a. Dự báo khả năng các nguồn vốn
*Dự báo khả năng nguồn vốn FDI
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, thuộc vành đai châu Á- Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất. Đây là một điều kiện quan trọng để chúng ta tranh thủ các nguồn lực về vốn, khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại từ bên ngoài khi nền sản xuất quốc tế đang chuyển từ giai đoạn chủ yếu dựa trên tài nguyên vật chất sang giai đoạn chủ yếu dựa trên tri thức. Trong giai đoạn tới nguồn vốn đầu tư nước ngoài tới châu Á có thể tăng lên tuy nhiên luồng vốn FDI vào Việt Nam có tăng hay không tuỳ thuộc vào việc cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Về địa lý, Việt Nam ở cạnh một đối thủ cạnh tranh về FDI lớn là Trung Quốc, sẽ có những hạn chế nhất định trong thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư tại Việt Nam.
Với những thành công ban đầu của công cuộc đổi mới và các cam kết tích cực đẩy nhanh tiến trình đổi mới, Việt Nam là một trong những địa điểm làm ăn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có một số công ty xuyên quốc gia lớn. Dự báo trong giai đoạn tới, nếu Việt Nam có những biện pháp có tính chất bước ngoặt, vốn FDI thực hiện có thể đạt 3,5-4 tỷ USD, vốn cấp mới và bổ sung khoảng 4-5 tỷ USD bình quân mỗi năm.
Thành phố Vinh cũng như tỉnh Nghệ An nằm ở khu vực miền Trung, không thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, dung lượng thị trường còn nhỏ, có nhiều khó khăn về các mặt như thiên tai, nguồn nhân lực chất lượng chưa cao... nên khả năng thu hút FDI càng khó khăn hơn. Do vậy, đối với thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An, việc cải thiện môi trường đầu tư có ý nghĩa quyết định trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới. Các lĩnh vực mà các nước công nghiệp phát triển, các tập đoàn lớn có xu hướng đầu tư vào là lĩnh vực dịch vụ viễn thông, các linh kiện máy tính, linh kiện điện tử, dược, hóa chất (bao gồm vi sinh), chế biến và xuất khẩu nông thuỷ sản.
* Dự báo khả năng thu hút ODA
Bảng 20: Nguồn VĐT phát triển kinh tế TP. Vinh đến năm 2020
ĐVT: Tỷ đồng (Giá HH)
Chỉ tiêu Đơn vị 2011-2015 2016-2020
1. Tổng nhu cầu đầu tư (giá hiện hành) tỷ đồng 50,542 108,346
2. Dự báo nguồn
a. Từ tích lũy nội bộ nền kinh tế tỷ đồng 30486 71806
% so tổng nhu cầu đầu tư % 60.3 66,3
Ngân sách Nhà nước tỷ đồng 3950 9182
% so tổng nhu cầu đầu tư % 7.8 8.5
Doanh nghiệp tỷ đồng 20937 46971
% so tổng nhu cầu đầu tư % 41.4 43.4
Hộ gia đình tỷ đồng 5599 15653
% so tổng nhu cầu đầu tư % 11.1 14.4
b. Thu hút từ ngoài tỉnh tỷ đồng 20,056 36,540
(%) so tổng nhu cầu đầu tư % 39.7 33.7
+ Vốn TW đầu tư trên địa bàn tỷ đồng 4067 9844
% so tổng nhu cầu đầu tư % 8.0 9.1
+ Từ bên ngoài tỷ đồng 15,989 26,695
% so tổng nhu cầu đầu tư % 31.6 24.6
[Nguồn: Quy hoạch tổng thể thành phố Vinh đến 2020]
Bên cạnh khả năng hấp thụ vốn (thể hiện qua tốc độ giải ngân) thấp, điều kiện thu hút ODA của Việt Nam đang dần dần bị hạn chế. Một khi mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng (đến 2010 dự kiến đạt trên 750 USD), khả năng nhận ODA ưu đãi sẽ giảm dần. Vì vậy trong giai đoạn tới Việt Nam cần tận dụng cơ hội khi còn trong danh sách các nước có thu nhập thấp, nâng cao khả năng hấp thụ vốn để hút tối đa nguồn vốn ưu đãi.
Luồng vốn ODA có thể được ký kết mới và đã ký kết trong giai đoạn 2001- 2005 có thể đạt 14-15 tỉ USD. Dự kiến trong giai đoạn tới mức ODA được ký kết bình quân mỗi năm khoảng 2,7-3,0 tỷ USD, mức ODA thực hiện đạt 2,0-2,3 tỷ USD/năm.
Các nguồn vốn ODA (kể cả NGO) đối với Việt Nam nói chung và thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói riêng, trong giai đoạn tới tiếp tục được thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường...
b. Định hướng thu hút vốn đầu tư phục vụ đầu tư phát triển kinh tế
* Định hướng chung
Thu hút đầu tư các dự án có định hướng và chọn lọc, chú trọng chất lượng dự án và thẩm tra kỹ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của thành phố, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm ưu tiên, đảm bảo phát triển bền vững.
Theo định hướng phát triển bền vững, tập trung chú trọng phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường nước, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên, quan tâm thu hút các dự án phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, chế biến sản phẩm nông nghiệp tạo nguồn thực phẩm an toàn. Việc kêu gọi đầu tư sẽ theo hướng tăng các dự án dịch vụ, công nghệ kỹ thuật cao, dự án thân thiện môi trường.
Cụ thể, trong công nghiệp, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao, ít ô nhiễm môi trường như các dự án công nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất vật liệu mới, công nghiệp cơ khí, điện - điện tử, CNTT, công nghệ phụ trợ, công nghiệp có công nghệ sạch. Trong nông nghiệp, Đồng Nai ưu tiên phát triển lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất các loại giống cây trồng vật nuôi, chế biến thực phẩm an toàn. Trong hạ tầng kỹ thuật, tỉnh khuyến khích đầu tư các công trình cầu, đường, cảng, hệ thống thoát nước, xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp, đồng thời khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, đào tạo, thể thao, môi trường, tài chính ngân hàng, du lịch…
* Đối tác đầu tư:
Tập trung thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực và kinh nghiệm, đặc biệt là các tổng công ty lớn trong nước; các tập đoàn, công ty đa quốc gia thuộc các nước thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc,... Gắn ưu tiên ngành, lĩnh vực đầu tư với đối tác đầu tư.
* Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI
Huy động tối đa mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó có sự đóng góp quan trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào đầu tư, kích cầu nền kinh tế, tạo thu nhập, việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Từ nay đến năm 2020, Chính phủ đưa ra 3 định hướng chung đối
với công tác thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó ưu tiên ngành, lĩnh vực trước, rồi tới vùng, lãnh thổ.
Thứ nhất, quy hoạch, lựa chọn các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân
thiện môi trường, sản phẩm có sức cạnh tranh cao và phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế từng vùng, từng ngành, từng quốc gia.
Thứ hai, thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao, tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ.
Thứ ba, chuyển dần thu hút đầu tư nước ngoài với lợi thế giá nhân công rẻ
sang cạnh tranh bằng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Từng ngành, lĩnh vực cũng có định hướng cụ thể. Trong đó, Công nghiệp – Xây dựng tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất công nghệ cao; cơ khí chế tạo; dược phẩm; sinh học và năng lượng tái tạo; năng lượng sạch; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp; vật liệu xây dựng chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới.
Các ngành công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hóa chất sẽ chọn lọc trong thu hút vốn đầu tư. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư vào các dự án thuộc danh mục kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Ngành nông lâm ngư nghiệp hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học; chế biến nông sản và bảo quản sau thu hoạch; sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y.
Ngoài ra, cần tập trung thu hút vào những lĩnh vực dịch vụ “trung gian” có chất lượng cao; ưu tiên đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch và hình thành một số khu du lịch có tầm cỡ quốc tế.
Để thực hiện được những định hướng nêu trên, Chính phủ sẽ thực hiện nhiều biện pháp, bao gồm sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư; chấn chỉnh, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư; hoàn thiện quy trình liên quan đến việc kiểm soát máy móc, thiết bị nhập khẩu và môi trường; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước sau cấp giấy chứng nhận đầu tư; nghiên cứu lập Ban Chỉ đạo đầu tư nước ngoài tầm quốc gia để đủ thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc.
- Định hướng ODA tập trung vào các lĩnh vực: Dự án phát triển đô thị Vinh: Tổng số vốn 125 triệu USD do ngân hàng Thế giới tài trợ, gồm 4 hợp phần: Cải thiện dịch vụ nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản; cải thiện vệ sinh môi trường; Đường, cầu đô thị và hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực quản lý. Dự án giảm thất thoát nước thành phố Vinh công suất 60.000 m3/ngày do ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 23 triệu USD. Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường giai đoạn 3 với mức đầu tư dự kiến 50 triệu USD.
- Ưu tiên vận động NGO vào các lĩnh vực: phát triển nông nghiệp và nông thôn; kinh doanh nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng xã hội: y tế, giáo dục đào tạo, dân số; chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo dạy nghề.