Huy động vốn đầu tư tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh giai đoạn 2006-2015 (Trang 31)

Vốn tín dụng ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Một bộ phận của nguồn vốn này được dùng để đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển kinh tế nói riêng. Tuy nhiên việc tiếp cận với nguồn vốn này ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Vinh vẫn còn khá hạn chế. Hệ thống ngân hàng thương mại ở Thành phố Vinh đang trên đà hoàn thiện và phát triển hơn. Giai đoạn 2006-2012 các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phát triển nhanh với số đầu mối ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, quỹ tín dụng bảo hiểm đạt 65-70 cơ sở đóng trên địa bàn. Với sự phát triển nhanh chóng, hệ thống ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu gửi tiền và cho vay của các tổ chức cá nhân. Số vốn vay của toàn xã hội ở thành phố Vinh trong giai đoạn 2006-2010 khoảng 2.548,4 tỷ đồng/ tổng vốn đầu tư 20.893 tỷ đồng, bình quân chiếm 12.80% tổng vốn đầu tư phát triển.

Dưới đây là bảng thể hiện tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư tín dụng ngân hàng với tổng vốn đầu tư phát triển.

Bảng 10: Nguồn vốn đầu tư tín dụng ngân hàng 2006-2012 TT Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 2006-2012 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1- Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đ 2.947 3.420 4.101 4.645 5.780 6.450 6.706 2- Tổng vốn tín dụng ngân hàng Tỷ đ 430 490,5 597 625 406,3 415,2 406,4 - Tỷ lệ % 14.59% 14.34% 14.56% 13.46% 7.03% 6.44% 6.06%

( nguồn: Ngân hàng nhà nước Vinh) 1.2.2.5 Huy động vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA và NGO)

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nói đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì không thể không kể đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài- là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo tính chất luân chuyển vốn thì có thể được phân làm 3 loại như sau:

+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ); + Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA; + Vốn NGO.

* Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:

Giai đoạn 2006-2012, tổng số vốn thu hút đầu tư FDI vào thành phố Vinh là 377,8 tỷ đồng, đã giải ngân thực hiện tính đến 31/6/2012 là 206.3 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 54,6%.

Thành phố Vinh đã thu hút được 06 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 362,8 tỷ đồng đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm: dự án Sản xuất bao bì tự hủy với mức đầu tư 27,2 tỷ đồng; Nhà máy chế biến bột đá siêu mịn được đầu tư 136 tỷ đồng và dự án Bật lửa ga Trung Lai có mức đầu tư 120 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất đồ chơi (Công ty Matrix Việt Nam) có mức đầu tư là 15 tỷ đồng; Trung tâm ngoại ngữ - du học Thái Lan với số vốn đầu tư 3,3 tỷ đồng; Siêu thị Big C (EB Vinh) với tổng mức đầu tư 4 triệu USD.

Các dự án sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, làm tăng sản lượng mặt hàng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế

- xã hội và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp và gián tiếp, có thu nhập ổn định, đời sống người dân trong vùng dự án được nâng cao.

Bảng 11: Nguồn vốn đầu tư FDI thành phố Vinh 2006-2012

T T

Chỉ tiêu ĐVT Giai đoạn 2006-2012

TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 TH 2010 TH 2011 TH 2012 1- Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đ 2.947 3.420 4.101 4.645 5.780 6.450 6.706

2- Tổng vốn đầu tư FDI

đã thực hiện Tỷ đ 26,225 30,531 47,450 50 52,1

54,45 54,70

- Tỷ lệ % 0.85% 0.89% 0.87% 1.07% 0.9% 0.84% 0.82%

[Nguồn: Niên giám thống kê Vinh 2012]

Theo số liệu thống kê, có thể thấy được rằng vốn đầu tư FDI của Thành phố Vinh trong giai đoạn 2006- 2012 có xu hướng tăng, nhưng vẫn chỉ chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển. Năm 2006 vốn đầu tư FDI thực hiện là 26,225 tỷ đồng, chiếm 0,85% trong tổng vốn đầu tư phát triển, và tăng trong những năm tiếp theo, đến năm 2009 thì tổng vốn FDI thực hiện là 50 tỷ đồng, chiếm 1,07% so với tổng vốn đầu tư phát triển. Đến năm 2012 thì tỷ trọng vốn FDI có giảm hơn so với năm 2009, chỉ chiếm 0,82%; nhưng vốn FDI lại tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2006. Do tổng vốn đầu tư phát triển của năm 2012 tăng mạnh, mà tổng vốn đầu tư FDI thực hiện lại chỉ tăng thêm một lượng quá nhỏ so với sự tăng thêm của tổng vốn đầu tư phát triển. Nhìn chung thì vốn FDI vẫn tăng, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể so với các nguồn vốn khác. Qua đó cho thấy, thu hút FDI vào thành phố Vinh đang gặp nhiều khó khăn trở ngại, các nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự muốn đầu tư mạnh vào thành phố. Vì vậy các nhà quản lý cần phải cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế.

* Hỗ trợ phát triển chính thức ODA:

Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế, các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ, thì ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn tài trợ phát triển chính thức nào khác.

Trong thời gian qua Thành phố Vinh đã thu hút được một số dự án ODA lớn của quốc gia và các tổ chức quốc tế. Các dự án sử dụng vốn ODA trong giai đoạn này gồm có: Dự án xử lý rác thải thành phố Vinh bằng nguồn vốn Thụy Điển 2,5 triệu USD và khu xử lý rác thải ở Nghi Yên 4,5 triệu EURO bằng nguồn vốn của Ngân hàng tái thiết Đức đang thi công; Dự án cấp điện 17 triệu USD và dự án cấp nước 19 triệu USD bằng nguồn ODA; Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước thành phố với 2 giai đoạn: giai đoạn 1 bằng nguồn vốn chuyển đổi nợ của chính phủ Liên Bang Đức với số vốn đầu tư 104 tỷ đồng( thực hiện năm 1998), giai đoạn 2 với số vốn 13 triệu EURO trong đó của ngân hàng tái thiết Đức là 9 triệu EURO; Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang sinh thái Vinh- Hưng với quy mô 150ha ở Hưng Tây theo hình thức BOT. Nhiều dự án ngoài tỉnh đầu tư trên địa bàn thành phố như : Dự án cải tạo khu chung cư Quang Trung, dự án khu đô thị tây Xô Viết Nghệ Tĩnh, Dự án công viên Trung Tâm, dự án khu liên hợp C1- Quang Trung, Trung Tâm thương mại Nghệ An, dự án đường tránh Vinh, dự án khu đô thị Vinh Tân, dự án khu chung cư Đội Cung, dự án Cao ốc thương mại và căn hộ cao cấp đường Quang Trung, khu đô thị mới dọc đường Xô Viết- Nghệ Tĩnh, đường Lê Nin,… đều được sử dụng vốn ODA. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân khác được phát huy như: dự án bệnh viện 115, bệnh viện đa khoa Cửa Đông, Đa khoa chất lượng Cửa Đông, Bệnh viện Thái An, bệnh viện Thành An, bệnh viện Minh Khang, Minh Hồng, Phòng khám đa khoa Công Nghĩa,…; Đại học VTC, đại học công nghiệp Y TP Hồ Chí Minh, Cao Đẳng Việt Hàn, một số trường học bậc trung học phổ thông, mầm non, trung tâm đào tạo tiếng Anh ASEM, dự án cải tạo, xây dựng trường Nhà trẻ mầm non Hoa Sen,…

Dự án phát triển đô thị Vinh bằng nguồn vốn ngân hàng thế giới với tổng mức đầu tư 125 triệu USD đã được Chính phủ phê duyệt danh mục dự án, thành lập Ban chỉ đạo, Ban chuẩn bị dự án và đang tiền thẩm định dự án khả thi kịp tiến độ yêu cầu của Ngân hàng Thế giới; Dự án giảm thất thoát hệ thống cấp nước Vinh 23 triệu USD của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB hiện đang vận động nhà tài trợ. Vốn giải ngân các dự án ODA giai đoạn 2006-2010 đạt 424.901 triệu đồng.

Bảng 12: Các dự án đầu tư từ ODA giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Các dự án ODA 652.834 424.901 65,1%

1 Tăng cường can thiệp dự phòng

HIV/AIDS/STI tại Việt Nam Đức 3,398 1,886 ODA

2 Chăm sóc SK trẻ em tỉnh Nghệ An Phần Lan 55,840 16,512 ODA

3 Chương trình Hỗ trợ khu vực doanh

nghiệp-HP1 Đan Mạch 14,900 21,343 ODA

4 Tăng cường năng lực quản lý đất đai

và môi trường Thuỵ Điển 49,703 33,978 ODA

5 Dự án thoát nước TP. Vinh Đức 368,000 257,600 ODA

6 Cung cấp thiết bị dạy nghề Đức 8,100 6,782 ODA

7 Cấp nước vùng phụ cận TP Vinh Phần Lan 280,984 50,000 ODA 8 Nâng cấp XD trường CĐ nghề

KTCN Việt Nam- Hàn Quốc Hàn Quốc 67,677 36,800 ODA

9 Phát triển đô thị Vinh WB 2,250,000 0 ODA

[Nguồn: Sở KH-ĐT Nghệ An 2011]

So với các dự án sử dụng vốn FDI thì dự án sử dụng vốn ODA có nguồn vốn tương đối lớn, chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc thiết bị, phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế. Chính vì vậy trong thời gian tới thành phố Vinh cần phát huy sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA này để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh ngày càng một tốt hơn và phát triển nhanh chóng.

* NGO:

Bảng 13: So sánh tổng số FDI, ODA, NGO của Vinh và tỉnh Nghệ An

ĐVT: Tỷ đồng

TT ĐỊA BÀN Tiến độ thực hiện

Tổng cộng

Vốn đăng ký Vốn thực hiện Vốn đăng ký Vốn thực hiện

1 Tỉnh Nghệ An 125.378 25.166 100% 100%

2 Thành phố Vinh 45.740 10.150 36,5 40,3

Bên cạnh nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức, một nguồn vốn tài trợ quốc tế khác do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài - NGO tài trợ. Nguồn vốn này tuy nhỏ, không liên tục nhưng cũng đóng góp vào quá trình khắc phục khó khăn và cải thiện điều kiện sống của người dân tại vùng hưởng lợi khá hiệu quả. Trong giai đoạn này tại thành phố Vinh có 11 dự án NGO/1.394.700 USD được thực hiện, trong đó: 05 dự án NGO/452.700 USD đã kết thúc; 06 dự án NGO/942.000 USD chuyển tiếp sang năm 2011; đã giải ngân 100% vốn cam kết.

1.2.3. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế TP Vinh theo ngành kinh tế

Để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế theo ngành cụ thể một cách có hiệu quả hơn, các nhà kinh tế đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Việc nghiên cứu, xem xét cơ cấu đầu tư có thể xem xét theo 2 nhóm ngành: sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm ngành kết cấu hạ tầng. Hoặc có thể nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành: công nghiếp, nông nghiệp và dịch vụ.

Tuy nhiên, Thành phố Vinh đã sử dụng cách tiếp cận thứ hai để phân tích thực trạng đầu tư phát triển kinh tế theo ngành kinh tế.

Cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế trong ngành theo thời kỳ đổi mới đã dịch chuyển theo hướng đầu tư mạnh vào công nghiệp, ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn và phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các lĩnh vực xã hội, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 14: Cơ cấu đầu tư theo ngành dự kiến giai đoạn 2006-2015

Đơn vị: %

Khối ngành 2006-2010 ƯT 2011-2015

Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100

1. Chia ra:

+công nghiệp 57.35 58.44

+nông nghiệp 1.53 1.02

+Dịch vụ 41.12 40.54

2.Chia ra:

+khối ngành sản xuất kinh doanh 54.8 62.1

+Khối ngành kết cấu hạ tầng 45.2 37.9

(Niên giám thống kê Vinh)

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lưu kinh tế giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh, thì tình hình kinh tế thành phố Vinh đã có những bước chuyển biến tích cực với những ngành nghề khá đa dạng, nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế

thành phố Vinh đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp.

Bảng 15. Vốn đầu tư theo ngành kinh tế Thành phố Vinh

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn đầu tư(tỷ đồng) 5053 5902 7076 8012 9535 9748 9920 Công nghiệp-xây dựng 2898 3470 4160 4583 5637 5772 5840 Nông nghiệp 77 74 121 127 128 96 150 Dịch vụ 2078 2358 2795 3302 3770 3880 3930 Tỷ trọng vốn đầu tư(%) Công nghiệp-xây dựng 57.35 58.79 58.79 57.20 59.12 59.21 58.87 Nông nghiệp 1.53 1.26 1.71 1.59 1.34 0.99 1.51 Dịch vụ 41.12 39.95 39.50 41.21 39.54 39.80 39.62 Tốc độ phát triển(%) Công nghiệp-xây dựng 100 119.74 143.55 158.14 194.51 195.62 198.54 Nông nghiệp 100 96.10 157.14 164.94 166.23 165.45 162.44 Dịch vụ 100 113.47 134.50 158.90 181.42 183.45 186.77

( Niên giám thống kê – UBND thành phố Vinh) 1.2.3.1 Công nghiệp- xây dựng

Thành phố Vinh từ lâu nổi tiếng là trung tâm công nghiệp của các nước. Đối với ngành công nghiệp- xây dựng, vốn đầu tư phục vụ cho phát triển tăng dần qua các năm, tỷ trọng vốn đầu tư cũng tăng dần, tuy nhiên tốc độ phát triển lại giảm dần. Những ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn và có nhịp độ tăng trưởng trong những năm qua là những sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, khoáng phi kim, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre nứa, đồ dùng gia đình, dệt may, phương tiện vận tải. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng ngày càng phát triển, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Vinh cơ bản là công nghiệp sạch. Các sản phầm xuất khẩu ra nước ngoài là những sản phẩm chất lượng cao như thủy hải sản, chế biến gỗ, dầu ăn tinh luyện, bột đá siêu mịn...

Công nghiệp quốc doanh đã hình thành được một số doanh nghiệp có quy mô hoạt động rộng trong các lĩnh vực, được đầu tư về trang bị, chất lượng sản phẩm

được nâng lên, có khả năng xuất khẩu. Công nghiệp ngoài quốc doanh, đa số là các cơ sở có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp, các hợp tác xã phi nông nghiệp ngày càng phát triển, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề chế biến lương thực- thực phẩm, sửa chữa cơ khí, chế biến đồ mộc.

Thành phố Vinh tập trung đầu tư phát triển các dự án công nghiệp công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, thu hút được nhiều lao động như nhà máy sản xuất bao bì SABECO Sông Lam, nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em và dụng cụ thể thao, nhà máy sản xuất bật lửa ga Trung Lai, dự án Công Viên phần mềm của công ty VTC Online.

Các khu công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất đồ uống cũng được mở rộng đầu tư phát triển: Mở rộng dây chuyền sản xuất của nhà máy bìa Sài Gòn sông Lam, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bia Nam Cấm, rú Mượu nâng công suất bia 30,8 triệu lít năm 2005 lên 57,12 triệu lít năm 2012. Chuyển giao nhà máy ép dầu Nghệ An cho Tổng công ty dầu thực vật miền Nam, từ đó đã có sự đầu tư nâng cấp đưa sản lượng dầu thực phẩm từ 15.000 tấn lên 30.000 tấn năm 2011. Bên cạnh đó, hoàn chỉnh và nâng công suất của các dây chuyền dệt may đã có như dệt kim Hoàng Thị Loan, công ty cổ phần may Nghệ An, đưa sản phẩm quần áo may mặc sẵn từ 2 triệu sản phẩm năm 2005 lên 4,84 triệu sản phẩm năm 2012, quần áo dệt kim từ 1,7 triệu sản phẩm năm 2005 lên 4 triệu sản phẩm năm 2011.

Ngoài ra Thành phố Vinh còn mở rộng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: nhà máy gạch Granit nhân tạo, Trung Đô nâng công suất từ 700

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh giai đoạn 2006-2015 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w