THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH XĂNG DẦU VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ
2.2.3.2. Nguồn lực tài chính
Để tổ chức tốt các hoạt động kinh doanh, tạo sự vững mạnh trong quá trình phát triển đòi hỏi mỗi một doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn lực tài chính, tạo sự thông suốt trong quá trình chuyển từ tiền sang hàng và ngược lại.
Bảng 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2004 Cơ Cấu (%) 2005 Cơ Cấu (%) 2006 Cơ cấu (%) 05/04 % 06/05 % Tổng nguồn vốn 49.109 100 64.843 100 79.516 100 132 122,6 Nợ phải trả 34.677 70,6 49.579 76,5 59.478 74,8 143 120 Nguồn vốn chủ sở hữu 14.432 29,4 15.264 23,5 20.038 25,2 105,8 131,3
( Nguồn Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế)
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy điểm nổi bật là khoản nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Công ty chiếm tỷ lệ cao (hơn 70%). Nhìn chung đây là tỷ lệ không tốt và không an toàn cho tài chính của Công ty. Tuy nhiên
xét trong mối quan hệ Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế là một thành viên của TCTXDVN PETROLIMEX tại khu vực miền trung, trong quá trình kinh doanh Công ty nhập hàng từ Công ty xăng dầu khu vực 5 thuộc TCTXDVN (đặt tại Đà Nẵng) dưới hình thức vay hàng (thanh toán sau một thời hạn). Do vậy phần lớn nguồn vốn của Công ty được hình thành từ chiếm dụng vốn. Vì thế khoản nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ nợ phải trả cao cũng thể hiện tình hình tự chủ tài chính của Công ty không tốt, phải phụ thuộc nhiều vào Tổng công ty. Qua quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty không chỉ bảo toàn vốn mà còn phát triển được nguồn vốn chủ sở hữu từ 14,4 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn tính đến năm 2006 là 79,5 tỷ đồng. Vòng quay vốn tăng từ 8,1 vòng lên đến 9 vòng. Qua báo cáo hoạt động kinh doanh ta thấy tình trạng bị chiếm dụng vốn vẫn xảy ra; biểu hiện ở khoản phải thu tăng. Điều đó ảnh hưởng xấu đến nguồn vốn hoạt động của Công ty. Do có sự trợ giúp của TCTXDVN về chính sách công nợ nên Công ty có thuận lợi trong việc giữ chân khách hàng.
2.2.3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ 2004-2006
Trong tình hình thị trường kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ thì việc doanh nghiệp giữ được thị phần, kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước là thành tích tốt, nó tạo điều kiện để Công ty tái đầu tư, sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quy mô. Qua các chỉ tiêu về doanh thu, giá vốn, lợi nhuận, thuế …. các khoản chi phí ta có thể đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Từ bảng 2.3 ta nhận thấy giá vốn, doanh thu thuần của Công ty liên tục tăng hơn 25% mỗi năm, mức lợi nhuận gộp tăng 10,7 % năm 2005 lên 20,9%
năm 2006. Xem xét tình hình thực tế ta thấy mức tăng doanh số, giá vốn… là do ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ của Công ty liên tục tăng qua ba năm và mức biến động tăng giá trong thời gian qua.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 05/04
%
06/05% %
1. Doanh thu thuần 414.029 526.612 720.768 127,2 136,92. Giá vốn hàng bán 391.005 501.114 689.942 128,2 137,68 2. Giá vốn hàng bán 391.005 501.114 689.942 128,2 137,68 3. Lợi nhuận gộp 23.024 25.498 30.826 110,7 120,9 4. Chi phí QL-BH 22.612 24.388 29.316 107,9 120,2 5. Lợi nhuận HĐKD 412 1.110 1510 269,4 136 6. Lợi nhuận HĐTC -243 -149 -187 61,3 125,5 7. Lợi nhuận khác 107 29 545 27,1 1879,3 8. Lợi nhuận trước thuế 276 990 1.868 358,7 188,7 9. Thuế TNDN phải nộp 77 277 523 359 188,8 10. Lợi nhuận sau thuế 199 713 1.345 358,3 188,6
(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 2004-2006)
Qua số liệu ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2005 so với 2004 có sự chênh lệch lớn. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao. Nguồn lợi nhuận này chủ yếu từ hoạt động kinh doanh mặt hàng xăng dầu. Đối với mặt hàng xăng, do việc định giá được điều chỉnh thường xuyên, phù hợp với sự biến động của thị trường nên Công ty kinh doanh có lãi. Tuy nhiên lỗ của hoạt động kinh doanh dầu đã làm giảm tổng mức lợi nhuận của Công ty. Năm 2006, doanh thu tăng cao hơn so với năm 2005 nhưng do giá xăng dầu thế giới tăng cao đã đẩy giá mua tăng lên, chi phí giá vốn tăng, giá giao của Tổng công ty cao hơn đã làm giảm mức lợi nhuận.