Tình hình đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh giai đoạn 2006-2015 (Trang 42 - 43)

Bảng 16: Cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu/Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 I. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 42.24 50.79 59.21 60.68 82.46 79.88 78.55 1.Vốn xây lắp 25.91 33.75 36.23 35.37 53.74 47.24 45.73 2.Vốn thiết bị 11.95 12.39 18.36 18.89 22.05 21.64 20.97 3.Vốn khác 4.37 4.65 4.63 6.42 6.67 11.00 11.85

II. Vốn đầu tư phát triển khác

57.76 49.21 40.79 39.32 17.54 20.12 21.45

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Vinh 2012)

Dựa trên bảng cơ cấu vốn đầu tư theo khoản mục đầu tư giai đoạn 2006-2012 của Thành phố Vinh có thể thấy được rằng, nếu phân theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển Thành phố Vinh. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2006-2012 có xu hướng tăng dần từ năm 2006 đến năm 2010, nhưng lại có xu hướng giảm từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2006, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ chiếm 42,24% trong tổng vốn đầu tư phát triển còn vốn đầu tư phát triển khác lại chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Có thể thấy được rằng trong năm 2006 thì Thành phố Vinh chưa quan tâm chú trọng tập trung đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Nhưng từ năm 2007 trở đi thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Thành phố Vinh tăng dần lên trong đó vốn đầu tư phát triển khác lại giảm dần. Điều này chứng tỏ Thành phố Vinh đã tập trung chú trọng vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể, Vốn đầu tư xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư XDCB. Năm 2006, vốn xây lắp chiếm tỷ trọng 25,91% và tăng nhanh trong những năm tới. Thành phố Vinh cũng tập trung đầu tư vào thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên vốn thiết bị vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn đầu tư XDCB.

Vốn đầu tư XDCB chủ yếu tập trung vào các dự án, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, phục vụ cho sự phát triển kinh tế Thành phố Vinh. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tập trung chủ yếu vào các công trình trọng điểm của các ngành nông nhiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và các công trình xây dựng hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, cơ sở chăm sóc khám chữa bệnh, công trình giữ gìn bảo vệ môi trường, công trình phúc lợi xã hội khác…). Tuy nhiên, nếu xét trong dài hạn thì tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng tăng lên trong dài hạn,

điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tạo lập cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của Thành phố Vinh vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn dành cho đầu tư, dẫn đến các hoạt động đầu tư phi vật chất, thực hiện các chương trình mục tiêu xã hội vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong những năm qua, Thành phố Vinh đã tập trung bỏ vốn đầu tư một số công trình lớn phục vụ cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch như đường giao thông , nhiều cơ sở công nghiệp lớn hoàn thành đưa vào sản xuất, đưa năng lực sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể.

Xét trong ngắn hạn, từ năm 2010 trở đi, vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn đầu tư phát triển nhưng lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do hoạt động đầu tư XDCB thực sự chưa hoạt động hiệu quả dẫn đến việc huy động vốn vào các hoạt động này giảm dần. Việc triển khai thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, thi công xây dựng công trình còn chậm hoặc chất lượng hồ sơ thẩm định, phê duyệt chưa cao, còn bố trí vốn dàn trải để giải quyết những búc xúc, hỗ trợ các phường xã khó khăn nên thiếu vốn cho các công trình trọng điểm; bố trí vốn khi chưa có dự án được duyệt; đầu tư các hạng mục công trình chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả sử dụng chưa cao. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa một số bộ phận trong thực hiện GPMB chưa tốt, chưa thống nhất, một số phường, xã có dự án trên địa bàn chưa tích cực cùng chủ đầu tư, Ban QLDA để thực hiện GPMB. Thiếu đất để tái định cư( nhà dân và nghĩa địa) khi thực hiện phương án GPMB. Ngoài ra do việc chỉ đạo, đôn đốc thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB chưa tốt, quyết toán công trình tồn đọng chậm dẫn đến chậm tiến độ thi công. Cuối cùng do các chủ quản lý sử dụng chưa chủ động trong việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng các công trình hạ tầng xã hội làm cho công tác chuẩn bị đầu tư chậm; quản lý nhà nước về hệ thống hạ tầng, đầu nối còn bất cập. Do vậy đến năm 2012, thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm đi,nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển, chiếm 78,55% còn vốn đầu tư phát triển khác lại tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng 21,45% trong tổng vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư phát triển khác tăng chủ yếu là chi cho các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở, thực hiện các mục tiêu chương trình, các công trình nghiên cứu khoa học…

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế Thành phố Vinh giai đoạn 2006-2015 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w