, sửa chữa cơ khí, chế biến đồ mộc.

Thành phố Vinh tập trung đầu tư phát triển các dự án công nghiệp công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, thu hút được nhiều lao động như nhà máy sản xuất bao bì SABECO Sông Lam, nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em và dụng cụ thể thao, nhà máy sản xuất bật lửa ga Trung Lai, dự án Công Viên phần mềm của công ty VTC Online.

Các khu công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất đồ uống cũng được mở rộng đầu tư phát triển: Mở rộng dây chuyền sản xuất của nhà máy bìa Sài Gòn sông Lam, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bia Nam Cấm, rú Mượu nâng công suất bia 30,8 triệu lít năm 2005 lên 57,12 triệu lít năm 2012. Chuyển giao nhà máy ép dầu Nghệ An cho Tổng công ty dầu thực vật miền Nam, từ đó đã có sự đầu tư nâng cấp đưa sản lượng dầu thực phẩm từ 15.000 tấn lên 30.000 tấn năm 2011. Bên cạnh đó, hoàn chỉnh và nâng công suất của các dây chuyền dệt may đã có như dệt kim Hoàng Thị Loan, công ty cổ phần may Nghệ An, đưa sản phẩm quần áo may mặc sẵn từ 2 triệu sản phẩm năm 2005 lên 4,84 triệu sản phẩm năm 2012, quần áo dệt kim từ 1,7 triệu sản phẩm năm 2005 lên 4 triệu sản phẩm năm 2011.

Ngoài ra Thành phố Vinh còn mở rộng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: nhà máy gạch Granit nhân tạo, Trung Đô nâng công suất từ 700 ngàn m2 năm 2005 lên 2,24 triệu m2 năm 2012, gạch xây các loại 120 triệu viên năm 2006 lên 142,45 triệu viên năm 2012, cột điện ly tâm từ 6.250 cột năm 2005 lên 12.100 cột năm 2011.

Hiện nay, Thành phố Vinh có 5 khu và cụm công nghiệp trong đó: 1 khu công nghiệp lớn là KCN Bắc Vinh diện tích 60,16 ha, đã được lấp đầy và tạo việc làm cho 1.548 lao động; 3 cụm công nghiệp Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc đã được lấp đầy với diện tích 24,9 ha, các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định và phát triển. Dự án các cụm công nghiệp nhỏ Hưng Đông đang triển khai xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật để các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, những ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn và có nhịp độ tăng trưởng trong thời gian qua là những sản phẩm kim loại đúc sẵn, khoáng phi kim, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre nứa, đồ dùng gia đình, dệt may, phương tiện vận tải. Sự chuyển dịch cơ cấu các phân ngành công nghiệp đang theo chiều hướng tích cực,

phù hợp với quá trình CNH-HĐH và mục tiêu trở thành Trung tâm kinh tế văn hóa xã hội Bắc Trung Bộ.

1.2.3.2 Dịch vụ

Đối với ngành dịch vụ, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao và có xu thế ngày càng tăng. Nhiều loại hình dịch vụ mới, chất luợng cao xuất hiện. Những phân ngành có tốc độ phát trỉển cao và tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng lớn là thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, khách sạn, nhà hàng, vận tải kho bãi- thông tin liên lạc và giáo dục đào tạo. Hoạt động thương mại cũng diễn ra đa dạng, chất lượng ngày càng cao. Bên cạnh đó, TP Vinh cũng tập trung đầu tư vốn lớn cho du lịch như du lịch Cửa Lò, du lịch Bãi Lữ nhờ tận dụng lợi thế ưu đãi của thiên nhiên để phát triển kinh tế. Ngoài ra TP Vinh còn chú trọng đầu tư vào y tế. giáo dục, văn hóa, xã hội góp phần nâng cao điều kiện sống và học tập của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*) Du lịch:

Thành phố Vinh là trung tâm lưu trú và phân phối khách du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ; Tổng lượng khách du lịch năm 2008 là 1.113.043 lượt khách, tăng 39% so với năm 2007, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 5%. Thời gian lưu trú bình quân tại Vinh tăng dần qua các năm, bình quân khách lưu trú năm 2003 là 1,38 ngày/khách, năm 2008 là 1,65 ngày/khách. Doanh thu du lịch năm 2008 đạt 1887 tỷ đồng.

Hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch đã được quan tâm quy hoạch và đầu tư xây dựng. Đến nay, Vinh đã có 4 khu du lịch và công viên được quy hoạch và đã triển khai xây dựng xong là khu du lịch núi Quyết- Bến Thủy, quy mô 156 ha với trung tâm là đền thờ vua Quang Trung và hệ thống giao thông núi Quyết đã được đầu tư hoàn chỉnh; khu vui chơi giải trí du lịch hồ Cửa Nam; Công viên trung tâm với quy mô 42ha gắn với quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh thu hút được nhiều khách du lịch tham quan; công viên Thành cổ gắn với bảo tồn di tích Thành cổ Vinh đã được hoàn thành phù hợp với thực tế. Các di tích lịch sử, văn hóa khác được đầu tư bảo tồn và khôi phục.

*) Dịch vụ vận tải:

Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, Thành phố Vinh đã đầu tư tập trung vào xây dựng thêm các bến xe khách, cải tạo nâng cấp đường bộ, đầu tư chế tạo thêm các phương tiện vận tải, nâng cấp, tái chế lại các loại xe vận chuyển hàng hóa đã sử dụng lâu năm nhằm tăng thêm độ an toàn cho người sử dụng và vận chuyển hàng hóa được tốt hơn. Vận chuyển hàng hóa năm 2008 đạt 236 triệu tấn/km, vận tải hành khách: 2.903.000 lượt người. Các loại hình vận tải hành khách công cộng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng phục vụ, phát triển các tuyến ô tô buýt nội thành và Vinh - Nam Đàn, Vinh - Cửa Lò, Vinh - Hoàng Mai, Vinh - Yên Thành. Các hoạt động dịch vụ tại các bến bãi dần đi vào nề nếp, đảm bảo an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện.

*) Ngân hàng, bảo hiểm:

Dịch vụ tài chính tín dụng mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đã bắt đầu phát triển vững chắc. Số lượng các chi nhánh ngân hàng, bảo hiểm được thành lập mới tăng nhanh, năm 2005 trên địa bàn chủ yếu là các chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, đến 2010 đã có trên 48 chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo hiểm được thành lập và đi vào hoạt động. Hoạt động của các ngân hàng thương mại đều có mức tăng trưởng cả về nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay, các chi nhánh bảo hiểm hoạt động tốt, tạo được lòng tin với khách hàng. Bước đầu hình thành trung tâm dịch vụ tài chính, ngân hàng của khu vực, đến năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 20.400 tỷ đồng, dự nợ cho vay đạt 25.500 tỷ đồng.

*) Bưu chính, viễn thông:

Mạng bưu chính viễn thông được đầu tư nâng cấp đồng bộ, xếp thứ 4 toàn quốc. Mật độ thuê bao điện thoại cố định ước đạt 37 máy/chỉ tiêu: 35 máy/100 dân. Các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông phát triển mạnh mẽ. Doanh thu bưu chính viễn thông năm 2010 ước đạt: 238,4 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 18,4%.

1.2.3.3 Nông nghiệp

Đối với ngành nông nghiệp, vốn đầu tư đã có sự tăng trưởng đáng kể từ 77 tỷ đồng năm 2006 đến 128 tỷ đồng vào năm 2010. Tuy nhiên xét về mặt tỉ lệ thì tỉ trọng vốn đầu tư vào nông nghiệp lại có xu hướng giảm dần. Tỉ trọng vốn đầu tư của ngành nông lâm ngư nghiệp chỉ còn 1.34% vào năm 2010.

Vốn đầu tư cho nông nghiệp trong những năm qua tập trung vào ba lĩnh vực chính đó là nông nghiệp ( đầu tư phát triển cho trồng trọt, khai hoang chăn nuôi,

thủy lợi...), lâm nghiệp và thủy sản. Với mục tiêu hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiếp tục ban hành các chính sách khuyến khích mở rộng mô hình, từng bước hình thành các vùng thâm canh. Đẩy mạnh phát triển sản phẩm chủ yếu của từng xã gắn với khuyến khích phát triển làng nghề. Điểm nổi bật năm 2012: đã hình thành vùng sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP với diện tích 3ha tại Nghi Ân, Nghi Liên và Nghi Kim; Gắn sản xuất với tiêu thụ (3 cửa hàng rau sạch tại Hưng Lộc, Hưng Dũng và chợ Vinh).

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tích cực phòng chống hạn, dịch bệnh, triển khai sản xuất vụ Đông và vụ Đông Xuân, vụ hè thu, vụ mùa đảm bảo cơ cấu cây trồng và kế hoạch đầu tư thâm canh nên năng suất, sản lượng tăng so cùng kỳ: sản lượng lương thực tăng 10,8% (sản lượng lúa tăng 10,6%, ngô tăng

13,6%). Song do hạn hán, dịch bệnh và mưa nhiều nên sản lượng thuỷ sản nuôi

trồng giảm 11,3%, sản lượng rau các loại giảm 3,8%, tổng đàn gia cầm giảm 3,8%. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá CĐ 2010) đạt 423,6 tỷ đồng, đạt 91,7% KH và tăng 1,6% so với cùng kỳ.

Trong điều kiện khó khăn, chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới đã được triển khai tích cực, linh hoạt; tuyên truyền và nâng cao nhận thức, gắn với việc đưa các phong trào thi đua trở thành chương trình hành động sâu rộng; Dự ước đến cuối năm huy động nguồn lực đạt 16 tỷ đồng, bình quân 700.000 đồng/ hộ, hiến đất 11.000 m2; bộ mặt các xóm, xã ngoại thành được cải thiện rõ nét, hộ nghèo giảm nhanh. Bên cạnh đó còn mở rộng các làng nghề hoa cây cảnh Trung Nghĩa (Đông Vĩnh), Kim Mỹ (Nghi Ân), (xóm Trung Nghĩa - Đông Vĩnh đã tổ chức đón nhận danh hiệu làng có nghề); Tích cực chỉ đạo hình thành vùng sản xuất rau an toàn theo hướng "Viet GAP", hoa chất lượng cao.

Công tác nuôi trồng thủy sản được quan tâm chi đạo từ thời vụ, con giống kỹ thuật nuôi, chuẩn bị ao hồ, kỹ thuật nuôi và các loại vật tư khác, nên năng suất và sản lượng đạt cao nhất từ trước đến nay. Hạ tầng sản xuất nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư, hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án nuôi trồng thuỷ sản: Tôm Hưng Hoà, cá rô phi đơn tính Hưng Lộc, Đông Vĩnh. Các dự án rau, hoa, cây cảnh và nuôi trồng thuỷ sản ở các phường, xã Đông Vĩnh, Hưng Đông, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Ân, Hưng Chính... Với các mô hình trang trại ngày càng nhiều góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân.

1.2.4 Tình hình đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư

Bảng 16: Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu/Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 I. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 42.24 50.79 59.21 60.68 82.46 79.88 78.55 1.Vốn xây lắp 25.91 33.75 36.23 35.37 53.74 47.24 45.73 2.Vốn thiết bị 11.95 12.39 18.36 18.89 22.05 21.64 20.97 3.Vốn khác 4.37 4.65 4.63 6.42 6.67 11.00 11.85

II. Vốn đầu tư phát triển khác

57.76 49.21 40.79 39.32 17.54 20.12 21.45

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Vinh 2012)

Dựa trên bảng cơ cấu vốn đầu tư theo khoản mục đầu tư giai đoạn 2006-2012 của Thành phố Vinh có thể thấy được rằng, nếu phân theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển Thành phố Vinh. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2006-2012 có xu hướng tăng dần từ năm 2006 đến năm 2010, nhưng lại có xu hướng giảm từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2006, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ chiếm 42,24% trong tổng vốn đầu tư phát triển còn vốn đầu tư phát triển khác lại chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Có thể thấy được rằng trong năm 2006 thì Thành phố Vinh chưa quan tâm chú trọng tập trung đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Nhưng từ năm 2007 trở đi thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Thành phố Vinh tăng dần lên trong đó vốn đầu tư phát triển khác lại giảm dần. Điều này chứng tỏ Thành phố Vinh đã tập trung chú trọng vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể, Vốn đầu tư xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư XDCB. Năm 2006, vốn xây lắp chiếm tỷ trọng 25,91% và tăng nhanh trong những năm tới. Thành phố Vinh cũng tập trung đầu tư vào thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên vốn thiết bị vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn đầu tư XDCB.

Vốn đầu tư XDCB chủ yếu tập trung vào các dự án, công trình có quy mô

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh giai đoạn 2006-2015 (Trang 36)